Dù là dàn karaoke chuyên nghiệp hay chỉ là tại nhà, để khiến âm thanh mượt và trong hơn thì không thể thiếu được mixer. Vậy mixer là gì và có những loại nào? Hãy cùng DINHNGHIA tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
Mixer là gì?
Mixer là một thiết bị xử lý âm thanh, thiết bị nhận tín hiệu âm thành vào, xử lý và cho ra một tín hiệu hoàn hảo rồi đưa vào máy khuếch đại. Mixer là một thiết bị đóng vai trò quan trọng trong dàn âm thanh, giúp cho bản nhạc mượt mà, đúng theo ý muốn người dùng.
Phân loại mixer trong hệ thống âm thanh
Dựa theo kỹ thuật vận hành
Mixer theo kỹ thuật analog (Bàn mixer)
Bàn mixer là loại dễ gặp nhất và thường được sử dụng ở các phòng thu chuyên nghiệp, nó có diện tích lớn và khá cồng kềnh nhưng chất lượng xử lý âm thanh lại rất tốt. Quá trình cân chỉnh được thực hiện khá thủ công và không đi sâu vào chi tiết.
Mixer analog vận hành theo kỹ thuật digital
Mixer analog hoạt động theo kỹ thuật digital là sự kết hợp hoàn hảo giữa tín hiệu kỹ thuật số cùng với những nguyên tắc của kỹ thuật analog. Bàn mixer này giúp hỗ trợ thay đổi những tín hiệu âm thanh cũng như xử lý đường đi của tín hiệu tốt hơn.
Mixer theo kỹ thuật digital
Đường đi của tín hiệu trên mixer này được số hóa hoàn toàn, bao gồm cả các tín hiệu từ microphone. Mixer này có thiết kế khá gọn gàng, hiệu quả xử lý nhanh và đơn giản.
Bên cạnh đó, các nhạc cụ điện dùng tín hiệu analog theo kỹ thuật digital sẽ sử dụng nguyên tắc DSP. Nguyên tắc này giống như một chương trình, phần mềm trên máy tính giúp soạn tín hiệu âm thanh.
Mixer loại này có bộ máy khá gọn gàng. Và được nhiều người yêu thích bởi nó có khả năng xử lý tín hiệu nhanh, đơn giản.
Dựa vào nhu cầu sử dụng
Xét theo nhu cầu sử dụng của người dùng, ta có thể chia mixer thành các loại như: Mixer dành cho karaoke, mixer dành cho phòng thu, mixer dành cho biểu diễn. Về giá cả, những loại này sẽ có sự chênh lệch tuy nhiên chúng đều có chung nguyên tắc vận hành.
Vai trò của mixer trong hệ thống âm thanh
Mixer đóng vai trò như một thiết bị kết nối, hiệu chỉnh âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau, từ đó cho ra một phiên bản tốt nhất:
- Kết nối các nguồn âm thanh: Với thiết bị này, bạn có thể kết nối những nguồn âm thanh như micro, guitar,… Để mix lại tạo ra một âm thanh phù hợp với nhu cầu.
- Điều chỉnh âm lượng: Mixer cũng có thể điều chỉnh âm lượng nhận được từ các nguồn âm thanh để tạo ra một âm thanh hoàn hảo nhất.
- Điều chỉnh âm thanh: Mixer còn cung cấp các chức năng EQ (Equalizer) hỗ trợ tinh chỉnh những tham số âm thanh như âm bass, mid và treble để tạo ra một âm thanh được mix tốt nhất.
- Xử lý tín hiệu: Mixer còn có thể xử lý tính hiệu như hiệu ứng âm thanh, nén hoặc gating để có thể tăng chất lượng của âm thanh.
- Chuyển đổi định dạng: Thiết bị còn hỗ trợ đổi định dạng âm thanh để tương thích với những thiết bị khác nhau.
Một số lưu ý khi sử dụng mixer
Mixer la một bàn trộn âm thanh chuyên nghiệp. Và để có thể tạo ra âm thanh hòa trộn tuyệt nhất thì người hòa trộn cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng mixer:
- Bạn nên cắm dây và khởi động mixer cùng với dàn hát khác.
- Kiểm tra hệ thống đã hoạt động ổn định hay chưa.
- Hiệu chỉnh lần lượt từ giọng hát đến từng thiết bị.
- Điều chỉnh gain (độ lớn của âm thanh đầu vào) cho phù hợp, bạn có thể kéo các volume đến mức nhỏ nhất.
- Xác định yếu tố chính phụ, không để các tín hiệu có âm lượng bằng nhau.
- Phải thật sự hiểu rõ bài hát.
- Nếu sử dụng nhiều micro cũng lúc thì hãy bớt EF (hay Effect là một bộ tạo hiệu ứng âm thanh) và những tần số quá trầm hay quá cao để giảm những âm thanh khó chịu.
- Áp dụng echo thật khéo léo, biết ai hát chính, ai hát phụ.
Xem thêm:
- Loa treble là gì? Cấu tạo, phân loại và vai trò của loa treble
- Loa center là gì? Vai trò và một số lưu ý khi chọn mua loa center
- Loa thông minh là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về loa thông minh
Mixer luôn đóng góp như một thành phần không thể thiếu trong những dàn karaoke chất lượng. Qua những thông tin mà DINHNGHIA đã cung cấp trên, hy vọng bạn đã nắm được mixer là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi đến cuối bài viết, hẹn gặp lại ở chủ đề khác nhé!