Lãi suất không kỳ hạn là gì? Lợi ích và cách tính lãi suất không kỳ hạn đơn giản

0
(0)

Gửi tiết kiệm ngân hàng đang dần trở nên phổ biến và vấn đề lãi suất được nhiều người quan tâm, trong đó có lãi suất không kỳ hạn. Vậy lãi suất không kỳ hạn là gì, những lợi ích và cách tính lãi suất không kỳ hạn. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là gì?

Lãi suất không kỳ hạn là lãi suất đạt được với hình thức gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn, được tính theo số dư tài khoản cuối ngày.

Tiền gửi không kỳ hạn (hay còn gọi là tiền tiết kiệm không kỳ hạn) là số tiền bạn “nhờ” ngân hàng giữ giúp và bạn có thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần đủ thời hạn mới được rút.

Người gửi sẽ được hưởng mức lãi suất thực tế mà bạn có vào mỗi ngày cho đến khi bạn rút hết tiền trong sổ tiết kiệm. Hình thức lãi suất không kỳ hạn có mức thấp hơn mức lãi suất của loại hình có kỳ hạn.

Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là gì?
Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là gì?

Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn

Mỗi tổ chức và ngân hàng sẽ có quy định về tiền gửi không kỳ hạn khác nhau, tuy nhiên hình thức này vẫn có những đặc điểm chung như:

  • Đối tượng gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn: Cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài.
  • Tiền gửi: VND hoặc ngoại tệ.
  • Kỳ hạn gửi tiết kiệm: Không giới hạn thời gian.
  • Số tiền ban đầu phải gửi tối thiểu là: 1.000.000 VND hoặc 100 USD (Khoảng 2.276.000 VND, theo tỷ giá USD vào ngày 30/09/2021).
  • Số tiền dư để duy trì và mở tài khoản:

+ Đối với tài khoản VND: 50.000 VND

+ Đối với tài khoản USD: 10 USD (Khoảng 227.600 VND, theo tỷ giá USD vào ngày 30/09/2021).

  • Trả lãi theo hình thức: Tiền lãi sẽ được ngân hàng tự động trả hàng tháng, bắt đầu từ ngày mở sổ tiết kiệm của người dùng.

Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn
Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn

Ưu nhược điểm của hình thức gửi không kỳ hạn

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn được coi là giải pháp an toàn để gửi tiền với mức lãi suất hấp dẫn. Bên cạnh đó hình thức gửi không kỳ hạn cũng có những ưu và nhược điểm riêng:

Ưu điểm

  • Người dùng có thể hưởng được mức lãi suất theo ngày, dựa vào số dư còn lại cuối ngày.
  • Người gửi có thể chủ động nguồn vốn khi có thể rút ra bất cứ lúc nào trong giờ hành chính.
  • Giao dịch tiện lợi trên toàn hệ thống ngân hàng mà bạn đã đăng ký.
  • Hình thức này đảm bảo vay vốn hoặc bảo lãnh cho người thứ 3 vay vốn ngân hàng.

Nhược điểm

  • Phần lãi suất của hình thức gửi không kỳ hạn thấp hơn so với hình thức lãi suất có kỳ hạn.
  • Hình thức gửi không kỳ hạn dễ chịu ảnh hưởng của biến động trên thị trường.

Ưu nhược điểm của hình thức gửi không kỳ hạn
Ưu nhược điểm của hình thức gửi không kỳ hạn

Phân biệt lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn

Hình thức lãi suất có kỳ và không có kỳ có những điểm giống và khác nhau sau:

Giống nhau:

  • Hình thức lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn đều là hình thức tiết kiệm dành cho khách hàng.
  • Hai hình thức này đều là nơi an toàn để cất giữ tiền cho người dùng.
  • Người dùng có thể sinh lời từ nguồn tiền đã gửi.
  • Về lãi suất các ngân hàng sẽ quy định một mức trần khác nhau và có điều chỉnh phù hợp với từng sản phẩm. Thông thường con số này sẽ có sự thay đổi và không cố định
  • Tiền tiết kiệm có lãi suất cao hơn các tài khoản giao dịch thông thường.

Khác nhau:

Lãi suất có kỳ hạn Lãi suất không kỳ hạn
Thời hạn gửi tiền 3, 6, 12, 24…tháng. Không quy định.
Cần gửi số tiền tối thiểu 1.000.000 VND. 50.000 VND.
Quá trình tất toán trước kỳ hạn Lãi suất có kỳ hạn khả năng tất toàn tiền gửi sẽ bị hạn chế trong thời gian gửi tiết kiệm.

Trong trường hợp bạn muốn tất toán và rút tiền trong kỳ hạn, bạn phải chịu chi phí và chỉ được hưởng lãi suất như hình thức lãi suất không kỳ hạn.

Với hình này bạn có thể chủ động trong việc rút tiền mà không cần chịu khoản chi phí nào.
Lãi suất Được hưởng mức lãi suất cao hơn so với lãi suất không kỳ hạn. Phần lãi suất chỉ được tính theo số dư vào cuối ngày và có mức thấp.
Chương trình ưu đãi Với hình thức này bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi như mở thẻ không cần chứng minh thu nhập và ưu đãi mức lãi suất khi có nhu cầu vay. Không nhận được nhiều ưu đãi nhưng có tính linh hoạt cao.

Cách tính lãi suất không kỳ hạn

Người gửi tiết kiệm theo hình thức lãi suất không kỳ hạn có thể tính mức sinh lời của mình dựa vào lãi suất mà ngân hàng thông báo. Cách tính lãi suất không kỳ hạn như sau:

Tổng số tiền lãi = (số tiền gốc x lãi suất năm x số ngày gửi) / 365

Ví dụ: Trong trường hợp bạn gửi tiết kiệm 30.000.000 VND theo hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại một ngân hàng, lãi suất được quy định là 0.5%/năm. Bạn muốn rút toàn bộ số tiền đó sau 40 ngày. Lãi suất không kỳ hạn mà bạn có được là: (30.000.000 x 0,5% x 40) / 365 = 16.438 VND.

Như vậy, nếu gửi tiết kiệm 30.000.000 VND không kỳ hạn trong vòng 40 ngày thì số tiền lãi mà bạn nhận được sẽ là 16.438 VND.

Cách tính lãi suất không kỳ hạn
Cách tính lãi suất không kỳ hạn

Khi nào nên gửi tiết kiệm không kỳ hạn?

Khách hàng nên gửi tiết kiệm không kỳ hạn trong trường hợp bạn cần vốn cho các hoạt động kinh doanh và cá nhân trong tương lai, vì tiết kiệm không kỳ hạn bạn có thể rút bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu khách hàng không có nhu cầu sử dụng số tiền của mình trong thời gian 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm trở lên thì bạn nên chọn hình thức tiết kiệm có kỳ hạn để nhận được mức lãi suất cao.

Khi nào nên gửi tiết kiệm không kỳ hạn?
Khi nào nên gửi tiết kiệm không kỳ hạn?

Lãi suất không kỳ hạn của một số ngân hàng

Ngân hàng Lãi suất khách hàng cá nhân (VND) Lãi suất khách hàng tổ chức/doanh nghiệp (VND)
DBA Lãi suất thay đổi theo công bố của ngân hàng
VietinBank 0,1%/ năm 0,2%/năm
Agribank 0,1%/ năm 0,2%/năm
Vietcombank 0,1%/ năm
BIDV 0,1%/ năm
SHB 0,2%/ năm 0,2%/ năm
ACB 0,05%/ năm
Nam A Bank 0,2%/ năm
VIB 0,2 – 0,5%/năm

(Có sự thay đổi tùy vào số tiền khách hàng đã gửi)

TPBank 0,1%/ năm

Đa số các ngân hàng đều áp dụng mức lãi suất không kỳ hạn giao động từ 0.1 – 0,5%/năm. Một số ngân hàng quy định số tiền tối thiểu ví dụ như:

  • Ngân hàng VIB: Quy định số tiền tối thiểu ban đầu là 1.000.000 đồng/50 USD (Khoảng 1.138.000 VND).
  • Ngân hàng Vietcombank: Quy định số tiền gửi tối thiểu ban đầu 500.000 đồng/20 USD (Khoảng 455.200 VND).
  • Ngân hàng ACB: Quy định số tiền gửi tối thiểu ban đầu 1.000.000 đồng/100 USD (Khoảng 2.276.000 VND).

Thông tin về tỷ giá quy đổi tiền tệ đề cập trong bài được cập nhật đến ngày 30/09/2021 tại Google.

Một số lưu ý khi gửi tiền không kỳ hạn

Khi gửi tiền không kỳ hạn với bất kỳ ngân hàng nào nào thì bạn cũng cần lưu ý những điểm sau:

  • Xác định kỳ hạn gửi tiền: Nếu kinh tế không ổn định thì gửi tiền không kỳ hạn sẽ là lựa chọn hợp lý.
  • Lựa chọn ngân hàng uy tín: Trước khi gửi tiền tiết kiệm, bạn cần tìm hiểu ngân hàng uy tín bằng dựa vào đánh giá của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại ngân hàng đó trên các website chính thống.
  • Đảm bảo thông tin cá nhân chính xác: Khi đăng ký gửi tiền không kỳ hạn, khách hàng cần kiểm tra lại số CMND, tên chủ tài khoản, chữ ký,… Nếu bạn điền thông tin sai sẽ có nguy cơ mất tiền và không rút được tiền.
  • Kiểm tra số dư tài khoản: Với hình thức này, bạn có thể rút tiền bất cứ lúc nào, vì thế bạn cần kiểm tra đúng số tiền để rút và số tiền dư còn lại để đảm bảo quyền lợi của mình.
  • Lưu giữ sổ tiết kiệm: Sổ tiết kiệm sẽ chứng minh được số tiền bạn đã gửi, nên bạn cần cất giữ cẩn thận. Trong trường làm mất sổ bạn cần báo ngay ngân hàng đã đăng ký để được hỗ trợ.

Một số lưu ý khi gửi tiền không kỳ hạn
Một số lưu ý khi gửi tiền không kỳ hạn

Xem thêm:

Trên đây là bài viết chia sẻ cho bạn những thông tin về lãi suất không kỳ hạn là gì, lợi ích và cách tính lãi suất không kỳ hạn. Mong rằng với những thông tin này sẽ mang lại hữu ích cho bạn khi gửi tiết kiệm không kỳ hạn nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...