Phát minh ra dòng điện là kết quả của sự dày công thí nghiệm, nghiên cứu của hàng trăm công trình khoa học khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về đơn vị Ampe – một đơn vị dùng để đo cường độ dòng điện và cách chuyển đổi đơn vị này trong bài viết dưới đây nhé.

Nội dung bài viết
Cường độ dòng điện là gì?
- Tên đại lượng: Cường độ dòng điện
- Tên tiếng Anh: Electric current
- Ký hiệu: I
- Đơn vị đo: Ampe (A)
Cường độ dòng điện (ký hiệu I) là đại lượng được dùng để chỉ mức độ mạnh yếu của dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại, dòng điện càng yếu thì cường độ dòng điện càng bé. Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A).

Công thức tính cường độ dòng điện (I)
Cường độ dòng điện của dòng điện không đổi
- Công thức: I = Δq / Δt

Trong đó:
- I: cường độ dòng điện (đơn vị Ampe – A)
- Δq: điện lượng chạy qua tiết diện (đơn vị Coulomb – C)
- Δt: thời gian điện lượng chạy qua tiết diện (đơn vị s – giây)
Cường độ dòng điện theo định luật Ohm
- Công thức: I = U/R

Trong đó:
- I: cường độ dòng điện (đơn vị Ampe – A)
- U: hiệu điện thế (đơn vị Volt – V)
- R: điện trở (đơn vị Ohm – Ω)
Cường độ dòng điện trong mạch điện theo định luật Ohm
- Nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In
- Song song: I = I1 + I2 +… + In

Cường độ dòng điện hiệu dụng
- Công thức: I = I0 / √2

Trong đó:
- I: cường độ dòng điện hiệu dụng (đơn vị Ampe – A)
- I0: cường độ dòng điện cực đại (đơn vị Ampe – A)
Ampe là gì?
Định nghĩa
- Tên đơn vị: Ampe
- Ký hiệu: A
- Đơn vị đo: Cường độ dòng điện
- Hệ đo lường: hệ đo lường quốc tế SI
Đơn vị Ampe (ký hiệu A) là đơn vị đo cường độ cường độ dòng điện được lấy từ tên của nhà vật lý người Pháp André-Marie Ampère (1775 – 1836).
Đây là đơn vị vật lý cơ bản của Hệ đo lường quốc tế (SI) được định nghĩa vào năm 1946. Người ta cho rằng đơn vị đo cường độ dòng điện Ampe là dòng điện cố định chạy trong hai dây dẫn song song dài vô hạn không tính đến phần tiết diện. Khi đặt chúng cách nhau 1 mét trong môi trường chân không sẽ sinh ra một lực có giá trị bằng 2×10-7 N (Newton).
1A ứng với sự chuyển động của khoảng 6.24 x 1018 electron, tương đương với 1 Coulomb trên giây với tiết diện dây dẫn.

1A bằng bao nhiêu kA, mA, C/s?
- 1A = 10-9 GA (Gigaampe)
- 1A = 10-6 MA (Megaampe)
- 1A = 10-3 kA (Kiloampe)
- 1A = 103 mA (Milliampe)
- 1A = 106 µA (Microampe)
- 1A = 109 nA (Nanoampe)
- 1A = 0,1 aA (Abampe)
- 1A = 1 C/s (Coulomb trên giây)

1A bằng bao nhiêu W, kW, V?
Ampe (A) và Watt (W) là hai đơn vị hoàn toàn khác nhau. Ampe (A) là đơn vị dùng để đo cường độ dòng điện còn Watt (W) là đơn vị dùng để đo công suất và Volt (V) là đơn vị đo hiệu điện thế nên về lý thuyết, các đơn vị này không thể quy đổi được với nhau.

Cách quy đổi Ampe bằng công cụ
Dùng google
Bạn có thể truy cập vào trang chủ Google và gõ vào ô tìm kiếm theo cú pháp “xA = UNIT”. Trong đó:
- x là số Ampe bạn muốn quy đổi.
- UNIT là đơn vị bạn muốn chuyển sang.
Ví dụ: muốn đổi 6A sang mA thì gõ “6A = mA” và nhấn Enter.

Dùng công cụ Convert World
Bước 1: Truy cập vào trang Convert World để tiến hành đổi đơn vị.
Bước 2: Nhập số lượng đơn vị bạn muốn chuyển > Chọn đơn vị là Ampe và chọn đơn vị muốn chuyển đổi sang.

Bước 3: Sau đó, nhấn Enter hoặc chọn dấu mũi tên màu cam để chuyển đổi.

Bài viết trên đây đã cung cấp một số kiến thức về khái niệm Cường độ dòng điện cũng như đơn vị Ampe và cách đổi đơn vị Ampe sang mA, kA, W chính xác. Hi vọng các bạn có thể ứng dụng các kiến thức trên vào việc học tập và cuộc sống của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!