Phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn trong tác phẩm Hai đứa trẻ

Văn họcPhân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn trong tác phẩm Hai...

Ngày đăng:

0
(0)

Phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam để thấy giọng điệu rất riêng của Thạch Lam. Đó là tiếng thơ mang giọng văn nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, nhiều dư vị mà đầy sâu lắng. Hình ảnh phố huyện nghèo với những con người nhỏ nhoi đáng thương ấy thấm đẫm niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với những người lao động sống quẩn quanh bế tắc. Hãy cùng phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ qua bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN.

Mở bài: “Đối với văn chương không phải là một cách mang đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam)
Viết “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã cố gắng thể hiện niềm thương cảm xót xa cho những người sống kiếp quẩn quanh, tăm tối và nghèo khổ nơi phố huyện. Trong tác phẩm, ông đã lựa chọn đặt các nhân vật của mình vào khoảnh khắc của một ngày dần trôi. Ngay từ những đoạn đầu tiên của truyện ngắn, người đọc đã ấn tượng sâu sắc về bức tranh nhiên nhiên và cuộc sống của con người ở phố huyện lúc chiều tàn. Cùng phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn để cảm nhận giá trị của tác phẩm.

Những nét chính về tác giả và tác phẩm

Trong quá trình phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn hay tìm hiểu giá trị nội dung cũng như nghệ thuật tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, người đọc cần nắm được đôi nét về nhà văn cùng truyện ngắn này.

Đôi nét về nhà văn Thạch Lam

Thạch Lam (1910 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân, ông còn có bút danh khác là Việt Sinh. Thạch Lam sinh ra ở Hà Nội trong một gia đình công chức nhưng lại có thời niên thiếu sống ở huyện Cẩm Giàng, thuộc tỉnh Hải Dương.

Sau thời gian học tập đến khi đã trưởng thành, Thạch Lam bén duyên với nghề viết văn và là cây bút chủ chốt của hai tuần báo là “Phong hóa” và “Ngày nay”. Ông đồng thời cũng là cây bút chủ chốt của nhóm “Tự lực văn đoàn” cùng với hai người anh của mình là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Nếu như với các nhà văn khác, cụ thể như Nhất Linh và Khái Hưng có thể viết tiểu thuyết chung thì Thạch Lam lại không, bởi ông sở hữu một chất giọng rất riêng của mình.

Thạch Lam có quan điểm văn chương lành mạnh và tiến bộ, đặc biệt có sở trường về truyện ngắn. Trong các tác phẩm truyện của mình, Thạch Lam thường gửi gắm vào đó tình nhân ái tha thiết và thường đi sâu vào khai thác nội tâm của nhân vật. Đồng thời, Thạch Lam cũng thể hiện biệt tài khi tạo nên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố hiện thực và thi vị trữ tình.

Mỗi một tác phẩm ra đời, Thạch Lam luôn mong muốn người đọc có thể cảm nhận được tình cảm chân thành và trái tim yêu thương mà ông dành cho những phận người sống phải đương đầu với những biến động của cuộc đời. Những điều đó đã được Thạch Lam thể hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: “Gió đàu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1942), “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943).

Giới thiệu truyện ngắn Hai đứa trẻ

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm được trích từ tập truyện “Nắng trong vườn” (1938). Đây là một tác phẩm viết xoay quanh cuộc sống của những người dân khốn khó bên ga tàu nơi phố huyện nghèo. Trong số những người đó, hai chị em An, Liên là những nhân vật trung tâm của sự thể hiện của tác giả.

Cuộc sống của An và Liên hằng ngày diễn ra với những công việc quen thuộc tưởng chừng đến nhàm chán. Đối với hai chị em, đoàn tàu đi qua phố huyện chính là niềm vui nhỏ bé mà họ có được. Hình ảnh đoàn tàu ấy cũng là hình ảnh kết thúc câu chuyện để lại bao trăn trở, suy tư không chỉ đối với nhân vật mà còn với nhà văn và người đọc…

Phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn
Phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn

Phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ

Trong quá trình phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ, người đọc cần nắm được bức tranh thiên nhiên, phong vị sinh hoạt cũng như hình ảnh những con người nhỏ bé bế tắc nơi đây.

Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tàn nơi phố huyện

Khi phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn, ta thấy khung cảnh phố huyện hiện lên trong khoảng thời gian chiều tối với những mô tả về âm thanh và màu sắc của một miền phố nhỏ:

“Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”.

Những từ ngữ “từng tiếng một”, hình ảnh “hòn than sắp tàn” và cả dãy tre khuất bóng trong chiều muộn gợi một cái gì đó leo lét, ủ ê. Khung cảnh hiện hữu trong âm thanh và màu sắc ấy là một khung cảnh đượm buồn trước thời gian dần tàn. Trong thời điểm này, những sự vật vẫn hiện hữu nhưng sao âm thanh như càng gợi lên một cái gì thưa vắng, buồn tênh.

Đó là âm thanh “văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ra ngoài đồng ruộng theo gó nhẹ đưa vào”. Sự thưa vắng và buồn tênh đến nỗi người ta còn có thể dễ dàng nghe thấy tiếng “muỗi đã bắt đầu vo ve” giữa một không gian rộng lớn – Nơi có sự tồn tại của rất nhiều sự vật nhưng lại là sự tồn tại của thinh lặng.

Bức tranh sinh hoạt của phố huyện cụ thể và sinh động

Khung cảnh của phố huyện buổi chiều tàn được gợi ra với những cảm xúc man mác trước khoảnh khắc của ngày tàn. Thế nhưng, khi phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn, ta còn thấy nỗi buồn ấy không chỉ thể hiện qua bức tranh thiên nhiên mà nó còn lan sang cả bức tranh của đời sống sinh hoạt của người dân phố huyện.

Trong thời điểm buổi chiều nhuộm lên vạn vật, phố huyện hiện ra với viễn cảnh phiên chợ đã tan và “trên đất chỉ còn thấy rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn hay lá mía”, “vài người bán hàng thì về muộn đang thu xếp hàng hóa”. Đã vậy, không gian ấy còn có “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lại lẫn với mùi cát bụi quen thuộc”.

Con người xuất hiện trong không gian cũng không giúp cho nó trở nên khá khẩm hơn. Đó là hình ảnh của “mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cứ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi hay nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của những người bán hàng để lại…”

Phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn để thấy đó là hình ảnh của mẹ con chị Tí đi dọn hàng nước tạm bợ ở gốc cây để mong đợi có người phu gạo hay phu xe, mấy chú lính lệ hay người nhà thầy thừa có thể mua giúp điếu thuốc lào hay uống bát nước chè tươi. Đó là sự xuất hiện của bà cụ Thi điên với tiếng cười khanh khách hay có thói quen đến mua rượu ở quán nhỏ của Liên. Đó còn là những ánh sáng leo lét trong nhà bác phở Mĩ hay nhà ông Cửu – nó leo lét đến nỗi chỉ có thể khiến “cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm bởi những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối”. Góp vào bức tranh của cuộc sống sinh hoạt của con người ở phố huyện còn là hình ảnh “Liên ngồi lặng yên bên mấy quả thuốc sơn đen”.

Khi phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn, ta thấy tất cả những hình ảnh kể trên như gợi lên khung cảnh của cuộc sống vất vả, khốn khó, nghèo túng và tẻ nhạt. Cuộc sống ấy cứ lặp đi lặp lại hằng ngày như một sự mặc định, gán ghép vào cuộc đời của những người nơi đây và họ cứ thế tiếp diễn nó từ ngày này qua tháng khác. Khung cảnh ngày tàn, chợ tàn cứ thêm hiện rõ dưới những câu chữ của Thạch Lam và cũng làm hiện lên trong cảnh đó sự sống của những kiếp người tàn.

Trong thời điểm buổi chiều dần tối, nhịp sống của con người diễn ra một cách đơn điệu, buồn tẻ với những hành động, việc làm quen thuộc và hình như họ cũng chẳng mảy may hay tha thiết đổi thay. Tất cả những gì thuộc về lặng lẽ, cam chịu dường như in hình rõ rệt lên từng đường nét, chi tiết về cuộc sống sinh hoạt của con người nơi đây.

Hình ảnh của Liên trong thời điểm chiều tàn ở phố huyện

Khung cảnh của phố huyện vắng lặng và cảnh sống sinh hoạt của con người lầm lũi diễn ra dưới sự quan sát của nhân vật Liên – một nhân vật có một đời sống tâm trạng rất đỗi nhạy cảm.

Khi phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn, ta thấy ngay từ khi xuất hiện, Liên đã xuất hiện với hình ảnh đầy ấn tượng: “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy”. Chứng kiến những chuỗi ngày diễn ra không gì khác biệt nhiều với nhau và nhất là lúc để ý đến thời gian của một ngày sắp tàn, Liên cũng cảm nhận được “cái buồn của chiều quê cứ thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị”. Liên không thể lí giải ngọn ngành về lí do của nỗi buồn đó nơi mình. Chị “không hiểu sao” nhưng có lẽ vì bị cái buồn ở quê bủa vây, bao kín nên hẳn đó là nguyên nhân mà “chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.

Thế mới thấy, cái đói, cái nghèo có sức mạnh như thế nào khi gieo rắc vào lòng con người những tâm trạng, nỗi niềm lớn hơn cả tuổi tác. Nó khiến gương mặt Liên luôn phảng phất nỗi buồn, những nỗi buồn không rõ ràng nhưng cứ dai dẳng, đeo bám lấy tâm hồn con người. Cái đói, cái nghèo ấy cũng chính là “thủ phạm” cướp đi một phần tuổi thơ của Liên, bao niềm vui mơ ước của cô cũng vì đó mà tàn lụi, heo hắt như buổi chiều tà mà cô chứng kiến…

Sống mang trong mình tâm trạng, nỗi niềm như một người có nhiều trải nghiệm, đó có lẽ là do hoàn cảnh mà Liên gánh vác. Điều này đã khiến Liên trưởng thành hơn so với lứa tuổi của mình. Cũng vì hoàn cảnh nên ở Liên có những tính cách rất đáng quý. Do bố mất việc và gia đình Liên phải chuyển từ Hà Nội để về phố huyện sinh sống. Để có thể trang trải cuộc sống của gia đình, mẹ Liên làm công việc hàng xáo và giao cho chị em Liên một gian hàng tạp hóa nhỏ thuê của người khác để buôn bán. Đó là “cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu […] thuê lại của bà lão móm, được ngăn ra bằng một tấm phên nứa dán giấy nhật trình”. Ngày ngày đảm nhiệm công việc ấy, Liên đã cho thấy sự đảm đang của mình khi biết vun vén cho gian hàng và trông coi nó rất cẩn thận:

“Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng […] Liên khóa vội tráp tiền với một chiếc chìa khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng”.

Không chỉ là người đảm đang trong gia đình, mà khi được sống và tiếp xúc với mọi người trong phố huyện Liên cũng là một cô gái có tấm lòng nhân hậu và biết quan tâm đến người khác. Liên “trông thấy động lòng thương” khi nhìn mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh, tìm tòi những thứ có thể còn dùng được mà những người bán hàng khác bỏ lại trên đất.

Liên cũng quen với giờ giấc dọn hàng của mẹ con chị Tí nên đã rất dễ nhận ra “Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?”. Và dù trong lòng run sợ không dám nhìn mặt bà cụ Thi điên, Liên vẫn “biết tính bà, chị lẳng lặng rót một cút rượu ti đầy đưa cho cụ”. Những biểu hiện đó của Liên đã cho thấy cô dường như rất đồng cảm và thấu hiểu cho cuộc sống của con người ở phố huyện.

Dù bản thân mình cũng có cuộc sống không khá hơn họ chút nào nhưng Liên vẫn dịu dàng dành cảm tình cho những con người ấy và sẵn sàng đồng hành cùng với họ trong cuộc sống lay lắt, mờ mịt ở phố huyện nghèo. Trong quá trình phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn, ta nhận thấy rằng với đời sống nội tâm có chiều sâu như Liên cũng là lí do khiến cô trở nên nhạy cảm với hành trình của đoàn tàu trong đêm tối với một niềm mong mỏi, hi vọng về một điều gì đó tươi tắn, sáng trong hơn cho cuộc đời của mình và những người xung quanh…

Nhận xét tác phẩm khi phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn

Theo tổng thể truyện ngắn, dường như “Hai đứa trẻ” luôn đong đầy niềm cảm thương chân thành mà nhà văn Thạch Lam dành cho những phận sống trong nghèo khó, khuất lấp trong tối tăm và mỏi mòn chờ đợi những điều mới mẻ, tươi sáng hơn cho cuộc đời. Đó là những mong ước tuy giản đơn, mộc mạc nhưng nhà văn rất đỗi trân trọng vì là những ước muốn chính đáng mà họ rất thiết tha.

Về phương diện nghệ thuật, truyện ngắn của Thạch Lam là truyện có cốt truyện khá đơn giản. Đặc biệt, nhà văn đã phát huy khả năng kết hợp khéo léo những chi tiết đối lập giữa bóng tối và ánh sáng để miêu tả cảnh vật cũng như tâm trạng của con người. Bên cạnh đó, việc sử dụng ngôn ngữ mang ý nghĩa tượng trưng và lời văn giàu cảm xúc đã góp phần không nhỏ trong việc giúp tác giả chuyển tải những nỗi niềm của mình trong tác phẩm.

Kết bài: Tóm lại, phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn để thấy đây là một bức tranh mang nỗi buồn man mác… Nỗi buồn ấy hiện diện ở bức tranh thiên nhiên, bức tranh của cuộc sống sinh hoạt và trong nỗi lòng của con người. Tuy nhiên, dù cuộc sống có nghèo khó và tưởng chừng sẽ chìm khuất vào bóng tối, con người nơi ấy vẫn có những tấm lòng đáng quý và những mong ước đáng trân trọng…

Dàn ý phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ

Để giúp các em cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm trong quá trình phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn, dưới đây là dàn ý ngắn gọn cho chủ đề trên.

Mở bài phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn

  • Giới thiệu nhà văn Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả…
  • Tóm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.
  • Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn giúp khắc họa rõ nét hơn cuộc sống ảm đạm, tù túng của những người dân nghèo nơi đây.

Thân bài phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn

  • Cảnh vật trong bức tranh phố huyện thời điểm chiều tàn: bình dị, gần gũi, quen thuộc nhưng đượm buồn.
  • Cuộc sống của người dân nơi đây: lam lũ, khổ cực, nghèo nàn.
  • Tâm trạng của nhân vật Liên trong bức tranh đó: buồn, xúc động , đầy cảm thương…

Kết bài phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn

  • Khái quát ngắn gọn giá trị và ý nghĩa của tác phẩm.
  • Tấm lòng và tình cảm của nhà văn Thạch Lam gửi gắm trong tác phẩm.
  • Suy nghĩ của bản thân về số phận của Liên và những con người nơi đây.

Có thể thấy, tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam đã không đi sâu miêu tả những xung đột xã hội hay xung đột giai cấp. Tác giả cũng không để tâm miêu tả những bộ mặt gớm ghiếc của những kẻ bóc lột và khuôn mặt bi thảm của những kẻ bị áp bức như những tác phẩm trong giai đoạn cùng thời. Thạch Lam đã lựa chọn cho mình một phong cách riêng: nhẹ nhàng, lắng đọng mà đậm chất suy tư… Nhà văn đã phác họa bức tranh phố huyện nghèo chân thật trong từng chi tiết với những con người nhỏ nhoi đáng thương, để rồi nêu cao giá trị nhân đạo sâu sắc… Qua việc phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn, ta thấy được mơ ước lớn của Thạch Lam là muốn thay đổi cuộc sống ngột ngạt của những con người lao động nghèo khổ….

Xem thêm:

Trên đây là những kiến thức hữu ích từ DINHNGHIA.COM.VN, hy vọng đã giúp bạn trong quá trình tìm hiểu về tác phẩm Hai đứa trẻ nói chung cũng như phân tích cảnh phố huyện lúc chiều tàn nói riêng. Chúc bạn luôn học tốt!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1km2 bằng bao nhiêu hm2? Quy đổi Kilômét vuông sang Héctômét vuông

Ki-lô-mét vuông và héc-tô-mét vuông là đơn vị đo...

Kg/cm2 là gì? Quy đổi kg/cm2 sang kN/m2, MPa, t/m2, psi, kPa, bar

Các đơn vị đo áp suất thường được ứng...

1 hg bằng bao nhiêu kg? Quy đổi từ Héctôgam sang Kilôgam

Đơn vị đo khối lượng hg và kg không...

1kg bằng bao nhiêu tạ, gam, tấn, yến? Cách đổi đơn vị kilogam

Trong cân lường, đơn vị ki-lô-gam thường được chuyển...