Những bạn không hiểu rõ phụ lục là gì sẽ dễ mất điểm phần này trong tiểu luận hoặc luận văn. Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu khái niệm cũng như là cách trình bày của phụ lục đúng chuẩn qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung bài viết
Phụ lục là gì?
Phụ lục trong luận văn là văn bản phụ được trích riêng ở đầu hoặc cuối bài luận với mục đích giải thích, chứng minh chi tiết về vấn đề nào đó mà không cần phải đưa trực tiếp vào bài luận, bao gồm: biểu đồ, hình ảnh, đồ thị, bảng dữ liệu thô,…

Định nghĩa của phụ lục thường ít được các bạn quan tâm vì nghĩ đó là một phần trong bài luận văn, cứ làm theo mẫu là sẽ đạt được tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, mỗi văn bản khác nhau sẽ có phụ lục khác nhau. Do đó, các bạn cần phân biệt một cách rõ ràng để có thể phối hợp nhịp nhàng giữa các kiểu phụ lục để bài luận hoàn chỉnh và thuyết phục hơn.
Vai trò của phụ lục
Thứ nhất, phụ lục chứa các thông tin nhằm bổ sung các lập luận chính của bài viết, không liên quan trực tiếp luận văn. Điều quan trọng khi viết nội dung chính là phải ngắn gọn, súc tích để truyền đạt các lập luận hiệu quả và có tính thuyết phục cao.

Thứ hai, người viết sắp xếp bài viết của mình hiệu quả hơn khi sử dụng các phụ lục. Các thông tin trong phụ lục giúp tăng thêm sức nặng cho các lập luận cũng như giữ mạch viết thông suốt, trôi chảy và hạn chế những gián đoạn không cần thiết.

Thứ ba, phụ lục còn là công cụ hỗ trợ người viết hoàn thành tốt nội dung mà mình muốn truyền tải đến người đọc. Sử dụng phụ lục giúp bạn dễ dàng tra cứu các dữ liệu cần chỉnh sửa hay bổ sung, tiết kiệm thời gian.

Tuy nhiên, nội dung chính của bạn phải đảm bảo thật chi tiết để người đọc có thể hiểu mà không cần phụ lục. Ngoài ra, phụ lục nên sử dụng để hỗ trợ nền, không nên chứa thông tin hay nội dung không phù hợp với yêu cầu.
Những nội dung được thể hiện trong phụ lục
Các kết quả nghiên cứu
Để trình bày kết quả nghiên cứu bạn có thể sử dụng dạng bảng hoặc sơ đồ. Trong quá trình thực hiện luận văn thì bạn có thể đưa kết quả nghiên cứu hữu ích vào bài nhưng không nên đưa vào phần nội dung chính.
Bạn chỉ cần sử dụng các thông tin quan trọng để trả lời cho những vấn đề mà luận văn yêu cầu và các thông tin còn lại nên đưa vào phần phụ lục.

Chi tiết về các cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn
Bạn có thể chọn lọc đưa vào các chi tiết của bất kỳ cuộc khảo sát hay phỏng vấn mà bạn đã thực hiện. Điều này bao gồm: bảng mô tả phỏng vấn, bảng câu hỏi khảo sát, kết quả trả lời.

Việc khảo sát này có thể thực hiện trực tiếp qua việc gặp mặt hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, email,… Khi bạn cần viết luận văn, bạn cần trình bày kết quả khảo sát thu được vào phần nội dung chính.
Bạn nên đưa biểu mẫu đầy đủ của cuộc khảo sát vào phần phụ lục, để tạo độ uy tín cho nghiên cứu mà mình đã thực hiện.

Bảng, biểu đồ hay hình ảnh minh họa
Bạn nên chèn những cái nội dung quan trọng vào phần phụ lục nếu luận văn của bạn chứa một số lượng lớn các biểu đồ, bảng hay tài liệu minh họa.

Thư từ trao đổi
Khi viết luận văn, nếu bạn trao đổi bất cứ thư từ nào giữa bạn và nhà nghiên cứu hoặc nơi bạn xin phép sử dụng tài liệu bản quyền, bạn nên đưa chúng vào phần phụ lục. Điều này giúp luận văn của bạn có tính xác thực cao và không bị dính đạo văn.

Danh sách các từ viết tắt
Đa số các nhà nghiên cứu đều cung cấp một danh sách các từ viết tắt ở đầu luận văn của họ. Nhưng có trường hợp họ sẽ liệt kê chúng vào phần phụ lục.

Việc giải thích các từ viết tắt ở phần phụ lục sẽ giúp người đọc hiểu rõ thêm về các từ này và các thuật ngữ kỹ thuật mà bạn đã sử dụng trong bài luận văn. Bơi nền tảng kiến thức người viết và người đọc không thể tương đồng với nhau.
Vị trí thích hợp để đặt phụ lục
Để bài luận khi hoàn thiện được thống nhất mạch lạc giữa các phần thì bạn cần phải tìm một vị trí để đặt phụ lục. Thường thì phụ lục hay được đặt ở cuối bài luận, sau phần tài liệu tham khảo, liệt kê đánh số trang trong phần phụ lục.

Một số trường hợp có thể đặt lên phía đầu. Nhưng những bài luận văn cao hơn đặc biệt dành cho Giáo sư Tiến sĩ, họ đều có xu hướng đặt phụ lục cuối bài và dần tạo thành dàn ý chung.
Sau đó, các cuốn sách được biên soạn xuất bản cũng thường để phụ lục tra cứu xuống dưới tạo thói quen cho người đọc lật cuối sách khi muốn tra cứu.
Cách định dạng phụ lục
Dưới đây là hướng dẫn khi định dạng phụ lục cho tiểu luận, luận văn:
- Mỗi phụ lục bắt đầu trên một trang mới và đặt một tiêu đề, chữ cái xác định duy nhất. Điều này sẽ làm người đọc tham khảo dễ dàng hơn các tiêu đề phụ lục trong văn bản của phần nội dung chính của bạn nếu cần.
Ví dụ: Phụ lục A – Dữ liệu thô
- Mỗi phụ lục phải có hệ thống đánh số trang riêng, gồm các ký tự nhận dạng phụ lục và số trang tương ứng. Chữ cái xác định phụ lục phải đặt lại cho mỗi phụ lục, nhưng số trang phải liên tục.
- Việc đánh số các bảng và số liệu nên đặt lại ở đầu mỗi phụ lục mới.
- Nếu có quá nhiều phụ lục thay vì sử dụng 1 phụ lục dài thì hãy chèn “Danh sách các phụ lục” giống như các trang nội dung.
- Thống nhất sử dụng cùng một định dạng (loại phông chữ, kích thước phông chữ, khoảng cách,…) tương ứng với bài viết của bạn.
- Bạn nên kiểm tra tính chính xác, súc tích của nội dung các phụ lục cũng như rà soát lỗi chính tả và ngữ pháp để không mất điểm ngớ ngẩn và gây khó chịu cho người đọc.
- Hãy kiểm tra chắc chắn tên của phụ lục được trích trong bài viết khớp với tên đề cập trong phần phụ lục, đảm bảo tính chính xác và phát huy công dụng của phụ lục một cách hiệu quả.

Xem thêm:
- Proposal là gì? Cách viết Proposal chuẩn và mẹo ghi điểm với khách hàng
- Cover letter là gì? Cách viết Cover letter xin việc chuyên nghiệp
- Lưu bút là gì? Cách viết lưu bút hay, độc đáo cho mùa chia tay cuối cấp
Phụ lục là phần phụ trong bài luận văn nhưng lại giữ vai trò hết sức quan trọng. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về phụ lục là gì? Cùng đón chờ bài viết đầy thú vị và hấp dẫn tiếp theo nhé!