Phân biệt định dạng ảnh JPG, JPEG, PNG, GIF và SVG trong thiết kế

Công nghệPhân biệt định dạng ảnh JPG, JPEG, PNG, GIF và SVG trong...

Ngày đăng:

0
(0)

Có khi nào bạn thắc mắc về sự khác nhau giữa JPG, JPEG, PNG, GIF và SVG hay không? Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn làm rõ hơn các loại định dạng ảnh để bạn có thể lựa chọn sử dụng hình ảnh một cách chính xác và hiệu quả nhé!

Bài viết hướng dẫn dưới đây bạn có thể thực hiện ở điện thoại trên nền tảng Android, iOS và thiết bị máy tính có nên tảng macOS hay Windows.

Lợi ích

Với hình ảnh được tối ưu từ các định dạng khác nhau sẽ hỗ trợ bạn trong nhiều vấn đề như

  • Tối ưu hình ảnh, cải thiện tốc độ tải trang, truy cập web.
  • Xác định đúng định dạng ảnh giúp hỗ trợ trong in ấn, thiết kế.

Bảng so sánh các loại định dạng ảnh

Để giúp các bạn có hình dung rõ hơn về các loại định dạng cũng như có cái nhìn chi tiết, bao quát hơn về từng loại ta có bảng đánh giá như sau:

Bảng so sánh các loại định dạng ảnh
Bảng so sánh các loại định dạng ảnh

Định dạng ảnh JPG (hay JPEG)

Định dạng ảnh JPG (hay JPEG)
Định dạng ảnh JPG (hay JPEG)

JPG hay JPEG (Joint Photographic Experts Group) được ra đời năm 1992. Đây là loại định dạng phổ biến được sử dụng rộng rãi vì nó có tính năng nén các chi tiết, dữ liệu thừa của từng hình ảnh có độ nét cao. Nếu bạn đang muốn lưu hình ảnh với kích thước file nhỏ nhưng chất lượng hình giảm đi không đáng kể. Hãy sử dụng định dạng JPG (JPEG) cho bức hình của mình.

Ưu điểm

  • Phù hợp với mọi trình duyệt web hiện nay.
  • Sử dụng tốt nhất cho các ảnh có màu sắc phức tạp, các ảnh chụp mẫu và đời thường.
  • Thích hợp tạo các file ảnh có dung lượng nhỏ.
  • JPG (JPEG) là định dạng thông dụng được sử dụng nhiều nhất cho máy ảnh số hiện đại ngày nay.

Khuyết điểm

  • Khi hình ảnh được định dạng là JPG với kích thước tối thiểu thì chất lượng hình ảnh cũng giảm đi. Vì vậy, JPG sẽ không thích hợp để sử dụng các bức ảnh yêu cầu độ phân giải.
  • Ngoài ra, việc copy các ảnh ở định dạng này, sau các thao tác, chất lượng ảnh cũng sẽ giảm xuống. Chính những lí do này, dù JPG khá phổ biến nhưng thường người dùng sẽ không sử dụng nhiều trong các trong các trường hợp yêu cầu in ấn chất lượng cao

 Định dạng ảnh PNG

Định dạng ảnh PNG
Định dạng ảnh PNG

PNG (Portable Network Graphics) là định dạng ảnh sử dụng phương pháp nén dữ liệu mới nhưng không làm mất đi dữ liệu gốc. PNG được hỗ trợ cả màu 8bit giống GIF, và bảng màu 24-bit RGB như JPG. Đây được xem là định dạng tốt nhất dành cho các hình ảnh phục vụ thiết kế đồ hoạ Web

Ưu điểm

  • Nén ảnh tối ưu nhưng vẫn không làm giảm chất lượng hình ảnh.
  • Phù hợp với các thiết kế logo, ảnh cho blog và website.
  • Thích hợp với hình ảnh văn bản hoặc đang trong quá trình chỉnh sửa.
  • Hình ảnh không bị bể, cạnh răng cưa khi sử dụng.

Khuyết điểm

  • Tuy PNG sử dụng công nghệ nén, nhưng khi so sánh với các loại định dạng khác thì vẫn là một trong những file có kích thước lớn.

Định dạng ảnh GIF

Định dạng ảnh GIF
Định dạng ảnh GIF

GIF là viết tắt của từ (Graphics Interchange Format) với mục đích nhằm trao đổi phục vụ truyền tải tệp nhanh hơn qua các đường truyền chậm. Định dạng ảnh này thường là các hình động đơn giản, vui nhộn xuất hiện trên các trang mạng xã hội mà thôi.

Ưu điểm

  • GIF có khả năng hỗ trợ màu trong suốt cho hình ảnh hoặc các ảnh động. Với bảng màu đa dạng (256 màu khác nhau). Định dạng cho phép nén nhiều hình ảnh nhưng không làm thay đổi chất lượng.
  • Vẫn sử dụng ngay cả khi đường truyền kết nối kém.
  • Dung lượng nhẹ hơn cả JPEG, do thể hiện ít màu sắc trên ảnh.
  • Dữ liệu sau khi nén vẫn giữ được bản gốc.

Khuyết điểm

  • Với những hình ảnh có nhiều hơn 256 màu cơ bản thì định dạng này không phù hợp để nén và khó sử dụng trong nhiếp ảnh cũng như việc lưu trữ hình ảnh.

Định dạng ảnh SVG

Định dạng ảnh SVG
Định dạng ảnh SVG

SVG (Scalable Vector Graphics) là định dạng ảnh đồ hoạ vector được sử dụng để thể hiện các đối tượng đồ họa hai chiều và hỗ trợ tương tác từ phía người dùng cũng như các ảnh động. Do là hình ảnh dạng vector nên chúng ta có thể hiển thị, co giãn (scale) thoải mái mà không làm giảm chất lượng hình ảnh.

Ưu điểm

  • SVG có Kích thước file nhỏ, dễ nén.
  • Dễ dàng làm được nhiều ảnh động chất lượng.
  • Hỗ trợ đầy đủ nhiều tính năng cho người dùng.
  • Thời gian tải nhanh chóng.

Khuyết điểm

  • SVG là định dạng còn khá mới mẻ và chưa được sử dụng nhiều. Ảnh SVG luôn cần sự hỗ trợ từ các trình duyệt mạng mới có thể tạo được ảnh hoàn chỉnh.
  • Ngoài ra, định dạng SVG chưa được thiết kế sửa chữa trực tiếp trên mã nguồn nên luôn cần các công cụ hỗ trợ để tạo hình ảnh vector.

Xem thêm:

  • Cinematic là gì? Yếu tố tạo thành một bức ảnh Cinematic
  • FPS là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến FPS mà bạn nên biết
  • OOTD là gì? Hướng dẫn cách chụp ảnh OOTD đúng chất

Việc sử dụng và hiểu rõ khái niệm các loại định dạng ảnh khác nhau sẽ giúp bạn có những sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với từng mục đích của mình. Hy vọng bài viết đem đến bạn nhiều thông tin bổ ích. Cùng chia sẻ để mọi người có thể hiểu sâu hơn về các hình ảnh sử dụng trong thiết kế nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...