Karma là gì? 12 quy luật nhân quả của Karma mà bạn nên biết

Học tậpKarma là gì? 12 quy luật nhân quả của Karma mà bạn...

Ngày đăng:

3
(2)

Bạn đã từng nghe thấy cụm từ Karma được sử dụng đâu đó trong lời bài hát, các dòng trạng thái nhưng lại không hiểu nó là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu Karma là gì cùng 12 quy luật nhân quả mà bạn nên biết. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN theo dõi nhé!

Karma là gì?

Karma là thuật ngữ trong tiếng Phạn, cụm từ này có nghĩa là có nghĩa là hành động, hoạt động, việc làm. Trong Phật Giáo nó mang ý nghĩa tâm linh được gọi là “nghiệp“, đây chính là cốt lõi của quy luật Nhân – Quả.

Hiểu đơn giản là khi khi ta hành động như thế nào thì kết quả sẽ nhận lại đúng với những gì mà ta đã thực hiện. Nó giống như câu nói răng dạy mà ông cha ta để lại “Gieo nhân nào, gặt quả đó”.

Karma mang ý nghĩa tâm linh được gọi là "nghiệp" đây chính là cốt lõi của quy luật Nhân – Quả
Karma mang ý nghĩa tâm linh được gọi là “nghiệp” đây chính là cốt lõi của quy luật Nhân – Quả

Một nghiệp có thể được sinh ra bởi hành động thuộc thân, thuộc tâm hay là từ ngôn ngữ. Có nghĩa là dù chúng ta chỉ mới suy nghĩ trong tâm trí, chỉ có ý định chứ chưa cần thực hiện cũng đã là tạo nghiệp rồi.

Một nghiệp tốt có thể mang lại những điều tốt đẹp trong tương lai giống như câu nói “Sống tốt ắt có hậu phúc về sau”. Còn ngược lại nghiệp xấu “Ác giả ác báo” phải chịu hậu quả và phải nhận lại những khổ đau và bất hạnh.

Karma là gì?
Karma là gì?

Nguyên nhân tạo nên nghiệp (Karma)

Nghiệp xuất phát từ chính bản thân mỗi người, đến từ những hành động, suy nghĩ và cả từ những lời nói thường ngày trong cuộc sống. Những điều đó có thể là vô ý, mà cũng có thể là cố ý nhưng thường nhân quả sẽ báo ứng cho hành động cố ý nhiều hơn.

Cốt lõi của nghiệp là tuân theo quy luật nhân quả. Nếu chúng ta gieo hạt nào sẽ nhận lại quả đó, hạt ngọt sẽ cho quả ngọt còn gieo những hạt đắng thì ta chỉ hái được những quả đắng mà thôi.

Nguyên nhân tạo nên nghiệp (Karma)
Nguyên nhân tạo nên nghiệp (Karma)

Theo ý niệm tâm linh của Phật “Quả báo đến muộn chứ không phải là không đến” có thể kiếp này chưa nhận được nghiệp ở tương lai, nhưng người làm việc gì ở kiếp này hay hiện tại sẽ gặt được kết quả ở kiếp sau và kết quả như thế nào là phụ thuộc vào hoạt động của mỗi người.

Quy luật nhân quả như một lời răng đe, chỉ dạy để hướng con người đến những điều thánh thiện, tránh xa những cái ác độc và xấu xa.

12 quy luật nhân quả của Karma

  • Luật Đại: Đây là quy luật cơ bản của luật nhân quả gieo nhân nào gặt quả nấy. Bất cứ điều gì chúng ta tạo ra trong vũ trụ này rồi sẽ quay lại với chúng ta. Hãy luôn khắc ghi điều này để có được tương lai, có được cuộc sống mà chúng ta mong muốn.
  • Luật Tạo: Cuộc sống không tự diễn ra, những biến chuyển và mất đi đều do một tay con người làm nên. Vậy nên hãy sống đúng nghĩa và đừng mong mọi thứ tốt đẹp tự nhiên đến với mình, mà hãy cố gắng xây dựng, tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho cuộc sống của bạn.
  • Luật Khiêm: Cuộc sống vốn là vậy, có những thứ ta không muốn hay từ chối tiếp nhận nhưng vẫn phải gặp. Việc của chúng ta cần làm là phải chấp nhận thực tại, sẵn sàng đối đầu với những điều mà cuộc sống mang đến cho bạn trong tương lai.
  • Luật Tăng trưởng: Hãy cố gắng phấn đấu, suy nghĩ và hành động theo chiều hướng tích cực. Khi bạn thay đổi những yếu tố trong chính con người bạn, thế giới ắt sẽ tự động thay đổi theo bạn.

Gieo nhân nào gặp quả nấy
Gieo nhân nào gặp quả nấy
  • Luật Trách nhiệm: Phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã, đang và sẽ thực hiện trong cuộc đời bạn. Đừng bao giờ đổ lỗi cho ai cả, “dám làm thì dám chịu”, những điều bạn làm sẽ nhận được kết quả tương ưng và bạn phải chấp nhận, có trách nhiệm với nó.
  • Luật Liên kết: Bạn không thể sinh tồn một mình trên thế gian này, hãy tạo sự liên kết vững chắc giữa bạn với những người và sự vật, sự việc xung quanh. Cố gắng tạo ra càng nhiều và cố gắng giữ gìn sợi dây liên kết đó.
  • Luật Tập trung: Tập trung vào những mục tiêu, ước mơ, công việc của bản thân. Hãy cố gắng theo đuổi ước mơ, lý tưởng tốt và nó sẽ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho bạn trong tương lai.
  • Luật Cho: Đừng chỉ giữ cho riêng mình mà hãy học cách cho đi. Vốn dĩ khi cho đi là không mong sẽ nhận lại nhưng thực chất, cho đi sẽ nhận lại nhiều thứ tốt đẹp hơn.

Tập trung vào những mục tiêu, ước mơ, công việc của bản thân
Tập trung vào những mục tiêu, ước mơ, công việc của bản thân
  • Luật Hiện tại: Biết chấp nhận và đối diện với những gì diễn ra ở hiện tại. Không than vãn, đổ lỗi, trách móc mà hãy lấy nó làm động lực, làm cố gắng để vươn lên trong tương lại.
  • Luật Thay đổi: Mọi vật, mọi thứ đều có thể thay đổi và thay đổi như thế nào, theo chiều hướng tốt hay xấu đều nằm ở chính bạn.
  • Luật Nhẫn nại: Nên nhớ không có thành công nào là dễ dàng, là không trải qua những khó khăn, thử thách. Đừng vì lợi ích nhất thời mà hành động bồng bột, hãy nhẫn nại để thành quả thu về là xứng đáng nhất.
  • Luật Động lực: Bạn tác động vào sự vật/sự việc thế nào thì sẽ được đáp trả tương đương với năng lượng mà bạn đã làm đó. Nếu đóng góp đó là yêu thương thì sẽ nhận lại yêu thương còn nếu đó là sự ganh ghét, đố kỵ thì bạn sẽ nhận lại là năng lượng ganh ghét, đố kỵ. Hãy tạo nên những tác động tốt để nhận được năng lượng tích cực từ những điều xung quanh bạn.

Không có thành công nào là dễ dàng, nhẫn nại theo đuổi điều mình muốn
Không có thành công nào là dễ dàng, nhẫn nại theo đuổi điều mình muốn

Xem thêm:

Trên đây là các thông tin về Karma là gì? 12 quy luật nhân quả của Karma mà bạn nên biết. Mong rằng bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè, người thân cùng theo dõi nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá 2

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...