Mật ong đóng đường là gì? Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Ẩm thựcMật ong đóng đường là gì? Nguyên nhân và cách xử lý...

Ngày đăng:

0
(0)

Mật ong là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và vô cùng có lợi cho sức khỏe. Vậy mật ong đóng đường là gì và có công dụng như thế nào? Hãy cùng dinhnghia tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Hiện tượng mật ong đóng đường là gì?

Trong mật ong, đường glucose chiếm 31% và đường fructozo chiếm 38.5%, vì vậy nếu bạn để mật ong ở một nơi có nhiệt độ dưới 20 độ C thì khi đó nước và đường trong mật ong sẽ bị bão hòa và bắt đầu đóng đường.

Mật ong có chứa càng nhiều đường glucose thì có độ kết tinh càng cao, vì đường glucose khi tách nước sẽ tạo thành những hạt li ti và lắng xuống đáy chai hoặc sẽ nổi lên bề mặt.

Mật ong bị đóng đường là hiện tượng hoàn toàn bình thường và mật ong nguyên chất thỉnh thoảng cũng sẽ có tình trạng này, nên các bạn vẫn có thể yên tâm sử dụng khi mật ong bị hiện tượng này.

Mật ong đóng đường là tình trạng thường xuyên xảy ra
Mật ong đóng đường là tình trạng thường xuyên xảy ra

Nguyên nhân mật ong bị đóng đường?

Nhiệt độ

Ở mỗi nhiệt độ khác nhau, mật ong sẽ có mức độ kết tinh để dẫn đến tình trạng đóng đường:

  • Môi trường 5 độ C: ở nhiệt độ này mật ong rất khó có thể kết tinh.
  • Môi trường 6 – 20 độ C: nếu bạn để ở ngăn mát tủ lạnh, mật ong rất dễ kết tinh.
  • Môi trường trên 27 độ C: ở mức nhiệt này nếu các bạn biết cách bảo quản mật ong sẽ không bị kết tinh. Nhưng nếu bảo quản ở nhiệt độ quá cao sẽ làm mật ong bị tan chảy.
Nhiệt độ khác nhau sẽ dẫn đến các tình trạng kết tinh khác nhau
Nhiệt độ khác nhau sẽ dẫn đến các tình trạng kết tinh khác nhau

Mật hoa

Mật hoa là một trong những nguyên nhân quan trọng để quyết định xem mật ong tan nhanh hay chậm. Một số loại mật hoa làm mật ong kết tinh chậm như mật ong hoa , hoa cà phê,… Bên cạnh đó, cũng có một số mật hoa giúp mật ong kết tinh nhanh như mật hoa cúc quỳ, hoa keo,…

Mật hoa là nguyên nhân quan trọng của tình trạng này
Mật hoa là nguyên nhân quan trọng của tình trạng này

Hàm lượng nước trong mật

Vì trong mật ong có lượng đường tương đối nhiều nên nếu mật ong có lượng nước thấp thì thời gian kết tinh càng nhanh bị kết tinh và ngược lại. Mật ong càng loãng thì kết tinh càng chậm hoặc sẽ không kết tinh.

Hàm lượng nước trong mật sẽ quyết định việc kết tinh diễn ra nhanh hay chậm
Hàm lượng nước trong mật sẽ quyết định việc kết tinh diễn ra nhanh hay chậm

Hàm lượng đường Glucose

Khi tỷ lệ đường Glucose trong mật ong càng cao thì mật càng nhanh kết tinh và ngược lại. Các cây có nguồn mật khác nhau sẽ có hàm lượng glucose khác nhau và dẫn đến thời gian kết tinh khác nhau.

Đường Glocose sẽ quyết định tốc độ kết tinh của mật
Đường Glocose sẽ quyết định tốc độ kết tinh của mật

Phấn hoa lẫn trong mật 

Trong mật ong nguyên chất thường có lẫn phấn hoa – một trong những yếu tố tạo nên tình trạng kết tinh của mật ong. Vậy nên thỉnh thoảng mật ong nguyên chất sẽ có tình trạng bị đóng đường.

Phấn hoa thường tạo nên tình trạng kết tinh
Phấn hoa thường tạo nên tình trạng kết tinh

Mật ong bị kết tinh có tốt không, sử dụng được không?

Khi mật ong bị kết tinh đóng đường, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến mật ong giả. Tuy nhiên, các bạn có thể xem xét theo điều kiện và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vì theo một số chuyên gia mật ong càng chất lượng, uy tín thì khả năng xảy ra tình trạng này càng cao.

Mật ong xịn sẽ dễ xảy ra tình trạng này
Mật ong xịn sẽ dễ xảy ra tình trạng này

Cách phân biệt mật ong giả bị đóng đường

Để phân biệt được mật ong giả thì các bạn có thể xem phần đường kết tinh của mật ong có bị đóng cứngdưới đáy chai không. Vì mật ong thật khi kết tinh sẽ tạo thành những hạt nhỏ li ti.

Hãy để ý sự kết tinh của mật ong dưới đáy lọ
Hãy để ý sự kết tinh của mật ong dưới đáy lọ

Mật ong nào không bị kết tinh?

Các loại mật ong rừng hầu hết đều bị đóng thùng đặc biệt là những loại mật ong từ tháng 3 – 5 nên thường sẽ không bị kết tinh. Tuy nhiên, mật ong rừng cuối mùa dù để lâu từ 2 – 3 năm vẫn sẽ kết tinh được như bình thường.

Mật ong rừng cuối mùa thường không bị kết tinh
Mật ong rừng cuối mùa thường không bị kết tinh

Giải pháp xử lý mật ong bị đóng đường

Đối với mật ong trong chai thủy tinh

Nếu mật ong bị kết tinh, các bạn có thể tìm cách phá kết tinh bằng cách ngâm lọ mật ong vào nước ấm nóng từ 60 – 90 độ C cho đến khi bạn thấy mật ong chảy ra, sau đó lấy thìa khuấy và sử dụng được bình thường.

Ngâm lọ ở nhiệt độ từ 60 - 90 độ C để xử lý
Ngâm lọ ở nhiệt độ từ 60 – 90 độ C để xử lý

Đối với mật ong trong chai nhựa

Đối với chai nhựa, các bạn có thể cắt bỏ miệng chai, bạn có thể lấy mật ong đã kết tinh cho vào một hũ thủy tinh hay bát sứ to. Sau đó, hãy ngâm vào nước từ 60 – 80 độ C cho đến khi sản phẩm lỏng ra.

Bạn có thể cắt bỏ miệng chai nhựa
Bạn có thể cắt bỏ miệng chai nhựa

Cách bảo quản mật ong đóng đường đã xử lý

Sau khi mật ong bị đóng đường và đã được làm tan chảy, các bạn có thể rót ra hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa rộng miệng để bảo quản. Trong trường hợp chúng không kịp kết tinh lại các bạn có thể sử dụng muỗng hay thìa để sử dụng.

Hãy chú ý tới cách bảo quản mật ong
Hãy chú ý tới cách bảo quản mật ong

Xem thêm:

Hy vọng các bạn đã có được những thông tin bổ ích qua bài viết trên và tìm hiểu được mật ong đóng đường là gì. Các bạn có thể theo dõi dinhnghia.vn để bỏ túi thêm nhiều điều hay khác nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...