Yoga Therapy là gì? Lợi ích và Tư thế luyện tập cho người mới

Sức khỏeYogaYoga Therapy là gì? Lợi ích và Tư thế luyện tập cho...

Ngày đăng:

0
(0)

Thuật ngữ Yoga Therapy hẳn là còn mới mẻ và nhiều bạn vẫn chưa biết đến bộ môn này. Hãy cùng dinhnghia tìm hiểu Yoga Therapy là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Yoga Therapy là gì? 

Yoga Therapy hay còn được gọi là Yoga trị liệu. Đây là một bộ môn thể thao lành mạnh đem đến các tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như bệnh xương khớp, bệnh tâm lý. Ngoài ra, Yoga Therapy còn cải thiện tâm trạng, sức khỏe tinh thần hiệu quả.

Yoga Therapy là gì? 
Yoga Therapy là gì?

Tác dụng của việc tập Yoga Therapy

Điều trị bệnh tâm lý

Bộ môn Yoga Therapy có ảnh hưởng tích cực đến những người mắc bệnh PTSD (một loại rối loạn lo âu, xuất hiện sau khi nạn nhân trải qua một nỗi kinh hoàng hoặc mất mát quá đau buồn, dẫn đến ảnh hưởng tâm lý).

Điều trị bệnh tâm lý
Điều trị bệnh tâm lý

Điều trị bệnh xương khớp

Luyện tập Yoga Therapy là một hình thức trị liệu vật lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, phù hợp cho người cần phục hồi sau sự cố tai nạn, chấn thương.

Ngoài ra, Yoga Therapy có thể cải thiện các tình trạng như gù lưng, cong vẹo cột sống hoặc các bệnh nhân mắc bệnh viêm xương khớp.

Điều trị bệnh xương khớp
Điều trị bệnh xương khớp

Cải thiện sức mạnh cơ bắp

Như đặc điểm chung của bộ môn yoga, thông qua các động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển giúp cải thiện sức bền của cơ thể, cơ bắp trở nên săn chắc hơn.

Cải thiện sức mạnh cơ bắp
Cải thiện sức mạnh cơ bắp

Cải thiện sức khỏe toàn diện

Khi luyện tập Yoga Therapy, cơ thể tăng cường sản sinh ra những tế bào lympho giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những vi trùng và vi sinh vật có hại.

Cải thiện sức khỏe toàn diện
Cải thiện sức khỏe toàn diện

Ngoài ra, luyện tập bộ môn yoga này cũng giúp hỗ trợ giảm căng thẳng, tránh muộn phiền và bệnh tật. Yoga Therapy giúp người tập được duỗi căng, thả lỏng và co gập nhịp nhàng giúp cho các khối cơ bắp săn chắc và dẻo dai hơn.

Cơ thể trở nên dẻo dai hơn
Cơ thể trở nên dẻo dai hơn

Hướng dẫn Yoga Therapy cho người mới bắt đầu

  • Cần trao đổi kỹ năng về cách tập luyện và những chú ý khi luyện tập bộ môn này.
  • Hiểu rõ lý do vì sao bạn chọn Yoga Therapy và những công dụng của bộ môn yoga.
  • Nắm rõ liệu trình luyện tập: Luyện tập hơi thở – Luyện tập các tư thế – Thiền.
  • Kiên trì tập luyện thường xuyên và đều đặn để đạt được hiệu quả cho cơ thể và sức khoẻ.
Hướng dẫn tập Yoga Therapy cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn tập Yoga Therapy cho người mới bắt đầu

Các tư thế của yoga trị liệu cho người mới bắt đầu

Chuỗi động tác chào mặt trời – Sun Salutation

Vùng tác động: Cơ lưng, cơ delta, cơ ngực và đùi trong.

Tác dụng: Cải thiện tình trạng đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, giúp các khớp cơ linh hoạt.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Hai chân đứng thẳng, áp sát vào nhau, hai tay đặt xuôi theo cơ thể.
  • Bước 2: Hít vào thật chậm, hai tay giơ thẳng qua khỏi đầu, lòng bàn tay áp sát, thở chậm.
  • Bước 3: Hít vào, ngửa người ra sau hết mức có thể.
  • Bước 4: Thở ra, gập người sâu nhất có thể, hai lòng bàn tay đặt cạnh bàn chân, giữ thăng bằng bằng đầu gối.
  • Bước 5: Chân phải bước ra sau, mũi chân chạm đất.
  • Bước 6: Hai tay giữ thăng bằng, hít vào, đưa chân trái ra sau.
  • Bước 7: Thở ra, hạ ngực và đầu, dùng sức ở hai tay chống đỡ cơ thể.
  • Bước 8: Thở ra, hạ chân chạm sàn, nâng đầu và ngực cao hết mức có thể, ngả đầu về sau hết mức có thể.
  • Bước 9: Thở ra, hạ đầu xuống, nâng mông và hông cao lên.
  • Bước 10: Hít vào, bước chân trái vào giữa hai lòng bàn tay.
  • Bước 11: Thở ra, đưa chân phải vào giữa hai lòng bàn tay, đầu chạm vào đầu gối.
  • Bước 12: Hít vào, từ từ nâng người ngả ra sau hết mức, rồi trở về tư thế thẳng đứng.
  • Bước 13: Quay lại bước 5, đổi chân trái ra sau và làm các bước tiếp theo.
Chuỗi động tác chào mặt trời - Sun Salutation
Chuỗi động tác chào mặt trời – Sun Salutation

Tư thế vặn mình

Vùng tác động: Cơ lưng, cơ liên gai cột sống.

Tác dụng: Giúp cột sống giãn ra, mềm mại và linh hoạt hơn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thẳng hai chân trên sàn.
  • Bước 2: Co một chân và bắt chéo sang chân còn lại.
  • Bước 3: Tay ở bên phía chân đang co lên thì chống dưới sàn.
  • Bước 4: Vặn người ra sau hết mức có thể, vặn theo hướng có tay đang chống dưới sàn.
Tư thế vặn mình
Tư thế vặn mình

Tư thế đá chân thẳng góc

Vùng tác động: Vùng bụng, cột sống.

Tác dụng: Giảm mỡ vùng eo, hỗ trợ cải thiện thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng trên sàn, hít vào, đưa một chân lên song song với mặt sàn.
  • Bước 2: Thở ra, hạ chân xuống từ từ.
  • Bước 3: Thực hiện tương tự với bên còn lại (lặp lại động tác 10 lần).
Tư thế đá chân thẳng góc
Tư thế đá chân thẳng góc

Tư thế cây cầu – Bridge Pose

Vùng tác động: Cột sống.

Tác dụng: Hỗ trợ cơn đau do thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, có hai chân lại, bàn chân đặt trên sàn, hai tay xuôi theo cơ thể.
  • Bước 2: Thở ra, dùng lực từ cánh tay và bàn chân để nâng hông lên đến khi bắp đùi song song với mặt bàn.
  • Bước 3: Giữ nguyên trong 1 phút.
Tư thế cây cầu - Bridge Pose
Tư thế cây cầu – Bridge Pose

Tư thế rắn hổ mang – Cobra Pose

Tác dụng: Tăng khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể, đưa máu đến buồng trứng và tử cung, gia tăng hormone, nhờ đó cải thiện khả năng sinh sản.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm úp xuống sàn, hai chân mở rộng bằng hông, hai lòng bàn tay úp xuống xuôi theo cơ thể.
  • Bước 2: Hít vào, đặt tay ngang ngực, dùng sức ở tay nâng phần thân trên khỏi mặt đất, giữ bàn chân chạm sàn.
  • Bước 3: Thở ra, hạ người và đầu xuống sàn, trở về tư thế ban đầu.
Tư thế rắn hổ mang - Cobra Pose
Tư thế rắn hổ mang – Cobra Pose

Lưu ý khi tập Yoga Therapy

Tập đúng động tác

Bạn nên tập luyện dưới sự chỉ dẫn của huấn luyện viên khi theo bộ môn Yoga Therapy để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn cần nắm rõ kỹ thuật luyện tập để có thể tự tập tại nhà.

Tập đúng động tác
Tập đúng động tác

Không bỏ qua bước khởi động trước khi tập

Dù là bộ môn thể thao nào thì bạn cũng không nên bỏ qua bước khởi động. Bạn nên giãn cơ nhẹ nhàng, làm nóng các cơ, khớp từ 5 – 10 phút trước buổi tập để đảm bảo an toàn trong thời gian thực hiện các bài yoga nhé!

Không bỏ qua bước khởi động trước khi tập
Không bỏ qua bước khởi động trước khi tập

Tập luyện đều đặn, thường xuyên

Yoga Therapy đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian dài mới đem đến kết quả như mong muốn. Bạn nên tạo ra bầu không khí thoải mái, vui tươi để bản thân luôn hào hứng khi luyện tập.

Tập luyện đều đặn, thường xuyên
Tập luyện đều đặn, thường xuyên

Về cường độ tập

Bạn nên bắt đầu từ những động tác cơ bản rồi mới đến nâng cao hơn, không nên bắt đầu từ các bài tập khó sẽ khiến bản thân dễ bị quá sức, dễ gây chấn thương và chán nản

Lưu ý: Nếu cảm thấy đau ngực, nhịp tim không ổn định, thở dốc và chóng mặt, choáng thì nên dừng lại ngay lập tức.

Về cường độ tập
Về cường độ tập

Giãn cơ sau khi tập

Sau khi hoàn thành bài tập, bạn nên dành 15 phút để giãn cơ, cảm nhận sự thả lỏng của cơ thể. Đồng thời, bạn nên bổ sung đủ nước để làm mát cơ thể và tránh gây mất nước sau buổi tập.

Giãn cơ sau khi tập và uống đủ nước
Giãn cơ sau khi tập và uống đủ nước

Xem thêm:

Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin có ích về câu hỏi Yoga Therapy là gì đến bạn. Nếu bạn cảm thấy hữu ích, hãy chia sẻ đến bạn bè và người thân cùng đọc nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...