Khái niệm oxit, axit, bazơ, muối là gì? Các loại oxit, axit, bazơ, muối thường gặp

Hóa họcKhái niệm oxit, axit, bazơ, muối là gì? Các loại oxit, axit,...

Ngày đăng:

3
(2)

Oxit axit bazơ và muối là những hợp chất hóa học chủ yếu và vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khái niệm oxit axit bazơ muối là gì thì không phải là điều bạn học sinh nào cũng nắm rõ. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về định nghĩa oxit axit bazơ muối cũng như một số tính chất hóa học của chúng nhé.

Khái niệm oxit axit bazơ muối

Khái niệm oxit

Oxit là hợp chất giữa oxi và một nguyên tố khác. Công thức tổng quát của oxit là (M_{x}O_{y}). Trong thành phần cấu tạo của oxit sẽ có hai nguyên tố và một trong số đó là oxi.

Ví dụ khi ta đốt cháy P trong oxi sẽ tạo thành hợp chất (P_{2}O_{5}) là một oxit.

Oxit được chia thành 2 loại, đó là oxit axit và oxit bazơ.

Vậy oxit axit là gì? Oxit axit là một oxit của phi kim tương ứng. Các oxit axit thường gặp như (P_{2}O_{5}, N_{2}O_{5}, SO_{2}, SO_{3}…)… Tương tự như vậy, chúng ta hãy tự mình lấy các ví dụ về oxit axit nhé.

Bên cạnh oxit axit, chúng ta cũng không thể bỏ qua oxit bazơ. Định nghĩa oxit bazơ là các oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. Ví dụ như (Al_{2}O_{3}, Na_{2}O, CaO…)

Khái niệm axit

Axit là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử Hidro liên kết với các gốc axit. Các gốc axit này có thể được thay thế bằng một nguyên tử kim loại.

Công thức của Axit (H_{n}A). Trong đó n là số nguyên tử H và A là gốc axit.

Các loại axit chúng ta thường gặp như (HCl, H_{2}SO_{4}, HNO_{3}, H_{3}PO_{4}…) Các axit này đều chứa nguyên tử Hidro nhưng lại có các gốc axit khác nhau. Do đó, tính chất hóa học của chúng cũng sẽ không giống nhau.

Khái niệm bazơ

Bazơ là một hợp chất gồm một nguyên tố kim loại liên kết một hoặc nhiều nhóm hidroxit (OH). Ví dụ về các bazơ thường gặp như (NaOH, Ca(OH)_{2}, Al(OH)_{2}…)

Từ đó, ta có thể tổng quát công thức chung của bazơ là (M(OH)_{n}) với n phụ thuộc vào hóa trị của nguyên tố kim loại (do nhóm OH luôn có hóa trị bằng 1).

Bazơ sẽ được chia làm 2 loại, đó là bazơ tan được trong nước hay còn gọi là kiềm và bazơ không tan được trong nước.

Khái niệm muối

Muối là hợp chất tạo bởi một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Công thức tổng quát của hợp chất này là (M_{x}A_{y}). Trong đó M là nguyên tử kim loại và A là gốc axit.

Ví dụ về các muối thường gặp như (NaCl, ZnCl_{2}, Fe(NO_{3})_{3}, Zn_{2}(SO_{4})_{3}…)

Muối sẽ được chia thành 2 loại: muối trung hòa và muối axit. Trong đó, muối trung hòa là muối trong gốc axit không có nguyên tử H và muối axit là loại muối trong gốc axit có nguyên tử hidro.

Khái niệm muối
Khái niệm muối

Cách gọi tên oxit axit bazơ muối

Sau khi đã tìm hiểu xong khái niệm oxit axit bazơ muối, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy tắc đọc tên các hợp chất này nhé.

Cách đọc tên oxit

Đối với oxit, các đọc tên oxit axit và oxit bazơ sẽ không giống nhau,

  • Tên oxit bazơ sẽ được đọc là tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit

Ví dụ: (Fe_{2}O_{3}) sẽ được đọc là sắt III oxit.

  • Tên oxit axit = (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) = tên của phi kim + (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + Oxit.

Trong đó, các tiền tố sẽ tương ưng là: 1 là mono, 2 là đi, 3 đọc là tri, 4 là tetra và 5 là penta.

Ví dụ: (SO_{2}) đọc là lưu huỳnh đioxit, (SO_{3}) là lưu huỳnh trioxit…

Cách đọc tên axit

Axit sẽ được chia thành các loại khác nhau. Đó là axit có oxi, axit có ít oxi và axit không có oxi. Cách đọc các loại axit khác nhau sẽ khác nhau.

  • Axit có oxi sẽ là: Axit + Tên phi kim và cộng với đuôi ic.

Ví dụ: (H_{2}SO_{4}) là axit sunfuric, (H_{3}PO_{4}) là axit photphoric

  • Axit không có oxi: Axit + Tên phi kim cộng với đuôi hiđric

Ví dụ: HCl đọc là axit clohidric, HF là axit flohidric

  • Axit có ít oxi được đọc như sau: Axit + Tên phi kim + ơ

Ví dụ: (H_{2}SO_{3}) là axit sunfurơ

Cách đọc tên bazơ

So với oxit là axit, cách đọc tên bazơ tương đối đơn giản.

Một bazơ sẽ có cách đọc là: tên bazơ = Tên kim loại( đọc kèm hoá trị nếu Kim loại đó có nhiều hóa trị) + hiđroxit.

VD: (Ca(OH)_{2}): Canxi hidroxit, NaOH: natri hidroxit, (Fe(OH)_{3}): sắt (III) hiđroxit.

Cách đọc tên muối

Cách đọc tên muối như sau: Tên muối = tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu Kim loại đó có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.

VD: (Ca(NO_{3})_{2}) đọc là Canxi nitrat,  (MgCl_{2}) là Magie clorua, (Fe_{2}(SO_{4})_{3}) tương ứng với sắt (III) sunfat

Để hiểu rõ hơn phần này, chúng ta cần luyện tập thêm các bài tập gọi tên axit bazơ muốinhé.

Cách đọc tên muối
Cách đọc tên muối

Một số tính chất hóa học cơ bản của oxit axit và oxit bazơ

Tính chất hóa học của oxit axit – bazơ muối là một phần kiến thức vô cùng rộng. Nó cũng là kiến thức quan trọng ngoài khái niệm oxit axit bazơ muối. Vì thế, trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tính chất chung của oxit axit và oxit bazơ – hai chất cơ bản để tạo nên axit, bazơ và muối nhé.

Tính chất hóa học của oxit axit

  • Oxit axit tác dụng với nước để tạo ra axit

Ví dụ: (SO_{3}+H_{2}Orightarrow H_{2}SO_{4})

  • Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo ra muối và nước

Ví dụ: (CO_{2}+Ca(OH)_{2}rightarrow CaCO_{3}+H_{2}O). Trong đó (CaCO_{3}) kết tủa

  • Oxit axit tác dụng với oxit bazơ (tan) tạo ra muối

Ví dụ: (CO_{2}+Na_{2}Orightarrow Na_{2}CO_{3})

Tính chất hóa học của oxit bazơ

  • Oxit bazơ tác dụng với nước để tạo ra dung dịch bazơ

Ví dụ: (CaO+H_{2}Orightarrow Ca(OH)_{2})

  • Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo ra muối và nước

Ví dụ: (Na_{2}O+2HNO_{3}rightarrow 2Na(NO)_{3}+H_{2}O)

Ngoài ra, oxit bazơ cũng có thể tác dụng với oxit axit để tạo ra muối.

Các tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ cũng là một trong những cách để điều chế axit, bazơ, muối.

Xem thêm:

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về định nghĩa oxit axit bazơ muối cũng như cách đọc và một số loại oxit axit bazơ muối phổ biến rồi. Hy vọng qua bài viết này, các em đã hiểu rõ hơn về những hợp chất này. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về khái niệm oxit axit bazơ muối hãy để lại nhận xét dưới đây để cùng DINHNGHIA.COM.VN trao đổi và tìm ra lời giải nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá 2

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1km2 bằng bao nhiêu hm2? Quy đổi Kilômét vuông sang Héctômét vuông

Ki-lô-mét vuông và héc-tô-mét vuông là đơn vị đo...

Kg/cm2 là gì? Quy đổi kg/cm2 sang kN/m2, MPa, t/m2, psi, kPa, bar

Các đơn vị đo áp suất thường được ứng...

1 hg bằng bao nhiêu kg? Quy đổi từ Héctôgam sang Kilôgam

Đơn vị đo khối lượng hg và kg không...

1kg bằng bao nhiêu tạ, gam, tấn, yến? Cách đổi đơn vị kilogam

Trong cân lường, đơn vị ki-lô-gam thường được chuyển...