4P trong marketing là gì? Chiến lược và quy trình triển khai 4P

Quảng cáo4P trong marketing là gì? Chiến lược và quy trình triển khai...

Ngày đăng:

4P trong marketing là gì?” lần đầu tiên được giải đáp vào năm 1964 dưới thuật ngữ Marketing Mix. Cho đến hiện nay, tầm quan trọng của 4P đối với marketing vẫn chưa về giảm bớt và có thể xem như một phần không thể thiếu trong quy trình đưa ra chiến lượng cho doanh nghiệp. Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về 4 chữ P cốt lõi giúp xây dựng và phát triển chiến lược marketing hiệu quả nhé!

Marketing Mix là gì?

Tiếp thị hỗn hợp (tiếng Anh gọi là Marketing Mix) là khái niệm để chỉ chung các công cụ được sử dụng phối hợp với nhau trong quá trình xây dựng chiến lược marketing, giúp marketer đạt được mục tiêu tiếp thị đã đề ra hiệu quả hơn.

Marketing Mix là gì
Marketing Mix là gì

4P trong marketing là gì?

4P là 4 yếu tố cốt lõi của quy trình tiếp thị hỗn hợp, bao gồm: sản phẩm, giá cả, địa điểm và quảng cáo. Việc nắm rõ đặc điểm của từng yếu tố và vận dụng kết hợp 4 yếu tố với nhau một cách thông minh sẽ giúp bạn đưa ra được chiến lược marketing hiệu quả.

Product

Chữ P đầu tiên cũng là chữ P cốt lõi trong 4P – Product. Product bao hàm cả ý chỉ hàng hoádịch vụ, chính là thứ doanh nghiệp cung ứng cho khách hàng. Quan niệm “tìm người cần để bán” có vẻ như đã cũ và không còn hiệu quả với thị trường hiện tại. Để kinh doanh thành công, bạn không chỉ cần hiểu rõ sản phẩm của mình mà còn cần hiểu rõ khách hàng muốn gì.

Vận dụng “Product” thành công sẽ giúp bạn điều chỉnh sản phẩm của mình sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, “bán cái khách hàng muốn” chứ không “bán cái doanh nghiệp có”.

Hàng hoá và dịch vụ
Hàng hoá và dịch vụ

Price

Giá cả là yếu tố cốt lõi thứ hai trong 4P và cũng có thể được xem là yếu tố gây ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của người tiêu dùng nhiều nhất. Mức độ nhạy cảm với giá cả của người tiêu dùng phụ thuộc vào tính chất riêng của từng loại hàng hoá:

  • Nếu mức giá bán quá thấp, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm, hoặc có thể sẽ làm khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
  • Nếu mức giá quá cao, khách hàng có thể đắn đo nhiều hơn tới quyết định mua hàng và hạn chế chi tiêu cho sản phẩm.
Giá cả là yếu tố cốt lõi thứ hai trong 4P
Giá cả là yếu tố cốt lõi thứ hai trong 4P

Place

Địa điểm – Place là yếu tố chỉ chung về nơihình thức bạn sẽ phân phối cũng như bán sản phẩm của mình. Để áp dụng yếu tố Place hiệu quả, bạn cần biết địa điểm nào là nơi lý tưởng để khách hàng tiếp cậntrải nghiệm sản phẩm của mình, nên bán trực tiếp cho khách hàng hay phân phối qua các cấp đại lý,…

Việc chọn được địa điểm phân phối và bán hàng thuận lợi cho quá trình tiếp cận và trải nghiệm của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn tới quyết định mua hàng của khách hàng.

Quảng cáo Cocacola ở Quảng trường Thời Đại ở New York - Mỹ
Quảng cáo Cocacola ở Quảng trường Thời Đại ở New York – Mỹ

Promotion

Chữ P cuối cùng trong 4P chính là Promotion – Quảng cáo, yếu tố quan trọng nhất quyết định doanh thu của doanh nghiệp. Quảng cáo giúp tạo ấn tượng và đưa hình ảnh, thông điệp của sản phẩm tới khách hàng. Việc thực hiện chiến dịch quảng cáo hiệu quả đánh đúng vào tâm lý và nhu cầu của khách hàng, giúp thúc đẩy quyết định mua hàng và tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Samsung hợp tác với BTS quảng bá sản phẩm mới
Samsung hợp tác với BTS quảng bá sản phẩm mới

Ý nghĩa của chiến lược 4P trong Marketing là gì?

4P đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập chiến lược marketing hiệu quả. Bằng cách kết hợp ăn ý giữa 4 yếu tố Product – Price – Place – Promotion, 4P đưa sản phẩmkhách hàng đến gần nhau hơn, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh ấn tượng. Với việc vận dụng 4P hiệu quả, doanh nghiệp có thể:

  • Cải tiến chất lượng sản phẩm: Thông qua việc nghiên cứu thị trường, marketer có thể nắm bắt mong muốn của khách hàng, điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu người dùng, tạo ra những sản phẩm chất lượng “chuẩn” hơn.
  • Phát triển giá trị thương hiệu: 4P đem hình ảnh sản phẩm ra phủ rộng thị trường với mục tiêu càng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt, đồng thời thể hiện thông điệp của doanh nghiệp, tăng độ uy tín và hình ảnh thương hiệu trên thị trường.
Năng cao giá trị thương hiệu
Năng cao giá trị thương hiệu
  • Xây dựng môi  trường cạnh tranh lành mạnh: Sự gia tăng số lượng thương hiệu và doanh nghiệp cùng ngành trên thị trường thúc đẩy các doanh nghiệp khác nỗ lực tạo lợi thế cạnh tranh, là yếu tố giúp nâng cao chấ t lượng tổng thể của thị trường.
  • Gia tăng lợi ích của người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn từ 4P với những sản phẩm chất lượng cao đã được cải tiến, phù hợp với nhu cầu, mức giá hấp dẫn và việc mua sắm diễn ra thuận tiện hơn. Sức mua của khách hàng càng cao sẽ càng thúc đẩy nguồn cung dồi dào, khiến nền kinh tế đồng loạt phát triển.
Đa dạng mẫu mã, sản phẩm
Đa dạng mẫu mã, sản phẩm

Ưu và nhược điểm của Mô hình 4P marketing

Bất kỳ mô hình hay chiến lược nào cũng tồn tại  hai mặt ưu và khuyết điểm đi đôi với nhau. Cùng cân nhắcso sánh những mặt lợi thế và yếu điểm của mô hình marketing 4P nhé.

Ưu điểm nổi bật nhất của 4P có lẽ là sự tiếp cận gần gũirộng rãi hơn với khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, việc phối hợp sử dụng nhiều công cụ cũng giúp marketer dễ dàng theo dõi các thông số và đo lường hiệu quả của chiến dịch.

4P giúp theo dõi các thông số và đo lường hiệu quả của chiến dịch
4P giúp theo dõi các thông số và đo lường hiệu quả của chiến dịch

Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại song song một vài khuyết điểm. Đôi khi sự “chăm sóc” quá chu đáo của marketer làm khách hàng cảm thấy bị phiền nhiễu bởi các gợi ý và đề xuất. Thậm chí một số người cảm thấy bị xâm phạm quyền riêng tư thông qua các công cụ theo dõi và thống kê lưu lượng truy cập của người dùng.

4P có thể gây cảm thấy xâm phạm quyền riêng tư
4P có thể gây cảm thấy xâm phạm quyền riêng tư

Việc áp dụng 4P vào chiến lược marketing có thể bị phản tác dụng khi khiến cho khách hàng “auto” bỏ qua quảng cáo ngay khi nó xuất hiện và khiến chiến lược của bạn trở nên “công cốc”. Hơn nữa, thị trường marketing hiện đại cũng là một miếng bánh ngon thúc đẩy sự cạnh tranh khốc liệt từ mọi doanh nghiệp.

6 bước phát triển 4P trong Marketing Mix

Một marketer giỏi cần có sức sáng tạo và khả năng “đọc vị” thị trường, kết hợp với sự vận dụng hiệu quả 4 yếu tố trong mô hình Marketing Mix mới có thể đưa ra được chiến lược hiệu quả thông qua quy trình sau:

Bước 1: Xác định USP

USP – Unique selling point chính là yếu tố đầu tiên mà người làm chiến lược cần xác định. Việc hiểu rõ những giá trị “độc quyền” mà chỉ bạn mới có thể đem đến cho khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Giữa thị trường với vô số doanh nghiệp cùng ngành, đây có thể là điểm khiến khách hàng đưa ra quyết định chọn bạn.

Xác định USP
Xác định USP

Bước 2: Nắm bắt Insight của khách hàng

Khách hàng chính là đối tượng bạn đang phục vụ và cung ứng sản phẩm cho họ. Chỉ bằng cách thấu hiểu mong muốn, sở thích, nhu cầu của khách hàng một cách cặn kẽ, bạn mới có thể đưa ra những offer khiến khách hàng của mình hài lòng nhất và nhanh chóng “chốt đơn”.

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” chưa bao giờ sai dù là trên chiến trường hay thương trường. Marketer cần nắm rõphân tích kĩ lưỡng điểm tương đồng giữa mình và đổi thủ cũng như những điểm mạnh của họ để điều chỉnh đưa ra chiến lược cạnh tranh và hiệu quả nhất.

Nghiên cứu đối thủ
Nghiên cứu đối thủ

Bước 4: Đánh giá chữ P thứ 3 – Place

Như đã nêu trên, việc lựa chọn kênh phân phốihình thức marketing sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu, thuận lợi cho quá trình tiếp cận và mua sản phẩm có vai trò cực kỳ quan trọng. Tuỳ vào loại hình sản phẩm và đối tượng khách hàng mục tiêu mà marketer có thể lựa chọn nhắm vào phạm vi rộng để lấy số lượng khách hàng lớn hoặc chỉ tập trung vào một khu vực địa lý nhỏ và cung ứng độc quyền.

Bước 5: Xây dựng chiến lược truyền thông 

Chiến lược truyền thông đã có thể được bắt đầu xây dựng và phát triển sau khi marketer đã trải qua 4 bước trên và xác định được các yếu tố lợi thế cạnh tranh, khách hàng mục tiêu, nhu cầu thị trường, giá cả, địa điểm, đối thủ,… Kết hợp các yếu tố trên và phân tích sâu vào điểm mạnh, điểm yếu của mình và đối thủ sẽ giúp marketer đưa ra được chiến lược truyền thông hiệu quả.

Xây dựng chiến lược truyền thông
Xây dựng chiến lược truyền thông

Bước 6: Kết hợp và kiểm tra

4 chữ P trong Marketing Mix có sự liên quan mật thiết và phụ thuộc vào nhau. Chính vì thế, sau khi đề ra chiến lược, bạn cần có cái nhìn tổng quát và sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tốvà có phục vụ đúng mục tiêu mà chiến dịch đề ra hay chưa.

Case Study: Chiến lược Marketing 4P tại McDonald

Thương hiệu “kinh điển” luôn được xướng tên như một ví dụ điểm hình về việc ứng dụng Marketing Mix thành công nhất chính là McDonal. 4P đã được vận dụng một cách tuy đơn giản nhưng hiệu quả, đưa McDonal trở thành “ông trùm” dẫn đầu thị trường fastfood.

Product

Sản phẩm chính là nhân tố cốt lõi quyết định sự thành công của một thương hiệu F&B nói chung và chính McDonal nói riêng. Menu của McDonal được phát triển cực kỳ đa dạng từ sản phẩm chủ đạo là burger cho tới các sản phẩm phụ khác như thức uống và đồ ăn vặt, phục vụ nhu cầu của tất cả khách hàng.

Sau khi đã củng cố tên tuổi của mình trong thị trường Buger, McDonal dần mở rộng loại hình sản phẩm và target tới nhiều đối tượng khách hàng hơn. Giờ đây, không một món ăn fastfood nào bạn có thể tìm thấy ở nơi khác mà McDonal không có, thậm chí là ngược lại.

Chiến lược Marketing 4P tại McDonald
Chiến lược Marketing 4P tại McDonald

Price

Các chiến lược giá mà McDonal áp dụng đã cho thấy được sự phối hợp ăn ý và phát huy hiệu quả tối đa khi đem về nguồn lợi nhuận tối ưu cho McDonal đồng thời vẫn thúc đẩy số lượng sản phẩm bán ra cao đều đặn.

Trong đó, chiến lược Bundle pricing (định giá theo gói) và định giá theo tâm lý khách hàng là những chiến lược có thể dễ dàng “phát hiện” trong các chương trình khuyến mãi hay thậm chí là thực đơn thường ngày của McDonal. Dù các hình thức cross-sell, up-sell và các gói combo đã không còn tạo bất ngờ, đây vẫn là chiến lược “old but gold” trường tồn và hiệu quả.

Place

Có thể nói McDonald là thương hiệu fastfood đầu tư mạnh nhất vào chiến lược kênh phân phối với hàng loạt điểm bán và tiếp cận khách hàng từ to tới nhỏ như nhà hàng McDonald, Kiosk hay thậm chí là trên các nền tảng trực tuyến như McDonald Mobile App và các trang web đặt hàng giao nhanh thức ăn Foody, Grab,…

Promotion

Chiến thuật quảng cáo mà McDonal sử dụng là tiếp cận và trò chuyện với chính khách hàng tiềm năng của mình thông qua sự kết hợp giữa quảng cáo sản phẩm mới ra mắt, khuyến mãi để thúc đẩy dùng thử sản phẩm, Public Relations truyền tải thông điệp hiệu quả, tạo dấu ấn và Marketing trực tiếp (Direct Marketing).

Điểm đặc biệt ở McDonal là việc chú trọng gia tăng giá trị thương hiệu để xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng thông qua các chương trình từ thiện như Ronald McDonald House giúp thương hiệu có nhiều khách hàng trung thành hơn và thu hút truyền thông mạnh mẽ.

Phòng bệnh dành cho gia đình được McDonald tài trợ cho bệnh viện
Phòng bệnh dành cho gia đình được McDonald tài trợ cho bệnh viện

Xem thêm:

Dinhnghia đã cùng bạn tìm hiểu và giải đáp “4P trong Marketing là gì” thông qua bài viết trên. Mong bạn đã có được những thông tin và kiến thức bổ ích. Bạn đã học được gì từ McDonal hay đã có ý tưởng cho kế hoạch ứng dụng 4P vào mô hình kinh doanh của mình chưa, chia sẻ với dinhnghia ngay nhé!

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Lý thuyết độ cao của âm và bài tập vận dụng dễ hiểu – Vật lý 7

Lý thuyết về độ cao của âm trong chương...

Hz là gì? Tần số 50Hz, 60Hz có ý nghĩa gì? Tần số nào phổ biến?

Tần số (hay tần suất) dùng để biểu thị...

TOP 18 nhà toán học Việt Nam nổi tiếng nhất từ trước đến nay

Từ thời xưa cho đến nay, nước ta đã...

Light novel là gì? Sự khác biệt giữa light novel và manga/anime

Light novel là một khái niệm quen thuộc với...