Khủng hoảng kinh tế là gì và nguyên nhân của sự khủng hoảng

Kinh tếKhủng hoảng kinh tế là gì và nguyên nhân của sự khủng...

Ngày đăng:

0
(0)

Khủng hoảng kinh tế là điều không mong muốn đối với một quốc gia nói riêng và thế giới nói chung vì khi xảy ra sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường đối với đời sống người dân. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu nhé!

Khái niệm về khủng hoảng kinh tế

Là hiện tượng nền kinh tế của một quốc gia hay một khu vực, thậm chí toàn thế giới đột ngột suy thoái trầm trọngtheo chiều hướng kéo dài.

Tuy khủng hoảng kinh tế có giới hạn ở phạm vi quốc gia hoặc một khu vực, song hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ, khủng hoảng kinh tế lan rộng toàn cầu.

Khủng hoảng kinh tế có giới hạn ở một quốc gia hoặc một khu vực
Khủng hoảng kinh tế có giới hạn ở một quốc gia hoặc một khu vực

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính xảy ra khi giá trị của các tài sản giảm mạnh kéo theo mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp và người tiêu dùng, gây khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng, sự sụp đổ của các lĩnh vực tài chính và thị trường chứng khoán.

Khủng hoảng tài chính xảy ra khi các tài sản giảm mạnh
Khủng hoảng tài chính xảy ra khi các tài sản giảm mạnh

Bong bóng kinh tế

Bong bóng kinh tế dùng để chỉ hiện tượng giá trị hàng hóa hoặc tài sản trên thị trường tăng một cách đột biến đến một mức vô lý, không ổn đỉnh.

Những bong bóng kinh tế sẽ kéo theo một số tiền lớn đổ vào đầu tư, tạo ra biến động lớn đối với thị trường. Khi vỡ, bong bóng sẽ xóa sạch lợi nhuận ảo trên giấy tờ, làm thất thoát tài sản, kéo theo các khoản nợ xấu tác động đến nền kinh tế.

Bong bóng kinh tế chỉ giá trị hàng hóa hoặc tài sản tăng đột ngột
Bong bóng kinh tế chỉ giá trị hàng hóa hoặc tài sản tăng đột ngột

Lạm phát

Lạm phát là hiện tượng tăng giá liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian khiến sức mua của đồng tiền giảm. Người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn với cùng một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát làm đảo lộn cuộc sống người dân, gia tăng sự không chắc chắn trong quyết định đầu tư và tiết kiệm cùng với sự khan hiếm hàng hóa. Nếu tăng trưởng kinh tế thấp mà tỷ lệ lạm phát cao, khủng hoảng kinh tế chắc chắn xảy ra.

Lạm phát làm đảo lộn cuộc sống người dân
Lạm phát làm đảo lộn cuộc sống người dân

Giảm chi tiêu

Khi người tiêu dùng lo lắng về tình trạng nền kinh tế, có thể họ sẽ giảm chi tiêugiữ lại bất cứ số tiền nào. Cắt giảm chi tiêu sẽ khiến nền kinh tế chậm phát triển vì trung bình gần 60% GDP của các nước phụ thuộc vào chi tiêu của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, lãi suất cao khiến cho người tiêu dùng phải đối mặt với các khoản chi tiêu đắt đỏ như mua xe, nhà hay các tài sản giá trị khác. Vì vậy, chi phí tài chính quá cao nên các doanh nghiệp cũng phải cắt giảm kế hoạch chi tiêu.

Do đó, việc cắt giảm chi tiêu sẽ làm chững sự tăng trưởng GDP của một quốc gia, là yếu tố góp phần tạo nên một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Cắt giảm chi tiêu khiến nền kinh tế chậm phát triển
Cắt giảm chi tiêu khiến nền kinh tế chậm phát triển

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế

Tình trạng bất ổn trong nước và khu vực: Các doanh nghiệp không thể chi trả các khoản vay đến hạn, đình trệ sản xuất, cắt giảm lao động để cân đối các khoản chi tiêu dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Khi một quốc gia rơi vào khủng hoảng kinh tế thì các quốc gia còn lại ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng. Nếu nền kinh tế Mỹ, Châu Âu hay Trung Quốc suy thoái thì sẽ có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Khủng hoảng nhân đạo: Khủng hoảng kinh tế diễn ra thì chất lượng sống của người dân giảm, không thể đáp ứng những nhu cầu thiết yếu như thức ăn, nơi ở khiến người dân di cư ồ ạt gây khủng hoảng di cư gánh nặng cho các nước khác.

Những hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Những hậu quả của khủng hoảng kinh tế

Sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến Việt Nam

Tốc độ tăng trưởng GDP suy giảm. Chịu tác động nặng nề nhất là hoạt động xuất, nhập khẩu, nguồn vốn đầu tư quốc tế suy giảm, đầu tư nước ngoài vào nước ta cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Các lĩnh vực quan trọng khác cũng chịu tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế như: sản xuất công nghiệp sụt giảm, thị trường bất động sản rơi vào tình trạng bị “đóng băng”, thị trường chứng khoán có những biến động bất thường,…

Hoạt động tín dụng có tình trạng chững lại do xuất khẩu sụt giảm sức mua trên thị trường nội địa chưa được cải thiện, nguồn thu ngoại tệ phi mậu dịch – du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối đều giảm.

Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến Việt Nam
Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến Việt Nam

Xem thêm:

Khủng hoảng kinh tế một khi xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và những hậu quả không thể lường trước được. Hy vọng bài viết đã giúp mọi người hiểu hơn về khủng hoảng kinh tế là gì? Hãy cùng chờ bài viết tiếp theo nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...