Backend là gì? Sự khác biệt giữa front end, back end và full stack

Lập trìnhBackend là gì? Sự khác biệt giữa front end, back end và...

Ngày đăng:

0
(0)

Backend là một thuật ngữ cực kỳ quen thuộc đối với những ai đang theo học khối ngành IT. Tuy nhiên, một số bạn tự tìm tòi, học hỏi lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ còn khá mơ hồ về điều này. Vậy backend là gì? Xem ngay bài viết dưới đây của DINHNGHIA.COM.VN để có câu trả lời nhé!

Backend là gì?

Tất cả các phần hỗ trợ hoạt động của website hay ứng dụng mà người dùng không thể thấy đều được gọi là Backend. Hiểu đơn giản hơn, backend như bộ não của con người. Chức năng của nó là xử lý những yêu cầu, câu lệnh, lựa chọn thông tin chính xác để hiển thị lên màn hình.

Website nào cũng sẽ có backend và được cấu thành từ 3 thành phần gồm: máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Backend giúp website hoạt động tốt hơn, cung cấp thông tin chính xác với thời gian ngắn cho người dùng.

Backend là gì?
Backend là gì?

Phân biệt front end, back end và full stack

Không ít bạn mới tìm hiểu về backend đã nhầm lẫn giữa nó với frontend và fullsatck. Xem ngay bản phân biệt dưới đây để thấy rõ sự khác biệt của chúng:

Tính chất công việcNgôn ngữ lập trìnhNhiệm vụ
Front end– Tập trung vào Client Side, nghĩa là phát triển mảng xây dựng giao diện, trải nghiệm cho người dùng.

– Xác định logo đặt ở vị trí nào, màu chủ đạo là gì, font chữ to hay nhỏ, kích cỡ ảnh thế nào,… tất cả để tạo thành giao diện hoàn chỉnh nhất.

– Thành thạo các ngôn ngữ: HTML & CSS, Javascript,…

– Sử dụng framework hoặc thư viện khác như Bootstrap, jQuery,… để thực hiện code nhanh gọn hơn.

– Ngoài ra, cần có thêm kỹ năng thiết kế, dùng photoshop, có kinh nghiệm về UI/UX.

– Thiết kế, thay đổi giao diện, bao gồm màu sắc, nút, lề,…Những công việc của CSS.

– HTML tuy đơn giản nhưng bạn vẫn phải thường xuyên tiếp thu kiến thức về phiên bản mới. Những thẻ HTML5 như tiêu đề, chân trang,…

– Xử lý thành thạo API, chủ yếu về API REST.

Back end– Xử lý tất cả những logic nghiệp vụ phức tạp ẩn sau, từ đó hệ thống hoạt động mượt hơn.

– Những yếu tố như dữ liệu người dùng, thuật toán phân tích,… đều nằm tại đây.

– Người quyết định website được vận hành theo cách thức nào.

– Cần biết các ngôn ngữ bên server và các thao tác với cơ sở dữ liệu.

– Với ngôn ngữ server – side sẽ được dùng để viết backend C#, python,…

– Có kiến thức về framework, ngôn ngữ ASP.NET, MVC, Spring, Rails,…

– Cần kiến thức về cơ sở dữ liệu: MS SQL, Server, MySQL,…

– Hiểu biết về các web nói chung, cách viết web service, cách đăng nhập và phân quyền nói riêng.

– Để giao tiếp với cơ sở dữ liệu hay kho dữ liệu cần làm việc với tối thiểu một ngôn ngữ phụ trợ như PHP, Java,…

– Đa phần những thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ thường được trình bày dưới dạng sơ đồ mối quan hệ thực thể.

– Thiết lập nên cấu hình DBMS quan hệ: MySQL, SQL Server, Oracle,…

Full stack– Công việc phần mềm gồm cả front end và back end thì gọi là full stack.

– Những lập trình viên full stack cần lối tư duy logic cao, óc thẩm mỹ tinh tế, code server giỏi, linh hoạt biến hóa cùng CSS.

– Họ Khá giống với lập trình viên phía black end về phần máy chủ của lập trình web. Tuy nhiên, họ cũng thông thạo luôn cả ngôn ngữ front end nhằm điều khiển nội dung trôn sẽ như thế nào ở vị trí giao diện người dùng.

– Có đầy đủ kiến thức ở các cấp độ về cách thức hoạt động web. Ví dụ như cài đặt, cấu hình máy chủ Linux, viết API, server – side, nhảy sang JavaScript client – side của ứng dụng nào đó cùng đôi mắt thẩm mỹ với CSS.– Full Stack là sự kết hợp của công việc phát triển phụ trợ cùng front end. Đó là hỗn hợp chọn lọc tùy vào từng nhiệm vụ.

– Biết cách để thêm một trường vào bảng cơ sở dữ liệu, viết mã phụ trợ và thay đổi cách thức của lối vào, logic để cung cấp các tính năng mới.

– Biết và giải quyết những vấn đề của front end, back end.

Những kỹ năng cần thiết của backend developer

Sau khi tìm hiểu back end là gì, dưới đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với lập trình viên giỏi mà bạn cần biết:

Nắm vững kiến thức căn bản

Để trở thành một Backend giỏi bạn buộc phải vững các kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, ngôn ngữ lập trình, những framework. Thành thạo những điều đó mới có thể giải quyết được tất cả vấn đề rắc rối.

Nắm vững kiến thức căn bản
Nắm vững kiến thức căn bản

Thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình

Học và luyện tập thành thạo càng nhiều ngôn ngữ lập trình càng tốt để có thể lựa chọn loại phù hợp nhất với máy chủ. Điển hình một vài ngôn ngữ phổ biến như PHP, Python, Node.js,… Khi đã thành thục các ngôn ngữ bạn cũng trở nên cực kỳ hữu dụng trong mắt các công ty công nghệ.

Thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình
Thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình

Kỹ năng về hệ điều hành, hosting và CSDL

Trau dồi kiến thức về hệ quản trị nội dung có mã nguồn mở như: Joomla!, WordPress, Drupal,… hay những công nghệ web mới như ReactJS, viết SQL Query để quyết định chất lượng website.

Kỹ năng về hệ điều hành, hosting và CSDL
Kỹ năng về hệ điều hành, hosting và CSDL

Làm việc trong môi trường áp lực

Làm việc nhóm sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh như bất đồng quan điểm và cách xây dựng hệ thống, chương trình cho sản phẩm. Vì vậy, những backend nên có khả năng làm việc trong những môi trường áp lực. Ngoài ra, bạn phải có chính kiến để tin rằng phương pháp, cách thức của mình hiệu quả.

Làm việc trong môi trường áp lực
Làm việc trong môi trường áp lực

Khả năng phân tích logic

Trải nghiệm người dùng có tốt hay không đa phần phụ thuộc vào cấu tạo hệ thống logic. Để tạo được hệ thống hoạt động logic, bạn phải tư duy phân tích thật thông minh. Bạn có thể luyện tập mỗi ngày để kỹ năng ngày càng được nâng cao.

Khả năng phân tích logic
Khả năng phân tích logic

Kỹ năng giao tiếp

Backend thường xuyên làm việc theo nhóm, hợp tác cùng các backend cũng nhiều không kém bộ phận frontend. Do đó, kỹ sư phần mềm nên trao dồi kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, để tạo ra các sản phẩm tốt nhất.

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp

Cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì

Bất kỳ ai chọn lĩnh vực IT cũng cần rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì. Bởi công việc này đòi hỏi sự chính xác cực kỳ cao, không được xảy ra lỗi nhỏ nào trong lúc code.

Cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì
Cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì

Mức lương của backend developer

Ngành công nghệ thông tin không chỉ nổi tiếng về độ khó mà còn với mức lương cao. Nhưng thực tế không như vậy, để đạt được số tiền đó cần phải trải qua rất nhiều khó khăn. Tham khảo mức lương theo từng năm kinh nghiệm dưới đây để có cái nhìn đỡ bỡ ngỡ hơn với nghề IT.

Mức lương của backend developer
Mức lương của backend developer
  • Fresher (sinh viên mới ra trường)

Nhìn chung so với các ngành nghề khác, khi làm thực tập có lương thì đây cũng không hẳn là thấp. Nhưng nếu bạn làm việc chính thức nó sẽ là một vấn đề khác. Theo khảo sát, sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm có mức lương $316, khoảng 7.5 triệu đồng.

  • Junior (1 – 2 năm kinh nghiệm)

Khi có kinh nghiệm hơn, mức lương dường như tăng gần gấp đôi với con số $520, gần 12.5 triệu đồng.

  • Senior (4 – 5 năm kinh nghiệm)

Theo đuổi và cống hiến cho ngành IT được 4 năm trở lên bạn dường như đã có những kinh nghiệm dày dặn và hưởng mức lương trung bình là $897, khoảng 21.4 triệu đồng.

  • Manager ( trên 7 năm kinh nghiệm)

Giờ đây bạn đã trở thành “lão làng” trong ngành công nghệ thông tin, mức lương $1,372 tương đương 32.8 triệu đồng là một con số tối thiểu. Có những công ty lớn sẽ sẵn sàng trả gấp đôi số tiền này.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ backend là gì, cũng như phân biệt được backend với những vị trí khác. Ghé thăm dinhnghia để cập nhật các thông tin hữu ích khác nha!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1km2 bằng bao nhiêu hm2? Quy đổi Kilômét vuông sang Héctômét vuông

Ki-lô-mét vuông và héc-tô-mét vuông là đơn vị đo...

Kg/cm2 là gì? Quy đổi kg/cm2 sang kN/m2, MPa, t/m2, psi, kPa, bar

Các đơn vị đo áp suất thường được ứng...

1 hg bằng bao nhiêu kg? Quy đổi từ Héctôgam sang Kilôgam

Đơn vị đo khối lượng hg và kg không...

1kg bằng bao nhiêu tạ, gam, tấn, yến? Cách đổi đơn vị kilogam

Trong cân lường, đơn vị ki-lô-gam thường được chuyển...