Mật mía là một trong những loại nguyên liệu thường được dùng để chế biến các món ăn. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết mật mía là gì và có tác dụng như thế nào? Hãy cùng khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Mật mía là gì?
Mật mía là chất lỏng dạng siro, có tính chất sánh sệt như mật ong và có vị thanh ngọt. Mật mía thường được sản xuất từ quá trình cô đặc nước mía. Làm mật mía là nghề thủ công ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và vùng trung du phía Bắc nước ta.
Mật mía thường được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn thay cho đường. Ở các dịp Tết hoặc lễ hội, nhiều địa phương có tập quán dùng mật mía thay cho đừng để nấu chè, bánh, kẹo,… Trong Đông y, mật mía còn được dùng để chữa bệnh về hô hấp và tiêu hóa.

Cách làm mật mía
Nấu mật mía trải qua các công đoạn đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà qua vài bước làm như sau:
Bước 1: Lọc nước mía bằng máy ép hoặc mua sẵn nước mía tại các cửa hàng bán thức uống.

Bước 2: Đổ mía vào nồi nấu, đun lửa to cho nước mía sôi lên và vặn lửa nhỏ lại. Trong quá trình nấu sẽ có nhiều lớp bọt nổi lên, dùng muôi để vớt đi. Tiếp theo, bạn dùng đũa đảo đều tay trong quá trình nấu để cho nước mía cô đặc lại thành màu vàng nâu trong. Tuy nhiên, bạn không nên để lửa quá to vì sẽ làm cho mật mía bị cháy khét.

Bước 3: Để nguội và rót mật mía vào hộp đựng. Bạn nên sử dụng lọ thủy tinh để mật giữ được mùi vị lâu hơn và bảo quản tốt hơn.

Mật mía dùng để làm gì?
Mật mía dùng để làm nguyên liệu chế biến các món ăn thay cho đừng hoặc dùng để chấm các loại bánh rất ngon. Ở miền Bắc, mật mía được sử dụng phổ biến để làm bánh trội, bánh chay, bánh trùng, sủi dìn,… Ở miền Trung, mật mía thường được dùng để chấm bán chưn ngày Tết hoặc dùng để làm bánh gai, chè lam,…

Tác dụng của mật mía
Mật mía ngày nay được sử dụng rộng rãi nhờ những công dụng mà nó mang lại. Tham khảo các công dụng của mật mía ngay dưới đây nhé:
- Tốt cho xương khớp: Trong mật mía có sắt, selen và đồng giúp duy trì xương khoẻ mạnh cho cơ thể, ngăn ngừa và chống loãng xương.
- Bổ máu huyết, tái tạo hồng cầu: Mật mía kích thích sự hấp thụ sắt trong cơ thể giúp tái tạo các tế bào hồng cầu và bảo vệ sức khỏe của hệ thống miễn dịch.
- Có đặc tính chống viêm: Mật mía chứa các chất chống viêm, giúp cơ thể giảm bớt nhiều rối loạn. Ngoài ra, mật mía còn được sử dụng trong một số chế phẩm dược phẩm để điều trị các tình trạng viêm như thấp khớp và đau dây thần kinh.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Mật mía chứa nhiều kali, giúp đảm bảo huyết áp khỏe mạnh và cải thiện sức khoẻ tim mạch đáng kể.
- Kiểm soát lượng đường trong máu: Mật mía có chức năng chậm quá trình chuyển hóa glucose và carbohydrate, giúp cơ thể sản xuất ít insulin hơn và giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo dư thừa trong máu. Ngoài ra, mật mía còn chứa 0.266 mg/kg crom giúp cơ thể duy trì sự ổn định lượng crom, giảm thiểu nhiều bệnh mãn tính.

Mật mía để được bao lâu?
Mật mía thông thường sẽ để được cả năm. Tuy nhiên, sau 2 – 3 tháng sẽ dễ có hiện tượng bị sủi bọt hay đóng đường, bạn cần phải đun sôi để nguội và vớt lớp bọt thì mật sẽ như mới. Tham khảo thêm các cách bảo quản mật mía để có chất lượng tốt nhất:
- Đựng mật mía trong lọ hoặc chai thủy tinh và nhớ đậy nắp kín để tránh côn trùng bay vào.
- Nên để mật mía ở ngăn mát tủ lạnh hoặc nấu lại mật mía sau khoảng từ 2 – 3 tháng để giữ được chất lượng mật tốt nhất!

Mật mía mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Bạn có thể tìm mua mật mía tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị hoặc mua online trên các trang thương mại điện tử uy tín. Giá bán của mật mía khoảng 50 nghìn đồng/lít. Tuy nhiên, mật mía kém chất lượng hiện nay cũng xuất hiện trên thị trường khá nhiều, vì vậy bạn cần phải chú ý tránh mua phải nhé!

Xem thêm
- Mật ong Manuka là gì? 7 tác dụng hữu ích của mật ong Manuka
- Maple syrup là gì? Thành phần dinh dưỡng và lợi ích với sức khỏe
- Liquor là gì? Cách phân biệt liquor (spirits) và liqueur
Qua các thông tin trên, bạn đã biết mật mía là gì rồi đúng không nào? Nếu cảm thấy bài viết cung cấp những thông tin hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.