Từ thời xa xưa, toán học đã được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới như một công cụ thiết yếu. Để lĩnh vực này ngày càng phát triển thì không thể thiếu sự cống hiến của các nhân tài. Cùng tìm hiểu về 23 nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới qua bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Isaac Newton (1642 – 1727)
Isaac Newton sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo tại Lincolnshire, Vương Quốc Anh. Ông không chỉ là nhà toán học nổi tiếng thế giới mà còn là nhà triết học, nhà thiên văn học, nhà vật lý,… lỗi lạc trong lịch sử nhân loại.
Newton là “cha đẻ” của rất nhiều học thuyết và nghiên cứu khoa học có giá trị. Chúng đã góp phần vào sự phát triển chung của toàn nhân loại. Tiêu biểu có thể kể đến như định luật Newton và luật vạn vật hấp dẫn.

Blaise Pascal (1623 – 1662)
Ông là nhà toán học, nhà vật lý, nhà phát minh và triết gia Cơ Đốc người Pháp rất nổi tiếng. Chiếc máy tính cơ học đầu tiên xuất hiện trên thế giới là do Blaise Pascal tạo ra. Tên Pascal của ông cũng đã được lấy để đặt cho chiếc máy tính đó.

Vào năm 1653, Pascal đã viết nên công trình “Traité du triangle arithmétique” (Chuyên luận về Tam số học). Nó miêu tả một biểu mẫu gọi là tam giác Pascal.
Một số ứng dụng khá quen thuộc của tam giác Pascal có thể kể đến như: tạo tiền đề để xây dựng nên 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, được dùng để chứng minh nhị thức Newton và ứng dụng trong các thuật toán thuộc lĩnh vực tin học.
Fibonacci (1170 – 1250)
Fibonacci là một nhà toán học người Ý và là người có công lan truyền hệ ký số Hindu – Ả Rập phổ biến khắp châu Âu. Hệ ký số này được áp dụng vào việc chuyển đổi khối lượng, chiều dài, tính toán số sách, tính toán tiền lời, đổi tiền và nhiều ứng dụng khác.
Bên cạnh đó, ông còn tạo nên dãy số Fibonacci. Dãy số này không chỉ góp phần vào sự phát triển của toán học mà còn được xem như tỷ lệ vàng trong nghệ thuật, tự nhiên, kiến trúc và cả tài chính.

Thales (624 – 546 TCN)
Thalès de Milet (phiên âm tiếng Việt: Ta-lét) là một nhà toán học rất nổi tiếng. Không chỉ là người đứng đầu trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp mà ông còn là nhà triết gia đầu tiên tại đất nước này.
Định luật Thales do ông tạo ra có đóng góp rất lớn trong lĩnh vực toán học của cả thế giới. Nó được ứng dụng để đo chiều cao kim tự tháp Khufu.
Bên cạnh đó, định luật này còn được dùng để đo những khoảng cách khi con người không thể tới được như đo chiều cao của ngọn núi hay đo khoảng cách của dòng sông.

Pythagoras (580 đến 572 – 500 đến 490 TCN)
Pythagoras (phiên âm tiếng Việt: Pi-ta-go) là một nhà toán học và khoa học vĩ đại nổi tiếng người Hy Lạp. Định lý mang tên ông luôn xuất hiện trong chương trình dạy toán ở Việt Nam.
Ứng dụng phổ biến nhất của định lý Pi-ta-go là dùng để tìm số đo các cạnh của tam giác vuông. Bên cạnh đó, nó còn có thể tính khoảng cách giữa 2 điểm trong mặt phẳng X – Y.

Alan Turing (1912 – 1954)
Alan Turing là một nhà logic học, mật mã học và logic học người Anh cực kỳ nổi tiếng. Ông được xem là “cha đẻ” của ngành khoa học máy tính. Những ý tưởng như siêu máy tính hay trí tuệ nhân tạo ở thế hệ chúng ta đều do Alan Turing khơi nguồn và truyền cảm hứng.
Phép thử Turing nổi tiếng của ông đặt ra câu hỏi rằng các máy móc có thể đạt được ý thức và suy nghĩ riêng hay không. Đây là một đóng góp vĩ đại cho việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo trong tương lai.

Andrew Wiles (1953)
Andrew Wiles là một trong những nhà toán học nổi tiếng người Anh. Ông được giới thiệu về định lý lớn Fermat khi chỉ mới 10 tuổi. Sau nhiều năm tự nghiên cứu cùng sự hỗ trợ từ giáo sư John Coates, Wiles đã trở thành người đầu tiên chứng minh được định lý này.

René Descartes (1596 – 1650)
René Descartes (phiên âm tiếng Việt: Rơ-nê Đề-các) là một nhà khoa học, nhà triết gia, nhà toán học người Pháp. Ông có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực toán học. Tiêu biểu phải kể đến là hệ thống hóa hình học giải tích, lý thuyết các đẳng thức và mô tả lũy thừa.

Bên cạnh đó, Descartes là người đầu tiên dùng các ký hiệu x, y, z làm ẩn số trong toán học hiện đại. Ông còn nổi tiếng bởi phương pháp dấu hiệu Descartes, nó được ứng dụng để tìm số nghiệm âm, dương của phương trình đại số.
Euclid (thế kỉ III TCN)
Ông là một nhà toán học lỗi lạc vào thời cổ Hy Lạp và được mệnh danh là “cha đẻ của hình học”. Công trình vĩ đại nhất của ông phải kể đến là bộ sách gồm 13 quyển. Trong đó, Euclid đã chọn lọc, phân loại các kiến thức hình học một cách đầy đủ và chặt chẽ.
Bộ sách của ông đã đặt nền móng cơ bản cho môn hình học trong lĩnh vực toán học của cả thế giới. 13 quyển của Euclid cũng là nguồn gốc của hầu hết kiến thức hình học mà bạn biết đến ở bậc trung học cơ sở.

Carl Friedrich Gauss (1777 – 1855)
Carl Friedrich Gauss là nhà toán học nổi tiếng người Đức. Những đóng góp to lớn của ông trong lĩnh vực toán học phải kể đến như: lý thuyết số, hình học vi phân, giải tích.
Gauss được mệnh danh là “hoàng tử của các nhà toán học” vì những ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của toán học và khoa học. Ông còn được so sánh ngang hàng với những nhà toán học vĩ đại như Isaac Newton và Archimedes.

Georg Cantor (1845 -1918)
Cantor là một nhà toán học lừng danh và là “cha đẻ” của lý thuyết tập hợp trong toán học. Ông đã bắt đầu một cuộc cách mạng toán học với một câu hỏi đơn giản: “Vô hạn lớn đến chừng nào?”.
Trước khi Cantor nghiên cứu thì vấn đề vô cực vẫn chưa được giải thích đầy đủ và hệ thống. Nhưng khi ông đưa ra hệ thống luận điểm giải thích chính xác về vô cực thì lại bị các nhà toán học khác lại chỉ trích. Họ cho rằng khái niệm của Cantor đưa ra quá mơ hồ và có nhiều nghịch lý.
Cantor vẫn tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này và ông đặt tên nó là “giả thuyết Continuum”. Đến tháng 5 năm 1894, ông mắc bệnh trầm cảm và bị đưa đến nhà thương điên Nervenklinik ở Halle.

Paul Erdős (1913 – 1996)
Erdős là nhà toán học nổi tiếng người Hungary. Các nghiên cứu của ông bao gồm: toán học tổ hợp, giải tích, lý thuyết xấp xỉ, lý thuyết xác suất, lý thuyết đồ thị và lý thuyết tập hợp.
Ông được xem là một trong những nhà toán học tài năng nhất ở thế kỷ 20. Bên cạnh đó, ông còn nổi tiếng bởi tính cách lập dị. Erdős đã để lại nhiều thành tựu và đóng góp to lớn trong lĩnh vực toán học trước khi qua đời.

Leonhard Euler (1707 – 1783)
Với hơn 900 cuốn sách được xuất bản, Leonhard Euler được coi là nhà toán học có nhiều đóng góp nhất mọi thời đại. Ông cũng là người tạo nên nhiều ký hiệu toán học mà chúng ta vẫn đang sử dụng như số pi, sin, cos, tg, cotg,…
Ngoài ra, ông còn có nhiều đóng góp cho lĩnh vực vật lý. Ông theo đuổi các nghiên cứu về những định luật chuyển động của Isaac Newton. Bên cạnh đó, Euler còn nghiên cứu về triết học, thần học, lý thuyết âm nhạc, bản đồ,…

Girolamo Cardano (1501 – 1576)
Cardano không chỉ là nhà toán học mà còn là thầy thuốc và nhà chiêm tinh thời Phục Hưng. Vốn dĩ ông theo học ngành y nhưng vì tính cách lập dị nên khó tìm được việc làm. Dù vậy, ông vẫn theo nghề và là người đầu tiên giải thích được các vết sốt thương hàn.
Toán học đến với Cardano một cách rất tình cờ. Ban đầu, do túng thiếu nên ông tìm đến cờ bạc. Từ đó, ông viết nên các lý giải về xác suất có hệ thống trong quyển “Liber de ludo aleae”.
Kiến thức về xác suất của ông đã trở thành tiền đề cho sự ra đời của số liệu thống kê, tiếp thị, bảo hiểm và dự báo thời tiết. Bên cạnh đó, Cardano còn có nhiều thành tựu nổi bật về đại số học như lời giải phương trình bậc ba và bậc bốn.

Hypatia (360 – 415)
Hypatia là con gái duy nhất của nhà toán học Theon thành Alexandria. Được tiếp thu nền giáo dục từ cha mình, bà đã trở thành nhà toán học nữ đầu tiên trên thế giới.
Di sản giá trị nhất mà bà để lại cho lĩnh vực toán học là phiên bản chỉnh sửa “Euclid’s The Elements”. Hypatia là một người phụ nữ tài năng nhưng lại có kết cục bi thảm. Bà bị một đám người Cơ Đốc cuồng tín tra tấn và thiêu chết.

Wilhelm Leibniz (1646 – 1716)
Wilhelm Leibniz là một nhà toán học nổi tiếng người Đức. Ông và Isaac Newton đã cùng nhau khám phá ra vi tích phân độc lập. Bên cạnh đó, Leibniz còn nghiên cứu hệ thống số nhị phân tạo nền tảng cho hầu hết cấu trúc máy tính hiện đại thời nay.

Archimedes (287 – 212 TCN)
Ông là một nhà phát minh, nhà vật lý, nhà thiên văn học, và nhà toán học người Hy Lạp. Các thành tựu vĩ đại của Archimedes bao gồm: tìm ra một phép toán xấp xỉ với số pi, định nghĩa một dạng đường xoắn ốc (xoắn ốc Archimedes) và tạo ra một hệ sử dụng phép lũy thừa để biểu thị các con số lớn.
Ngoài ra, Archimedes là người đầu tiên áp dụng toán học vào các bài toán vật lý. Ông còn thiết kế ra nhiều loại máy móc như máy bơm trục vít và ròng rọng phức hợp. Do đó, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu thời kỳ cổ đại.

Jules Henri Poincaré (1854 – 1912)
Jules Henri Poincaré là nhà toán học, nhà triết gia, nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng người Pháp. Ông được nhiều người trong lĩnh vực khoa học công nhận về sự đa tài và tầm hiểu biết sâu rộng.
Ông sở hữu nhiều đóng góp căn bản cho toán học thuần túy, toán học ứng dụng, vật lý toán và cơ học thiên thể. Bên cạnh đó, ông còn là người đầu tiên khám phá ra hệ có tính tất định hỗn độn. Nó là cơ sở tạo nên lý thuyết hỗn độn hiện đại (Chaos Theory).

Georg Friedrich Bernhard Riemann (1826 – 1866)
Riemann là nhà toán học người Đức có ảnh hưởng lớn nhất vào khoảng giữa thế kỷ 19. Tuy số lượng công trình xuất bản của ông không có nhiều, nhưng lại có khả năng mở ra được những ngành nghiên cứu mới khi kết hợp giữa giải tích và hình học
Phần lớn các đóng góp của ông nằm ở ngành giải tích toán và hình học vi phân. Chúng là tiền đề để xây dựng nền tảng cho lý thuyết tương đối được phát triển thêm.

Muhammad ibn Musa al-Khwarizmi (780 – 850)
Muhammad ibn Musa al-Khwarizmi là nhà toán học, nhà địa lý học, nhà chiêm tinh học và thiên văn học Ba Tư. Công trình nổi bật của ông là quyển “Đại số”. Đây là cuốn sách đầu tiên viết về cách giải phương trình bậc bốn và tuyến tính.
Ngoài ra, ông còn khảo sát và cập nhật chi tiết hơn cho cuốn “Địa lý” của Ptolemy. Bên cạnh đó, ông cũng đã viết một số tác phẩm về chiêm tinh và thiên văn học.

John Horton Conway (1937)
Ông là một trong những nhà toán học nổi tiếng thế giới. John Horton Conway có nhiều đóng góp quan trọng trong toán học thuần túy như lý thuyết số, hình học và lý thuyết tập hợp, lý thuyết nhóm hữu hạn,…
Bên cạnh đó, ông cũng góp phần cho nhiều nhánh của toán học giải trí, đáng chú ý nhất là phát minh ra máy tự động di động có tên là “Trò chơi cuộc sống” giúp bạn thấy cách các mẫu ô phát triển trong một lưới.

Grigori Perelman (1966)
Perelman là nhà toán học chứng minh được giả thuyết Poincaré nhưng từ chối 1 triệu đô la tiền thưởng. Không chỉ vậy, ông cũng từng từ chối huy chương Fields vào năm 2006. Ông cho rằng “Nếu bằng chứng là đúng thì không cần sự công nhận nào khác”.
Ông cũng là người phát biểu giả thuyết Poincaré lần đầu tiên vào năm 1904 và liên quan đến hành vi của các hình dạng trong không gian ba chiều.

Terry Tao (1975)
Đây là một nhà toán học người Úc gốc Hoa sống ở Mỹ. Terry Tao đã nhận được Huy chương Fields vào năm 2006. Ông chuyên nghiên cứu về lý thuyết tổ hợp, giải tích và phương trình đạo hàm riêng.
Đồng thời, anh cũng là người chứng minh cho việc dãy số nguyên tố có độ dài bất kỳ, với mỗi dãy số sẽ cách nhau một khoảng cố định.

Bài viết đã giới thiệu về 23 nhà toán học nổi tiếng nhất thế giới. Họ là những người tài năng và nỗ lực cống hiến trong lĩnh vực khoa học mà bạn có thể học hỏi. Đừng quên đón chờ những bài viết hấp dẫn khác trên dinhnghia nhé!