Các công ty Nhật thường có quy trình rất khắt khe về sản xuất để tránh gây hao phí. Họ áp dụng nguyên tắc cắt giảm 3M để tối ưu hóa quy trình của mình. 3M là từ viết tắt của Muda, Mura và Muri. Vậy Muda, Mura và Muri là gì? Và tại sao chúng ta cần loại bỏ chúng. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Nguồn gốc
Đây là một khái niệm cơ bản trong quy trình sản xuất của Toyota – Toyota Production System (TPS). Để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thì ngoài việc tăng sản lượng, tăng doanh thu thì giảm thiểu chi phí luôn là một ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp.
Muda
Khái niệm
Muda (Waste) – Lãng phí
Muda là một từ gốc Nhật có nghĩa là vô ích, vô dụng, lãng phí. Là mọi hoạt động hoặc quá trình không cần thiết, không làm tăng giá trị.
Các loại Muda
Muda có hai loại:
Một là những lãng phí cần thiết. Bao gồm những hoạt động như đào tạo thiết yếu, phục vụ, kiểm tra, hợp tác và quản trị.
Hai là những lãng phí không đem lại giá trị cho khách hàng và gây hao phí cho tổ chức. Do đó lãng phí do Muda loại 2 cần loại bỏ.
Có 7 loại lãng phí trong Muda loại 2 cần biết đến:
Transport – Vận chuyển
Vận chuyển là quá trình vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi này qua nơi khác. Hàng hóa trong quá trình vận chuyển luôn ở trong tình trạng thất thoát hoặc chậm trễ. Chi cho nhân công, trang thiết bị ở mức đắt đỏ và khách hàng không chi trả chi phí cho việc này.
Inventory – Hàng tồn kho
Các dạng tồn kho như nguyên vật liệu, bán thành phẩm và các sản phẩm hoàn thiện. Các sản phẩm này chưa tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, ngược lại nó tốn một khoản chi phí khá lớn như chi phí kho bãi, chi phí quản lý, chi phí do bảo quản, hư hỏng.
Motion – Thao tác
Thao tác dư thừa của con người hay máy móc cũng chính là một loại lãng phí.
Ví dụ: thời gian di chuyển quá nhiều giữa các phòng ban, di chuyển máy móc quá nhiều, mất thời gian tìm kiếm dụng cụ. Lãng phí trong thao tác làm mất thời gian (tiền) gây căng thẳng cho người lao động, máy móc, làm giảm năng suất.
Waiting – Chờ đợi
Chờ đợi chính là khoảng thời gian chết trong quy trình sản xuất, là thời gian mà nhân công và máy móc nhàn rỗi.
Chờ đợi do hậu quả của việc vận chuyển hàng hóa bị chậm trễ. Chờ đợi mỗi lần rất ngắn nhưng với số lượng người lớn và tần suất lặp lại nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp.
Overproduction – Sản xuất thừa
Sản xuất thừa xảy ra khi làm ra quá nhiều hoặc quá sớm.
Một thực tế khá phổ biến, các doanh nghiệp thường làm theo nguyên tắc “Đúng tình hình” (Just in Case): sản xuất 1 lần theo số lượng lớn, lưu trữ và tiêu thụ dần không phải “Đúng thời điểm” (Just in Time). Điều này khiến chi phí kho bãi lớn.
Over Processing – Xử lý thừa
Xử lý thừa xảy ra ở quy trình mà người lao động dùng các kỹ thuật không phù hợp, thiết bị quá khổ, thực hiện yêu cầu vượt mức yêu cầu của khách hàng. Ví dụ: gia công quá kỹ, gia công tại những vị trí không yêu cầu.
Defects – Hàng lỗi
Với mỗi một món hàng bị lỗi đều cần phải tái chế hoặc thay mới, nó gây lãng phí nguồn nhân lực, nguyên liệu, phát sinh thêm các công việc liên quan, và có thể dẫn đến mất khách hàng.
Lợi ích khi loại bỏ Muda
Phát hiện ra 7 loại lãng phí trong tổ chức và cải thiện chúng sẽ giúp cải thiện mức độ hiệu quả của công việc. Bổ sung giá trị vào các quá trình một cách hiệu quả hơn.
Muri
Khái niệm
Muri (overburden) – Quá tải
Muri có nghĩa là quá tải, vượt quá khả năng của máy móc, thiết bị, hay một quy trình nào đó. Muri gắn liền với các hoạt động mà con người, máy móc bị dồn ép làm việc, hoạt động một cách quá tải.
Ví dụ, yêu cầu con con người làm khối lượng công việc vượt qua mức khả năng của họ trong một thời gian ngắn. Hoặc máy móc bị làm việc quá sức sẽ mất đi năng suất ban đầu của nó.
Điều này ngược lại sẽ làm giảm năng suất, mức độ hiệu quả của công việc được đề ra, không tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm việc vận hành máy móc.
Cách khắc phục Muri
Giảm thiểu mức độ công việc thông qua xây dựng một quy trình làm việc theo tiêu chuẩn, giảm thời gian máy móc, thiết bị vận hành.
Mura
Khái niệm
Mura (Unevenness) – Thiếu cân bằng
Mura có nghĩa là không đồng bộ. Bao gồm các hoạt động tạo ra sự thay đổi, mất cân bằng trong một quy trình.
Tác hại của Mura
Trong quá trình sản xuất liên tục có những thay đổi từ cấp trên, thông báo hết nguyên vật liệu gây xao nhãng công việc, không đồng bộ với mục tiêu ban đầu.
Những hoạt động này khiến mọi người dừng công việc này và bắt đầu một công việc khác một cách gấp rút, gây nhiều khó khăn, sai sót.
Xem thêm:
- SNS là gì? Các mạng xã hội phổ biến sao Hàn Quốc, Nhật Bản hay dùng
- Gyaru là gì? Vì sao phong cách gyaru được giới trẻ Nhật Bản yêu thích
- Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới – Lịch sử 8 Bài 19
Muda, Mura, Muri là những nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả sản xuất. Muda, Mura, Muri có thể được loại bỏ và giảm thiểu bằng cách áp dụng những nguyên tắc công cụ khác nhau. Để cắt giảm chi phí của doanh nghiệp thì giảm thiểu, loại bỏ Muda, Mura, Muri là điều thiết yếu.