Diện tích hình thang là gì? Công thức tính diện tích hình thang như nào? Cách tính diện tích hình thang khi biết 4 cạnh? … Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu một số nội dung liên quan đến chủ đề này nhé!
Cho hình thang ABCD với độ dài đáy CD là a, đáy AB là b và chiều cao h
=> Công thức tính diện tích hình thang: (S = frac{a+b}{2} times h)
Nội dung bài viết
Công thức tính diện tích hình thang khi biết độ dài 4 cạnh
Cho hình thang với độ dài 4 cạnh lần lượt là Q,R,S,P
=> Công thức tính diện tích hình thang: (S = ((P + Q) sqrt{2(r^{2}s^{2} +r^{2}(P – Q)^{2} + s^{2}times (P-Q)^{2})-(r^{4} + s^{4} + (P-Q)^{4})})div 4(P-Q))
Có thể bạn quan tâm:
- Mét vuông đổi ra mét bằng bao nhiêu? Có đổi được không?
- 1 độ bằng bao nhiêu phút, giây, radian? Cách đổi đơn vị độ (góc)
- Cách đổi inch sang m cực chính xác, nhanh chóng bằng công cụ
- 1 g bằng bao nhiêu mg? Cách đổi g về các đơn vị đo khối lượng
Cách tính diện tích hình thang vuông
Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
Cạnh bên vuông góc với hai đáy cũng chính là chiều cao h của hình thang.
Cho hình thang ABCD, AD vuông góc với AB và DC.
=> Diện tích hình thang vuông ABCD: (S = frac{AB + CD}{2} times AD)
Công thức diện tích hình thang cân
Hình thang cân là hình thang có 2 góc bằng nhau hoặc 2 cạnh bên không song song và bằng nhau
Cho hình thang cân ABCD có 2 cạnh bên AB và CD bằng nhau. Đường cao AH và DK
=> Diện tích hình thang ABCD = Diện tích tam giác vuông AHB + Diện tích tam giác vuông DKC + Diện tích hình chữ nhật ADKH
Mà (S_{AHB}) = (S_{DKC}) do có cùng độ dài đáy và chiều cao => (S_{ABCD}) = 2 (S_{AHD}) + (S_{ADKH})
=> (S_{ABCD} = 2times frac{AH times BK}{2} + (AD times AH))
Các dạng bài tập về diện tích hình thang
Ví dụ 1:
Cho hình thang ABCD có chiều dài các cạnh: AB = 8, cạnh đáy CD = 13, chiều cao giữa 2 cạnh đáy là 7. Hãy tính diện tích hình thang.
Cách giải
Theo công thức tính diện tích hình thang ta có: (S_{ABCD} = frac{8+13}{2}times 7 = 73,5)
Ví dụ 2:
Mảnh đất hình thang có đáy lớn là 38m và đáy bé là 28m. Mở rộng hai đáy về bên phải của mảnh đất với đáy lớn thêm 9cm và đáy bé thêm 8m thu được mảnh đất hình thang mới có diện tích hơn diện tích mảnh đất hình thang ban đầu là 107,1m2. Hãy tính diện tích mảnh đất hình thang ban đầu.
Cách giải
Phần diện tích tăng thêm chính là diện tích hình thang có đáy lớn là 9m và đáy bé là 8m, chiều cao cùng với chiều cao hình thang ban đầu.
Chiều cao của mảnh đất này là: (h = frac{107,1 times 2 }{(9+8)}) (m)
Diện tích mảnh đất hình thang ban đầu là: (S = frac{(38+28)}{2}times 12,6 = 415,8) (m2)
Ví dụ 3:
Cho hình thang vuông có khoảng cách hai đáy là 96cm và đáy nhỏ bằng 4/7 đáy lớn. Tính độ dài hai đáy, biết diện tích hình thang là 6864 cm2.
Cách giải
Khoảng cách hai đáy chính là chiều cao của hình thang đó.
Tổng độ dài hai đáy là: (frac{6864 times 2}{96} = 143) (cm)
Độ dài đáy bé là: (frac{143}{(4+7)} times 4 = 52) (cm)
Độ dài đáy lớn là: (143 – 52 = 91) (cm)
Xem thêm:
- Hình thang cân: Tính chất, Dấu hiệu nhận biết và Cách chứng minh
- Định nghĩa hình tứ giác, các hình tứ giác phổ biến và đặc điểm
- Hai đường thẳng song song là gì? Dấu hiệu nhận biết và Chứng minh
Trên đây là bài viết về diện tích hình thang. Nếu có góp ý, băn khoăn hay thắc mắc gì các bạn để lại bình luận bên dưới nhé! Cảm ơn các bạn, thấy hay thì chia sẻ nha ^^