GPS là gì? Ứng dụng và hạn chế của định vị trên thiết bị điện tử

Du lịchGPS là gì? Ứng dụng và hạn chế của định vị trên...

Ngày đăng:

0
(0)

GPS là hệ thống giúp xác định vị trí nhanh chóng, chính xác thông qua các thiết bị hiện đại. Được các thương hiệu công nghệ tích hợp trong nhiều sản phẩm của mình. Tuy nhiên, bạn đã biết rõ gps là gì chưa? Nếu chưa hãy cùng DINHNGHIA.com.vn tìm hiểu đặc điểm cũng như những hạn chế của gps trên các thiết bị điện tử hằng ngày nhé!

GPS là gì?

GPS là hệ thống giúp định vị toàn cầu được truyền tín hiệu từ những vệ tinh ở độ cao cách Trái Đất hơn 20 nghìn km và được vận hành bởi Không lực Hoa Kỳ và do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ quản lý.

GPS là chữ viết tắt của thuật ngữ “Global Positioning System”. GPS hoạt động ở mọi nơi trên hành tinh, 24/7, trong mọi điều kiện thời tiết và hoàn toàn miễn phí đối với một số dịch vụ.

GPS là gì?
GPS là gì?

Nguyên lý hoạt động của GPS

Các vệ tinh GPS quay quanh trái đất 2 lần/ngày theo các quỹ đạo rất chính xác và gửi các tín hiệu hữu ích đến Trái Đất. Máy thu GPS nhận thông tin này và sử dụng lượng giác để tính toán vị trí chính xác của bạn.

Bản chất của GPS là so sánh thời gian tín hiệu được gửi từ vệ tinh với thời gian tín hiệu được nhận. Bằng cách đo khoảng cách tới nhiều vệ tinh, máy thu có thể tính toán vị trí của người dùng và hiển thị trên bản đồ điện tử của máy.

Để tính toán vị trí kinh độ và vĩ độ máy thu phải nhận tín hiệu từ ít nhất 3 vệ tinh. Để tính toán vị trí kinh độ, vĩ độ và kinh độ, độ và độ cao cần ít nhất 4 vệ tinh. Khi xác định vị trí người dùng, máy thu GPS có thể tính toán các thông tin khác như tốc độ, hướng di chuyển và quãng đường đã đi.

Nguyên lý hoạt động của GPS
Nguyên lý hoạt động của GPS

Ứng dụng của GPS trên các thiết bị điện tử

Sự ra đời của hệ thống định vị GPS được coi là một bước ngoặt lớn của khoa học và đã mang lại những lợi ích vô cùng to lớn cho cuộc sống của con người ngày nay. Cụ thể, hệ thống GPS được sử dụng để:

  • Tín hiệu GLONASS (thay thế cho GPS) được tự động gửi đến cơ quan chức năng khi xe gặp sự cố, giúp ứng phó khẩn cấp, kịp thời.
  • GPS có thể được tích hợp vào các trò chơi như Pokemon Go để tìm bạn bè ở gần, quản lý danh mục yêu thích cùng với bản đồ số dẫn đường cho người dùng.
  • Đồng hồ thông minh và thiết bị đeo thông minh được tích hợp GPS có thể theo dõi quãng đường chạy, đạp xe và các hoạt động thể dục khác. Thực hiện đo quãng đường đã di chuyển thậm chí là cả tốc độ di chuyển.
  • Cho phép người dùng kèm tọa độ địa lý khi chụp ảnh, hay cho biết lộ trình đoạn đường sắp đi.
  • Tìm kiếm, định vị thiết bị bị mất, khoá điện thoại từ xa. Đồng thời, còn trang bị tính năng tối ưu kết quả tìm kiếm dựa trên khu vực gần bạn.
Ứng dụng của GPS trên các thiết bị điện tử
Ứng dụng của GPS trên các thiết bị điện tử

Các hệ thống định vị khác ngoài GPS

Hiện nay, trên thế giới có đa dạng các hệ thống định vị khác bên cạnh GPS, bạn có thể tham khảo gồm:

  • A-GPS: Là công nghệ kết hợp theo dõi GPS với cảm biếntín hiệu mạng để ước tính vị trí hiện tại của thiết bị. A-GPS không chỉ tăng tốc khả năng định vị của thiết bị mà còn cải thiện khả năng xác định vị trí tương đối khi bạn đi vào khu vực mất tín hiệu vệ tinh GPS.
  • GLONASS: Chỉ kích hoạt khi GPS yếu để tiết kiệm pin thiết bị, nhưng GLONASS chậm hơn một chút. Tùy vào nơi bạn sử dụng mà độ chính xác của GLONASS sẽ thay đổi.
  • BDS: Một dự án nhằm phát triển một hệ thống vệ tinh dẫn đường độc lập. Thường được sử dụng để định vị giao thông, hàng hải, dự báo thời tiết, thủy điện,… với sai số khoảng 5 – 10m.
  • Galileo: Với tiêu chuẩn băng tần kép tích hợp cho phép các thiết bị hỗ trợ, Galileo có được vị trí thời gian thực chính xác trong phạm vi vài mét trong phiên bản miễn phí cho người dùng cá nhân. Ngoài ra, nếu trả tiền thì độ chính xác sẽ lên đến vài cm.
  • QZSS: Thiết kế góc hoạt động khác và vùng phủ sóng rộng hơn để tín hiệu không bị cản trở bởi các tòa nhà hoặc cây cối. Tại Nhật Bản, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng QZSS miễn phí nếu thiết bị của họ hỗ trợ hệ thống định vị.
  • IRNSS: Là một hệ thống định vị cho Ấn Độ và phía bắc Ấn Độ Dương. Gồm có hai loại dịch vụ: định vị tiêu chuẩn (SPS) và dịch vụ định vị hạn chế (RS).
Các hệ thống định vị khác ngoài GPS
Các hệ thống định vị khác ngoài GPS

Những hạn chế của GPS

Khi thiết bị có hệ thống GPS sẽ dễ bị tin tặc theo dõi mà không hề hay biết. Bởi GPS sẽ hoạt động 24/7 cũng như sự phát triển của công nghệ hack hiện nay. Tuy nhiên, các nhà phát triển đều đang nổ lực để xóa bỏ đi hạn chế này để bảo vệ người dùng tốt nhất.

Những hạn chế của GPS
Những hạn chế của GPS

Xem thêm:

Vậy là bạn đã biết được gps là gì cũng như những ứng dụng và các hạn chế của gps rồi. Hy vọng các thông tin được cung cấp trên hữu ích, giúp bạn tự tin sử dụng hệ thống này. Đừng quên thường xuyên truy cập Dinhnghia để biết thêm nhiều thông tin hay mỗi ngày nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...