Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương – Ngữ Văn 9

Văn họcCảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương – Ngữ...

Ngày đăng:

0
(0)

Lời đề: Phân tích và cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương sẽ giúp chúng ta thấy được tình phụ tử thiêng liêng cao cả, sự ấm cúng từ tình yêu thương gia đình, sự sống mãnh liệt của dân tộc, đồng thời cũng tự hào về truyền thống cần cù của quê hương. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương.

Tác giả Y Phương là nhà thơ dân tộc Tây, sinh ra và lớn lên ở tỉnh Cao Bằng. Thơ ông là tiếng lòng chân thật và dung dị, thể hiện tâm hồn trong sáng và mạnh mẽ, đồng thời cũng điển hình cho cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

Cảm nhận bài thơ Nói với con, chúng ta nhận thấy bài thơ được in trong tập Thơ Việt Nam (1945 – 1985) và ra đời khi lần đầu tác giả được làm cha. Cùng tìm hiểu và cảm nhận bài thơ Nói với con để thấy được tình phụ tử cao quý, sự tự hào và ngợi ca truyền thống cần cù của dân tộc và quê hương.

Tìm hiểu về mạch cảm xúc của bài thơ Nói với con

  • Bài thơ lấy cảm hứng từ tình yêu thương vô bờ của một người cha dành cho con của mình, từ đó mượn lời nói cùng con để ngợi ca về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, qua đó cũng thể hiện sự tự hào về truyền thống của quê hương, về sự sống bền bỉ của dân tộc.
  • Nói với con là tác phẩm đi từ cái riêng đến cái chung, từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi thân thuộc mà nâng lên thành lẽ sống cao đẹp. Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương đã mang đến những xúc cảm chân thành và bình dị trong mỗi người.
Phân tích và cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương
Phân tích và cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương

Phân tích và cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương

“Công cha như núi Thái Sơn” – Ca dao xưa từng có vần thơ ngợi ca tình yêu thương vô bờ của người cha tựa như núi Thái Sơn. Phải chăng vì thế mà người cha luôn mong mỏi ở đứa con thân yêu của mình sự mạnh mẽ rắn rỏi, sự vững vàng chắc chắn và bền bỉ trên đường đời của mình. Từ đó, bài thơ cũng gợi nhớ về nguồn cội của mỗi người. Qua đó sâu sắc và khéo léo, tác giả đã nhấn mạnh trách nhiệm của người làm con.

Tình yêu thương và đùm bọc của gia đình và quê hương với con

Phân tích và cảm nhận bài thơ Nói với con, ngay từ những dòng thơ đầu, người đọc cũng nhận ra tình cảm mà gia đình và quê hương yêu dấu dành cho đứa con. Mượn lời nói cùng con, người cha đã khéo léo nhắc nhở về cội nguồn sinh dưỡng, về truyền thống của dân tộc, cái nôi nuôi con khôn lớn chính là tình yêu thương gia đình và tình cảm của quê hương đồng mình.

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười”

Đồng mình chính là cái nôi đầu tiên của con. Tình cảm với quê hương với gia đình chính là sợi dây vô hình, là điểm tựa tinh thần, cũng là nơi dựa vững chắc cho đứa con. Giọng điệu nhẹ nhàng như những lời thủ thỉ, nhà thơ Y Phương đã giúp cho ta thấy được những niềm hạnh phúc bình dị.

Cảm nhận bài thơ Nói với con, người đọc sẽ thấy những cung bậc nhẹ nhàng và chứa chan tình cảm.. Những bước đi chập chững đầu tiên của con là cả niềm hạnh phúc lớn lao của cha mẹ và gia đình. “Tiếng nói, tiếng cười” trong những bước chân ấy chính là sự rộn vang lấp lánh trong ánh mắt hạnh phúc của cha mẹ.

Khi con dần lớn lên, cha mẹ vẫn luôn dõi theo những bước chân ấy trên mọi nẻo đường. Gia đình và quê hương, nơi ấy có cha mẹ và những người thân yêu, vẫn luôn là nơi dựa tinh thần vững chắc.

Với những hình ảnh cụ thể và chân thực, nhà thơ đã tạo được sự ấm áp và quấn quýt trong không khí gia đình. Phân tích và cảm nhận bài thơ Nói với con, ta nhận thấy ngay từ những dòng thơ đầu, Y Phương sử dụng nhiều từ láy kết hợp với nhịp thơ ⅔ đã tạo nên âm điệu vui tươi cùng những hình ảnh cụ thể.

Không những thế, khi phân tích và cảm nhận bài thơ Nói với con, ta còn thấy được người cha ấy đã cho con biết niềm vui của lao động cũng như tình nghĩa của người đồng mình.

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát”

Đến đây, cảm nhận bài thơ Nói với con, cũng chính là việc cảm nhận những câu hát ân tình của người đồng mình. Đó là nhịp sống và lao động của những con người núi rừng chất phác và chân thật. “Nan hoa” “Câu hát” đều là những hình ảnh giàu sắc thái…. Tất cả đã giúp tác giả thể hiện được sự quấn quýt cùng tình cảm gắn bó của những con người quê hương.

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Hoa chính là sự biểu trưng của cái đẹp. Rừng mình cho hoa để tâm hồn người đồng mình thêm yêu thương, phong phú và trân trọng những giá trị tinh thần. Nghĩa tình dân tộc đã nuôi dưỡng tâm hồn con, thiên nhiên thơ mộng đẹp đẽ đã chắp cánh cho tâm hồn con. Phân tích và cảm nhận bài thơ Nói với con qua tứ thơ này, ta thấy tác giả Y Phương thật tinh tế khi đã vận dụng lối diễn đạt thiên về hình ảnh cụ thể và sinh động của người dân tộc. Đó là lối tư duy đặc trưng vừa cụ thể lại vừa khái quát đã giúp diễn tả tình phụ tử, tình cảm cha mẹ dành cho con đã hòa quyện cùng tình yêu người đồng mình.

Phẩm chất đáng quý và truyền thông văn hóa của người đồng mình

Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương, chúng ta không thể không kể đến những phẩm chất cao đẹp đáng quý cũng như truyền thống của người đồng mình đã được đề cập đến trong tác phẩm.

Khi nói về quê hương, về người đồng mình, tác giả tự hào khi nói về sự bền bỉ, sức sống mạnh mẽ của quê hương và mong muốn con gìn giữ và tiếp nối.

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trên thung không chê thung nghèo đói”

Tác giả Y Phương đã sử dụng những từ ngữ mạnh mẽ “cao, xa, lớn” để nhấn mạnh cuộc sống tự nhiên, mạnh mẽ đầy khoáng đạt của những người đồng mình. Họ là những con người hăng say lao động bằng cả tấm lòng. Dù có khó khăn chồng chất, dù có nghèo đói nhưng người đồng mình vẫn luôn sống ngẩng cao đầu, vẫn luôn kiên định về vững chí. Đó là những lời tâm tình mà người đọc thấy được khi cảm nhận bài thơ Nói với con trong đoạn thơ này. Cụm từ “người đồng mình” được nhắc lại nhiều lần khẳng định phẩm chất của những con người miền núi, đồng thời ca ngợi ý chí và nghị lực vươn lên mọi khó khăn gian khó của họ.

“Sống như sông như núi

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc…”

Người đồng mình thật kiên cường biết bao, sống như sông, như núi – vững vàng vượt qua mọi sóng gió gian nan. Cha mẹ cũng mong muốn con như vậy, hiên ngang mạnh mẽ như phong thái của những người đồng mình. Cảm nhận bài thơ Nói với con, ta cũng thấy đây chính là tấm lòng thủy chung son sắt với nơi chôn rau cắt rốn của nhà thơ.

Thủ pháp nghệ thuật điệp từ điệp ngữ được tác giả vận dụng linh hoạt và tài tình. Kết hợp với cách so sánh cụ thể các câu ngắn dài đan xen đã giúp cho những lời tâm tình ấy trở nên ý nghĩa hơn.

Cảm nhận bài thơ Nói với con qua những ước muốn của cha

Khi phân tích và cảm nhận bài thơ Nói với con, ta nhận thấy mong ước của cha chính là mong con thủy chung với quê hương, biết chấp nhận khó khăn và thử thách…

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục”

Những con người đồng minh dung dụ, chất phác và mộc mạc. Họ giàu nghị lực, niềm tin và ý chí. Những con người núi rừng ấy có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé, không hề yếu đuối về ý chí. Cha mong con sẽ sống ngay thẳng, trong sạch, sống vững vàng mạnh mẽ như những con người đồng mình vậy.

Người cha ấy đã tâm tình với con của mình bằng những lời tự sâu thẳm lòng mình. Với tình phụ tử thiêng liêng ấy, người cha đã truyền lại cho con niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào bản thân với sức sống bền bỉ bất diệt của dân tộc. Khi cảm nhận bài thơ Nói với con, ta thấy rằng, tình cảm của người cha thật thiết tha và trìu mến biết bao. Đằng sau những lời chân tình ấy của cha, đằng sau sự mỏi mòn lặng thầm ấy là biết bao hy vọng, biết bao ngóng trông và đợi chờ…

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con…”

Cảm nhận bài thơ Nói với con trong những vần thơ cuối, ta vẫn thấy giọng điệu trìu mến thiết tha ấy, mà nghe sao xúc động nghẹn ngào….

Mong ước nhỏ bé ấy của cha hy vọng con sẽ thực hiện được. Đó chính là ước muốn cao đẹp mà chỉ có tình phụ tử mới có thể làm được. Nhắc nhở còn về nghĩa sống, về lý tưởng cao đẹp, về tư thế hiên ngang trong đời, người cha đồng mình đã gửi gắm biết bao nhiêu nghĩ suy, biết bao mong đợi.

“Sông cứ chảy trong ta, núi cứ lớn trong ta

Đi xa lại muốn về, khổ đau càng muốn về”

Bởi “quê hương là chùm khế ngọt” (Đỗ Trung Quân), quê hương là nghĩa tình, là điểm tựa tình thần vững chắc với mỗi người trong suốt chặng đường phát triển của bản thân. “Lên đường” con đừng quên quê hương là nơi đã chắp cánh, gia đình là cội nguồn nuôi dưỡng con. Hãy tự hào về quê hương để mà biết phấn đấu và quyết tâm thành công. Truyền thống của người đồng mình, của quê hương sẽ là hành trang con mang theo trên mọi nẻo đường. Như vậy, khi phân tích và cảm nhận bài thơ Nói với con, ta thấy người cha đã truyền cho con vẻ đẹp cũng như sức mạnh của quê hương.

Nhận xét về nghệ thuật của bài thơ Nói với con

  • Giọng thơ da diết, nhẹ nhàng đầy trìu mến.
  • Hình ảnh sinh động, chân thực, đi từ cụ thể đến khái quát, giàu chất thơ và tạo hình.
  • Sử dụng điệp từ điệp ngữ điêu luyện.
  • Bố cục rõ ràng, mạch lạc, xúc cảm chân thành, tự nhiên

Nói với con – Bài thơ đã kết thúc mà âm hưởng như còn vang mãi. Tác phẩm đã nhắc nhở chúng ta về tình phụ tử, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. Qua những lời tâm tình thủ thỉ của người cha, trong quá trình cảm nhận bài thơ nói với con, chúng ta cũng nhận thấy tình cảm lớn lao mà người cha đã dành cho đứa con của mình. Người cha ấy đã gửi gắm biết bao nghĩ suy cùng những bài học gần gũi giản dị, từ đó mong con luôn sống vững vàng, ngay thẳng và mạnh mẽ như người đồng mình.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết về chủ đề Phân tích và cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Chúc bạn luôn học tốt!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...