CIT là gì? Tìm hiểu các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài chínhCIT là gì? Tìm hiểu các quy định về thuế thu nhập...

Ngày đăng:

0
(0)

Trong nền kinh tế toàn cầu, các thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành dần được sử dụng phổ biến hơn. Các cụm từ viết tắt cũng được dùng thường xuyên, đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn khám phá nghĩa của từ CIT và các vấn đề xoay quanh thuật ngữ này nhé! Cùng DINHNGHIA.COM.VN bắt đầu ngay thôi nào!

CIT là gì?

Trong doanh nghiệp

CIT – viết tắt của cụm từ Corporate Income Tax có nghĩa là thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế doanh nghiệp là thuế đánh vào lợi nhuận của một công ty.

Các khoản thuế được trả trên thu nhập chịu thuế của một công ty, bao gồm doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán (COGS), chi phí quản lý và kinh doanh (G&A), bán hàng và tiếp thị, nghiên cứu và phát triển, khấu hao và các chi phí hoạt động khác.

CIT được hiểu là thuế thu nhập doanh nghiệp
CIT được hiểu là thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong ngành kinh tế khác

Ngoài ý nghĩa trên, CIT còn được sử dụng để diễn đạt trong nhiều ngành kinh tế khác. Có thể kể đến như:

  • Counselor in Training (Tư vấn viên trong đào tạo)
  • Crisis Intervention Team (Nhóm can thiệp khủng hoảng)
  • Carnegie Institute of Technology (Viện công nghệ Carnegie)
  • Confederacion Indigena Tairona

Counselor in Training
Counselor in Training

Vai trò của CIT

Công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng chung tạo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất.

Ngoài ra, CIT còn là công cụ giúp nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội. Nguồn thuế giúp nhà nước duy trì và điều khiển chung cho mọi hoạt động của xã hội, thu nhập càng cao chịu thuế càng nhiều và nước lại, tránh những bất ổn xã hội.

Vai trò của CIT
Vai trò của CIT

Khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhờ những chính sách ưu đãi thuế. Việc nộp thuế doanh nghiệp có thể có lợi hơn cho chủ doanh nghiệp so với việc nộp thêm thuế thu nhập cá nhân.

Tờ khai thuế doanh nghiệp khấu trừ bảo hiểm y tế cho gia đình cũng như các khoản trợ cấp khác, bao gồm các kế hoạch hưu trí và ủy thác được hoãn thuế. Một công ty cũng dễ dàng hơn trong việc khấu trừ các khoản lỗ.

Đặc điểm của CIT

Đối tượng đóng thuế thu nhập

Việc quản lý thuế do Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính quản lý. Tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế tại Việt Nam, bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam có hoặc không có cơ sở cư trú tại Việt Nam.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo Bộ Tài chính.
  • Các tổ chức nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Bất kỳ tổ chức nào khác tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Đối tượng đóng thuế thu nhập
Đối tượng đóng thuế thu nhập

Các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:

  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ.

CIT là loại thuế trực thu

Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế trực thu do đó đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia. Đây không chỉ là nguồn ngân sách chính cho đất nước mà còn là công cụ kinh tế vĩ mô điều tiết hoạt động kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

CIT là loại thuế trực thu
CIT là loại thuế trực thu

Việc quản lý thuế khó khăn

Vì nguồn thu nhập của các doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn và phức tạp, nên việc quản lý mất nhiều thời gian và tốn kém. Chính phủ đã phải huy động một bộ phận riêng giúp quản lý thuế với nhiệm vụ xác định những khoản thu nhập phải nộp thuế, rõ ràng về nguồn gốc các khoản thu.

Việc truy gốc các nguồn thu này cũng giúp phát hiện ra tình trạng tiêu cực, gian lận trong kinh doanh. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp lớn, việc quản lý, điều hành tiêu tốn một khoản khá lớn.

Quan hệ về thuế thu nhập

Thuế thu nhập được quy định, điều chỉnh dựa theo nguồn luật từ những văn bản pháp luật quy phạm về thuế quốc gia cùng văn bản quy phạm pháp luật thuế của quốc tế.

Những quy định về CIT

Thông tư hướng dẫn của Nhà nước

Các thông tư quy định cũng như hướng dẫn trực tiếp về thuế thu nhập doanh nghiệp được hướng dẫn cụ thể trong:

  • Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC: hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp/
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC: hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Thông tư 96/2015/TT-BTC: hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của bộ tài chính.

Thông tư hướng dẫn của Nhà nước
Thông tư hướng dẫn của Nhà nước

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó, phần thu nhập chịu thuế trong kỳ được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức thuế suất đối với các doanh nghiệp:

  • Thuế suất thuế TNDN hiện hành là 20% áp dụng chung cho các doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.
  • Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% từ khoản này là doanh thu của năm trước liền kề.
  • Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
  • Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.

Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ Điều 55 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định về thời hạn nộp thuế quy định về thời hạn nộp thuế như sau:

  • Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
  • Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

Xem thêm:

  • USDT là gì? Bản chất USDT như nào? Cách tạo ví USDT
  • EPS là gì? Cách tính EPS trong báo cáo tài chính
  • Budget là gì? Cách kiểm soát ngân sách, tài chính cá nhân hiệu quả

Trên đây là những thông tin liên quan đến ý nghĩa CIT, những quy định của nhà nước về Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Hy vọng sẽ mang lại những thông tin bổ ích cho các bạn.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...