L/C là gì? Vai trò của thư tín dụng L/C trong xuất nhập khẩu

Hỏi đápL/C là gì? Vai trò của thư tín dụng L/C trong xuất...

Ngày đăng:

0
(0)

L/C là một thuật ngữ dùng trong xuất nhập khẩu, nếu không nghiên cứu và hoạt động trong ngành thì khó mà hình dung được L/C là gì. Trong bài viết này, DINHNGHIA.COM.VN sẽ mang đến cho bạn tất tần tật những thông tin về L/C, hãy cùng theo dõi nhé!

L/C là gì?

L/C (viết tắt của Letter of Credit) còn được gọi là thư tín dụng, là loại thư do ngân hàng phát hành nhằm cam kết với người xuất khẩu về việc thanh toán một khoản tiền trong một thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được các chứng từ hợp lệ theo quy định của L/C.

L/C được sử dụng trong trường hợp các chủ thể của hợp đồng thuộc các quốc gia khác nhau, các bên không đủ tin tưởng lẫn nhau. Hình thức sử dụng thư tín dụng sẽ đảm bảo và giúp hai bên có thể yên tâm về quyền lợi của mình.

L/C là viết tắt của Letter of Credit
L/C là viết tắt của Letter of Credit

Mối quan hệ giữa L/C với hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương là cơ sở hình thành L/C. Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, bên mua (nhập khẩu) sẽ dựa trên các nội dung và thỏa thuận được cam kết trong hợp đồng và yêu cầu ngân hàng ký phát hành một thư tín dụng (L/C) để cam kết thanh toán cho bên bán (xuất khẩu).

Nếu người xuất khẩu tin tưởng và đồng ý với những nội dung của L/C thì sẽ tiến hành thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định. Có thể nói rằng sau khi được phát hành, L/C sẽ hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương.

Những điều kiện để mở L/C:

  • Cân nhắc nguồn vốn đảm bảo thanh toán L/C.
  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ yêu cầu mở L/C.
L/C hình thành dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại thương nhưng không phụ thuộc vào hợp đồng này
L/C hình thành dựa trên cơ sở hợp đồng ngoại thương nhưng không phụ thuộc vào hợp đồng này

Đặc điểm của giao dịch theo L/C

Giao dịch theo L/C có các đặc điểm sau:

  • L/C là giao dịch kinh tế hai bên giữa người xuất khẩu và ngân hàng phát hành. Ngân hàng sẽ đại diện cho các chỉ thị, yêu cầu của người nhập khẩu.
  • L/C hình thành dựa trên hợp đồng ngoại thương nhưng sau đó hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào hợp đồng này.
  • L/C chỉ giao dịch trên chứng từ và chỉ căn cứ vào chứng từ để thanh toán. Ngân hàng sẽ kiểm tra các chứng từ, nếu phù hợp theo yêu cầu của L/C thì ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thanh toán cho người xuất khẩu.
  • Nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C là tuân thủ chứng từ một cách chặt chẽ, bao gồm đúng chủng loại, số lượng và nội dung. Chính vì vậy mà L/C giúp hạn chế rủi ro trong thanh toán, đôi khi còn là công cụ từ chối thanh toán và tránh lừa đảo, gian lận trong các giao dịch.
L/C là giao dịch kinh tế hai bên giữa người xuất khẩu và ngân hàng phát hành
L/C là giao dịch kinh tế hai bên giữa người xuất khẩu và ngân hàng phát hành

Phân loại L/C

Một số loại L/C phổ biến hiện nay :

  • L/C không thể huỷ ngang (irrevocable Letter of Credit).
  • L/C không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable Letter of Credit).
  • L/C giáp lưng (Back to Back Letter of Credit).
  • L/C ứng trước điều khoản đỏ (Advanced Letter of Credit/Red clause Letter of Credit)
  • L/C tuần hoàn (Revolving Letter of Credit).
  • L/C dự phòng (Stand by Letter of Credit).
  • L/C chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit).
  • L/C đối ứng (Reciprocal Letter of Credit).
Có nhiều loại thư tín dụng (L/C)
Có nhiều loại thư tín dụng (L/C)

Ưu điểm và nhược điểm của L/C

Ưu điểm của L/C

Lợi ích đối với người xuất khẩu

  • Bất kể việc người mua có trả tiền hay không, người xuất khẩu cũng sẽ được ngân hàng thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng.
  • Hạn chế tối đa việc chậm trễ trong việc chuyển chứng từ.
  • Việc thanh toán được tiến hành ngay sau khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, đối với L/C trả chậm thì việc thanh toán sẽ tiến hành trong một ngày được xác định trước.
  • Để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng, khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C trước.

Lợi ích đối với người nhập khẩu

  • Người nhập khẩu chỉ phải trả tiền khi hàng hóa thực sự đã được giao.
  • Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu phải tuân thủ quy định trong L/C để đảm bảo việc mình sẽ được thanh toán tiền (nếu làm sai quy định người xuất khẩu sẽ phải mất tiền).

Lợi ích đối với ngân hàng

  • Thu về một khoản doanh thu đáng kể từ phí dịch vụ (phí mở L/C, phí thanh toán hộ, phí chuyển tiền,…).
  • Giúp các ngân hàng mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, tạo ra tiềm năng phát triển.
L/C giúp đảm bảo quyền lợi cho cả người xuất khẩu và nhập khẩu
L/C giúp đảm bảo quyền lợi cho cả người xuất khẩu và nhập khẩu

Nhược điểm của L/C

  • Với người xuất khẩu: Trong trường hợp người xuất khẩu không xuất trình được bộ chứng từ theo quy định của L/C hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực của L/C thì Ngân hàng có thể từ chối thanh toán.
  • Với người nhập khẩu: Do L/C độc lập với hợp đồng ngoại thương nên ngân hàng phát hành chỉ kiểm tra bề ngoài của bộ chứng từ có phù hợp với điều khoản của L/C hay không, mà không chịu trách nhiệm về nội dung, tính chính xác, hiệu lực pháp lý của bất kỳ chứng từ nào trong bộ chứng từ người xuất khẩu cũng như chất lượng hàng hóa trong hợp đồng ngoại thương.
  • Với ngân hàng phát hành: Rủi ro xảy ra khi một bên vi phạm là khá cao, quá trình kiểm tra chứng từ dễ xảy ra sai sót dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Giao dịch L/C cũng có thể xảy ra rủi ro nếu có bên vi phạm
Giao dịch L/C cũng có thể xảy ra rủi ro nếu có bên vi phạm

Xem thêm:

Vừa rồi là một số thông tin về L/C, hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn về L/C là gì, đặc điểm cũng như những đánh giá chung về thư tín dụng L/C. Đừng quên theo dõi DINHNGHIA để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...