Mood, tụt mood là gì? Phân biệt Mood và Feeling

Thuật ngữ GenZMood, tụt mood là gì? Phân biệt Mood và Feeling

Ngày đăng:

0
(0)

Trong xã hội hội nhập như ngày nay, có rất nhiều từ tiếng Anh được mọi người sử dụng thường xuyên trong giao tiếp, cuộc sống hàng ngày và mood là một cụm từ như vậy. Mood đang được sử dụng ngày càng phổ biến và được sử dụng như một thuật ngữ gen Z trên các trang mạng xã hội. Vậy mood, tụt mood là gì? Làm cách nào để phân biệt giữa mood và feeling? Hãy theo dõi bài viết này để DINHNGHIA.COM.VN giải đáp ngay những thắc mắc đó nhé!

Mood là gì?

Mood là một từ tiếng Anh nhằm biểu đạt tâm trạng của một người diễn ra tại một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Cảm xúc này không quá mãnh liệt và có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày liên tục. Nói tóm lại ta có hiểu đơn giản Mood theo nghĩa tiếng Việt là “hứng”, “hứng thú”.

Mood nhằm biểu đạt tâm trạng của một người diễn ra tại một thời điểm, thời gian nhất định nào đó
Mood nhằm biểu đạt tâm trạng của một người diễn ra tại một thời điểm, thời gian nhất định nào đó

Tụt Mood là gì?

Chắc chắn bạn từng nghe rất nhiều người sử dụng từ tụt mood để nói lên tâm trạng, cảm xúc của họ lúc đó. Nếu mood là chỉ về sự hứng thú thì khi được ghép với từ “tụt” nó sẽ mang ý nghĩa biểu thị cho sự mất đi hứng thú, cảm thấy buồn rầu, chán nản, không còn động lực, năng lượng để tiếp tục hoàn thành tiếp công việc.

Ngoài việc bày tỏ cảm xúc, tụt mood còn được sử dụng để bày tỏ quan điểm cá nhân của một ai đó trước sự hứng thú hay không của một vấn đề.

Tụt mood biểu thị cho sự mất đi hứng thú, chán nản, không còn động lực, năng lượng
Tụt mood biểu thị cho sự mất đi hứng thú, chán nản, không còn động lực, năng lượng

Phân biệt Mood và Feeling

Để phân biệt được Mood và Feeling trước tiên ta phải nắm và hiểu rõ về định nghĩa của chúng. Về mood thì mình đã giải thích ở trên còn feeling thì sao? Đây là cụm từ được sử dụng để diễn tả một cảm xúc mà khi bạn trải qua, trải nghiệm mới có được.

Feeling là những cảm xúc diễn ra bất chợttồn tại trong một thời gian ngắn ví dụ như feeling of love (cảm giác của tình yêu), feeling of warmth (cảm giác ấm áp) và feeling of security (cảm giác an toàn).

Feeling là cụm từ được sử dụng để diễn tả một cảm xúc mà khi bạn trải qua mới có được
Feeling là cụm từ được sử dụng để diễn tả một cảm xúc mà khi bạn trải qua mới có được

Khi đã nắm được định nghĩa của Mood và Feeling ta có thể dễ dàng nhận ra điểm khác nhau của chúng. Đầu tiên dễ dàng thấy nhất là trạng thái cảm xúc của mood kéo dài hơn feeling. Và mood thường là một trạng thái cảm xúc không quá mãnh liệt và không rõ ràng.

Bạn cảm giác thấy nó nhưng chả biết chính xác nó là gì. Còn feeling là cảm xúc mà bạn có được, cảm nhận được khi trải qua nó một cách chính xác và rõ ràng như a feeling of pain (cảm thấy đau) hay a feeling pleasure (cảm nhận được sự vui vẻ)…

Phân biệt Mood và Feeling
Phân biệt Mood và Feeling

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt mood của giới trẻ

Có rất nhiều lý do dẫn đến “tụt mood” trong cuộc sống hàng ngày, đó có thể là tác động trực tiếp từ bản thân hoặc chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, từ những người xung quanh. Những nguyên nhân điển hình có thể kể đến như:

Stress: Đây có lẽ là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều bạn tụt mood. Stress có thể đến từ áp lực công việc dồn dập, kỳ thi căng thẳng hay gặp chuyện buồn gia đình, chuyện tình cảm không được như mong đợi,… Những lúc này họ sẽ có cảm giác chán nản và chỉ muốn tìm cách chạy trốn mọi việc.

Stress là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, nó khiến ai gặp phải cũng đều cảm thấy mệt mỏi, tạo nên những suy nghĩ không tốt, thiếu động lực và sẽ dẫn đến tụt mood, không có hứng thú làm việc gì cả.

Tuy không thể tránh khỏi nhưng hãy cố gắng kiểm soát và nhanh chóng tìm cách đánh tan đừng để stress gây ảnh hưởng quá lâu đến cuộc sống của bạn nhé!

Stress là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều bạn tụt mood
Stress là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều bạn tụt mood

Mất định hướng: Đây là lý do khiến rất nhiều bạn trẻ hiện nay bị tụt mood, đặc biệt là trong giai đoạn mới lớn, trong những thời điểm quan trọng quyết định đến tương lai. Thiếu định hướng khiến bản thân chán nản, không biết mình phải làm gì, đánh mất đi động lực, ý chí khiến họ bị tụt mood.

Mất định hướng
Mất định hướng

Không hứng thú với cuộc sống: Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng tâm trạng của con người rất phức tạp và nó có thể bị ảnh hưởng, thay đổi khó lường mà không ai có thể biết trước được.

Chính những cảm xúc không có hứng thú với cuộc sống, không có niềm tin với cuộc sống, không yêu thích một thứ gì đó đặc biệt mà cứ sống yên ổn, bình thường qua ngày sẽ dẫn đến tụt mood. Do vậy hãy tìm cho mình những cảm hứng thực thụ, những điều mình yêu thích và cháy hết mình với nó nhé!

Không hứng thú với cuộc sống
Không hứng thú với cuộc sống

Là người nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh: Những người nhạy cảm này thường dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nói, cử chỉ hay chỉ là những câu nói bông đùa dù là không có gì thái quá từ người khác. Điều này khiến họ dễ dàng cảm thấy chán chường, buồn rầu và rơi vào tình trạng tụt mood chẳng muốn làm điều gì cả.

Là người nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh
Là người nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh

Tự thấy mình kém cỏi, không tự tin vào bản thân: Những người này tự cho mình là kém cỏi, không tự tin là mình có thể thực hiện được điều gì đó. Họ dễ dàng nản chí và không dám thực hiện những công việc mà bản thân cho là khó vì họ luôn nghĩ là mình không thể thực hiện được.

Hoặc khi thực hiện chỉ gặp một khó khăn nhỏ họ liền cảm thấy chán nản, luôn cảm thấy người khác giỏi hơn mình dẫn đến tự ti, họ thu mình vào vỏ bọc vô hình và liên tục gặp tình trạng tụt mood.

Tự thấy mình kém cỏi, không tự tin vào bản thân
Tự thấy mình kém cỏi, không tự tin vào bản thân

Thiếu thốn tình cảm: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tụt mood. Họ không nhận được tình cảm yêu thương và quan tâm từ gia đình, từ những người xung quanh dẫn đến việc họ luôn dồn nén cảm xúc mà không có nơi để chia sẻ, tâm sự. Từ những cảm xúc nặng nề đó và việc không có ai bên cạnh để động viên, họ dần chìm vào trong trại thái chán nản, mất cảm hứng.

Thiếu thốn tình cảm
Thiếu thốn tình cảm

Cho mình là người quan trọng: Vì lúc nào cũng cho mình là người quan trọng, là trung tâm nên khi bị ai đó bày tỏ thái độ, không ưu ái, chiều chuộng sẽ khiến họ hụt hẫng, buồn rầu.

Cho mình là người quan trọng
Cho mình là người quan trọng

Đố kỵ với người khác: Thay vì lấy người khác làm động lực, làm tấm gương để cố gắng, phấn đầu hằng ngày thì nhiều người lại ganh tị dẫn đến nhiều suy nghĩ tiêu cực, lúc nào cũng suy nghĩ dù có cố gắng cũng không bằng người ta. Dần dần người khác ngày càng thành công còn bản thân họ thì thấy ngày càng tệ dẫn đến mất hết động lực.

Đố kỵ với người khác
Đố kỵ với người khác

Ảnh hưởng từ những mối quan hệ: Những mối quan hệ đặc biệt quan trọng trong cuộc sống nó tạo động lực phấn đấu, cố gắng hằng ngày cho mỗi người. Khi điều quan trọng này bị ảnh hưởng, gặp trục trặc thì cảm xúc của họ cũng cảm thấy tồi tệ theo.

Ảnh hưởng từ những mối quan hệ
Ảnh hưởng từ những mối quan hệ

Kỳ vọng nhiều vào người khác: Khi trao niềm tin, hy vọng cùng sự tin tưởng quá nhiều vào ai đó nhưng không được đáp lại sẽ khiến bản thân cảm thấy thất vọng dẫn đến tâm trạng chán nản, mất hết ý chí. Đôi khi sự kỳ vọng cũng khiến họ chỉ tập trung vào người khác mà mất đi nghị lực và mục tiêu sống của bản thân. Khi niềm kỳ vọng sụp đổ họ sẽ mất phương hướng và không biết làm gì tiếp theo.

Kỳ vọng nhiều vào người khác
Kỳ vọng nhiều vào người khác

Cách để tránh tình trạng tụt Mood

Đừng để ý quá nhiều vào cảm xúc của người khác: Cảm xúc, cách cảm nhận một vấn đề, sự việc của mỗi người là khác nhau, đừng quá quan tâm đến cảm xúc của họ mà quan trọng là bạn biết mình đang làm gì, nó đang đúng và bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ với điều đó là được.

Đừng để ý quá nhiều vào cảm xúc của người khác
Đừng để ý quá nhiều vào cảm xúc của người khác

Trở nên khiêm nhường và biết lắng nghe những lời phê bình: Tuy là không để bản thân bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những suy nghĩ, lời nói của người khác nhưng hãy biết lắng nghe những lời phê bình đúng đắn, đừng quá tự cao, lúc nào cũng cho là bản thân mình đúng.

Nếu quá tự tin đến khi gặp khó khăn hay thất bại bạn mà không biết phương hướng hay cách giải quyết thế nào thì lúc đó tụt mood sẽ gõ cửa nhà bạn đó.

Trở nên khiêm nhường và biết lắng nghe những lời phê bình
Trở nên khiêm nhường và biết lắng nghe những lời phê bình

Chấp nhận những thiếu sót, khuyết điểm của bản thân: Thay vì tìm lí do bào chữa, đổ lỗi, trách móc về những khuyết điểm của bản thân dẫn đến chán nản, không còn động lực để làm việc thì hãy học cách chấp nhận và tìm những biện pháp phù hợp để cải thiện hoặc tìm những người bạn hỗ trợ để bù đắp những thiếu sót đó nhé!

Chấp nhận những thiếu sót, khuyết điểm của bản thân
Chấp nhận những thiếu sót, khuyết điểm của bản thân

Luôn giữ tinh thần lạc quan: Hãy luôn lạc quan nghĩ về những điều tích cực, những viễn cảnh tốt đẹp bạn có thể gặt hái được trong tương lai, lúc đó bạn sẽ có nhiều động lực và sức mạnh hơn để vượt qua mọi thử thách.

Luôn giữ tinh thần lạc quan
Luôn giữ tinh thần lạc quan

Dành thời gian nhìn nhận lại bản thân: Thay vì cứ mãi tập trung vào công việc, vào cuộc sống rồi cứ để tâm trạng diễn ra theo tự nhiên, bạn hãy dành thời gian suy ngẫm, nhìn nhận gốc rễ của vấn đề.

Suy nghĩ xem những nguyên nhân nào làm thay đổi tâm trạng của bạn, chúng đến từ đầu, theo dõi và từ đó tìm ra cách giải quyết, phương pháp hiệu quả chống tụt mood cho bạn.

Dành thời gian nhìn nhận lại bản thân
Dành thời gian nhìn nhận lại bản thân

Đi ra ngoài nhiều hơn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp: Đừng gò bó bản thân trong nhà hay chỉ mải mê chìm đắm trong công việc mà hãy đi ra ngoài nhiều hơn, mở rộng các mối quan hệ.

Từ đó bạn sẽ tìm được nhiều nguồn cảm hứng mới hoặc sẽ nhận được nhiều sự an ủi, động viên từ mọi người. Có thể họ sẽ là những vị cứu tinh tạo cho bạn động lực và kéo mood của bạn lên cao đó!

Đi ra ngoài nhiều hơn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp
Đi ra ngoài nhiều hơn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp

Tạo dựng thói quen tốt cho bản thân: Tạo dựng cho mình những thói quen lành mạnh, điều độ để bản thân có một sức khỏe tốt, luôn tràn đầy năng lượng để thực hiện mọi kế hoạch, mục tiêu mà bản thân đề ra.

Những thói quen tốt cũng là cách để bạn kiểm soát bản thân cũng như điều khiển được cảm xúc của mình được tốt hơn, giảm được những tình trạng tụt mood bất ngờ.

Tạo dựng thói quen tốt cho bản thân
Tạo dựng thói quen tốt cho bản thân

Xem thêm:

Trên đây là bài viết giải thích mood, tụt mood là gì? Phân biệt mood và feeling. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Nếu thấy bài viết bổ ích hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1kg bằng bao nhiêu tạ, gam, tấn, yến? Cách đổi đơn vị kilogam

Trong cân lường, đơn vị ki-lô-gam thường được chuyển...

1kcal bằng bao nhiêu Jun? Quy đổi từ kcal sang J bằng công cụ

Trong nghiên cứu khoa học và dinh dưỡng, đơn...

Hướng dẫn cách quy đổi m3/h sang l/s chính xác

Trong thực tế, đơn vị m³/h thường được đổi...

1pm bằng bao nhiêu m? Cách chuyển đổi Picômét sang Mét chi tiết

Trong nhiều lĩnh vực, đơn vị đo Picômét (pm)...