Rừng là gì? Vai trò, hiện trạng, nguyên tắc bảo vệ rừng

0
(0)

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết rừng là gì, cũng đều nhìn thấy, đi đến và trải nghiệm. Nhưng liệu bạn có nắm rõ được khái niệm chính xác nhất về rừng, cũng như vai trò và hiện trạng của rừng hiện nay? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu ngay về chủ đề này nhé!

Rừng là gì?

Rừng có thể được hiểu một cách đơn giản là một hệ sinh thái đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, bao gồm động vật, thực vật, nấm và vi sinh vật. Các yếu tố này trong rừng có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Hiện nay, với sự gia tăng nhanh chóng của dân số và nhu cầu ngày càng tăng về tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng, đã tạo ra áp lực lớn đối với các nguồn tài nguyên tự nhiên.

Tài nguyên rừng đã phải được sử dụng ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, gỗ củi,… tăng cao. Do đó, vấn đề suy giảm tài nguyên rừng đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách, đặc biệt là ở các nước đang trong quá trình phát triển, trong đó có Việt Nam.

Rừng có thể được hiểu một cách đơn giản là một hệ sinh thái đa dạng
Rừng có thể được hiểu một cách đơn giản là một hệ sinh thái đa dạng

Vai trò quan trọng của rừng trong đời sống

Cân bằng khí O2 và CO2

Cây xanh có khả năng quang hợp và làm sạch không khí. Và rừng đóng vai trò như một nhà máy, hấp thụ khí CO2 và sản xuất khí O2. Trong đó, khí CO2 là một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng này làm cho trái đất nóng lên. Và cây xanh (Rừng) có tác dụng hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 thông qua quá trình quang hợp, làm sạch không khí giúp môi trường sống của chúng ta trở nên trong lành.

Cân bằng khí O2 và CO2
Cân bằng khí O2 và CO2

Phòng chống và giảm thiểu hậu quả thiên tai

Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng nước và phòng chống thiên tai như hạn hán, lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất. Ngoài ra, nó còn giúp giảm dòng chảy bề mặt của nước, ổn định đất đai tránh sự xói mòn, ngăn chặn lắng đọng nước trong lòng sông, hồ và điều chỉnh lưu lượng dòng chảy của sông, suối.

Ví dụ: Khi lượng nước mưa quá lớn đổ xuống nếu không có lớp lá cây xanh chặn lại sức mưa, sẽ khiên lực nước tác động trực tiếp lên đất, cát sẽ gây tình trạng sói mòn, sạt lỡ. Chính vì vậy, việc trồng cây xanh giúp giảm thiểu các hậu quả từ thiên tai, lũ lụt đối với con người.

Phòng chống và giảm thiểu hậu quả thiên tai
Phòng chống và giảm thiểu hậu quả thiên tai

Làm đất màu mỡ

Đất rừng theo quy trình tự bón phân cho đất, khi lá cây rụng sẽ bị phân hủy, tạo thành các chất dinh dưỡng từ đó giúp tăng độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất. Đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt nên hạn chế xói mòn. Đồng thời, đất tốt sẽ giúp rừng càng thêm xanh và phát triển.

Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu cho con người

  • Rừng cung cấp nguồn gỗ tự nhiên cho con người. Gỗ được sử dụng để xây dựng nhà cửa, làm đồ nội thất, sản xuất giấy, và cung cấp nhiều sản phẩm khác như đồ chơi, đồ trang trí, và dụng cụ.
  • Cung cấp nguồn năng lượng tự nhiên thông qua việc chế biến gỗ thành củi, than củi hoặc nhiên liệu sinh học.
  • Dược phẩm: Nhiều loại cây thuốc và thảo dược có giá trị y tế được mộc trong rừng tự nhiên.
  • Rừng là nơi sống của nhiều loài động và thực vật, đóng vai trò quan trọng trong duy trì đa dạng sinh học. Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da, lông, sừng thú, và có giá trị xuất khẩu lao động.
Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu cho con người
Nguồn cung cấp nguyên, vật liệu cho con người

Là nguồn thu nhập cho con người

Đối với các dân tộc sinh sống ở vùng núi, rừng được xem là nguồn thu nhập chính của họ. Nguồn tài nguyên rừng cung cấp cơ sở quan trọng cho phân bố dân cư và điều tiết lao động. Giúp xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó nguồn lợi từ rừng cung cấp nguồn thực phẩm, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và thuốc lá, cải thiện điều kiện sống hàng ngày của người dân tại đây.

Là nguồn thu nhập cho con người
Là nguồn thu nhập cho con người

Hiện trạng của rừng hiện nay

Trong năm 2021, dù đối mặt với nhiều khó khăn do dịch Covid-19, thiên tai và lũ lụt, ngành nông lâm nghiệp và cả cộng đồng đã vượt qua những thách thức đó. Chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh” đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đã có hơn 277.000 ha rừng tập trung được trồng và hơn 100 triệu cây rừng phân tán, vượt qua mục tiêu ban đầu đề ra.

Năm 2021 cũng chứng kiến sự giảm số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 12% so với năm trước. Diện tích rừng bị thiệt hại do phá rừng, cháy rừng và thiên tai cũng giảm 33%. Tỷ lệ che phủ rừng trên toàn quốc đã đạt 42,01%, tăng 0,11%, và các hoạt động bảo vệ và phòng cháy rừng cũng có nhiều sự chuyển biến tích cực so với năm trước.

Trong kế hoạch năm 2022, ngành Lâm nghiệp sẽ tiếp tục trồng mới khoảng 230.000 ha rừng tập trung và duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ở mức ổn định là 42%. Đồng thời, chúng ta cũng tập trung vào việc nâng cao chất lượng rừng và điều chỉnh hài hòa các loại rừng, nhằm tối đa hóa mục tiêu của ngành rừng.

Ngày 23/12/2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 8733/CT-BNN-TCLN. Về việc tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Quý Mão và đặc biệt là tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong kế hoạch năm 2023, ngành Lâm nghiệp dự kiến sẽ trồng thêm 216 triệu cây xanh mới, trong đó có 90 triệu cây trồng rừng tập trung và 126 triệu cây xanh trồng phân tán.

Hiện trạng của rừng hiện nay
Hiện trạng của rừng hiện nay

Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Lâm nghiệp 2017, có các quy định sau đây:

1. Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.

3. Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.

4. Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.

5. Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả hiện nay

Bảo vệ rừng được xem là biện pháp cấp bách cần thực hiện hiện nay. Dưới đây là một số biện pháp bảo vệ rừng cụ thể:

  • Phủ xanh đất trống đồi trọc, nhằm tạo ra rừng mới và bảo vệ đất khỏi hiện tượng xói mòn.
  • Tăng cường quản lý và kiểm soát: Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương quản lý để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái phép và chiến đấu chống tội phạm lâm tặc. Điều này yêu cầu sự quản lý chặt chẽ nhằm ngăn chặn các hành vi gây hại tài nguyên rừng.
  • Xử lý nghiêm vi phạm: Áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm, gây tổn hại đến tài nguyên rừng.
  • Nghiêm cấm khai thác bất hợp pháp các loại động và thực vật quý hiếm: Thực hiện các biện pháp nghiêm cấm khai thác bất hợp pháp các loại động và thực vật quý hiếm nhằm bảo vệ số lượng cá thể và duy trì sự đa dạng sinh học.
  • Tuyên truyền và vận động cộng đồng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, nhấn mạnh vai trò quan trọng của rừng trong việc hạn chế chặt phá rừng để canh tác. Giáo dục cộng đồng về vai trò và lợi ích của rừng cũng là một yếu tố quan trọng.
  • Đẩy mạnh công tác trồng rừng: Đẩy mạnh công tác trồng rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, ven sông,… bổ sung rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học. Giúp hạn chế sạc lỡ, lũ lụt.
Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả hiện nay
Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả hiện nay

Xem thêm:

Hi vọng với những thông tin bổ ích này bạn đã đọc đã hiểu rõ rừng là gì và rừng có vai trò to lớn như thế nào với mỗi người, từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ rừng cũng như bảo vệ lá phổi xanh của toàn nhân loại. Nếu có bất cứ đóng góp nào liên quan đến chủ đề rừng là gì, mời bạn để lại nhận xét bên dưới để chúng mình cùng trao đổi thêm nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...