Tần số hay tần suất dùng để biểu thị số lần lặp lại của hiện tượng trên một đơn vị thời gian. Ngày nay, tần số được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực. Vậy nên, nhiều đơn vị ước lượng tần suất cũng vì thế được sinh ra. Trong bài viết này, chúng mình sẽ cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về đơn vị Hz là gì cũng như cách đổi 1Hz sang kHz, GHz, MHz,… chính xác nhất nhé!
Nội dung bài viết
Hz là gì?
- Tên đơn vị: Héc
- Tên tiếng Anh: Hertz
- Ký hiệu: Hz
- Hệ đo lường: Hệ đo lường quốc tế SI
Hertz có ký hiệu Hz là một đơn vị dùng để biểu thị số lần dao động thực hiện được trong 1 giây, thuộc hệ đo lường quốc tế SI. Hertz được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức – Heinrich Rudolf Hertz.
Với dòng điện xoay chiều, Hertz được sử dụng để chỉ số lần lặp lại trạng thái cũ trong 1 giây và được kí hiệu là F. Hertz được ứng dụng nhiều trong đời sống và trong nhiều lĩnh vực để xác định độ dao động, đo lường tín hiệu âm thanh,…

Một số khái niệm tần số (Hz)
Tần số âm thanh
Tần số âm thanh có ký hiệu AF – là một dạng sóng rung độ cơ học có quãng tần số trong ngưỡng 20 – 20.000 Hz mà con người có thể nghe thấy được. Tần số âm thanh còn là đại lượng quyết định chủ yếu đến cao độ.

Tần số ánh sáng
Tần số ánh sáng được xác định dựa trên màu sắc của nó, ánh sáng sẽ là dao động của các trường điện và từ trường dao động trong không gian, cũng như tần số sóng. Các loại sóng và ánh sáng ứng dụng từ tần số có thể kể đến là: Sóng điện từ vi sóng, sóng vô tuyến, sóng bức xạ hồng ngoại, các tần số cao như tia X và tia gamma,…

Tần số quét màn hình
Hình ảnh ta thấy trên màn hình là bao gồm các chuỗi hình ảnh tĩnh được chiếu lên với tốc độ cao mang đến cảm giác chuyển động thực sự, tần số quét màn hình là số lần mà màn hình được cập nhật trong 1 giây. Tần số này cũng được đo bằng đơn vị Hertz và quyết định chính đến chất lượng hình ảnh hiển thị mà ta nhìn thấy.

Tần số dòng điện
Ta sẽ có dòng điện một chiều và xoay chiều, tần số của hai loại dòng điện này cũng khác nhau:
- Dòng điện một chiều thường được thấy trên các loại pin khởi động ô tô hay pin ắc quy,… Tần số của nó có giá trị bằng 0, là một đường thẳng có cường độ không thay đổi theo thời gian và đi theo một hướng nhất định nào đó.
- Tần số dòng điện xoay chiều có nửa chu kỳ là âm – nửa chu kỳ còn lại là dương, nó được biểu thị theo một đồ thị hình sin di chuyển đối xứng với nhau, giá trị phải khác 0. Dòng điện xoay chiều ứng dụng rất nhiều trong đời sống, ví dụ như trong máy giặt, ti vi, tủ lạnh,…

Tần số của bộ xử lý máy tính
Tần số của bộ xử lý máy tính chính là tốc độ của CPU hay còn gọi là tốc độ xung nhịp CPU. Nó được đo bằng đơn vị gigahertz hay GHz. Tần số này biểu thị số chu kỳ xử lý mỗi giây mà CPU có thể thực hiện được, còn là một thước đo để đánh giá hiệu suất hoạt động của CPU.

1Hz bằng bao nhiêu?
Đổi 1Hz sang đơn vị đo tần số
- 1 Hz = 10-12 THz (Terahertz)
- 1 Hz = 10-9 GHz (Gigahertz)
- 1 Hz = 10-6 MHz (Megahertz)
- 1 Hz = 10-3 kHz (Kilohertz)
- 1 Hz = 1 000 mHz (Millihertz)
- 1 Hz = 1 000 000 (106) µHz (Microhertz)
- 1 Hz = 1012 nHz (Nanohertz)

Đổi 1Hz sang đơn vị đo tốc độ quay
- 1 Hz = 1 cps (Chu kỳ/giây)
- 1 Hz = 60 rpm (Vòng/phút)
- 1 Hz = 60 BPM (Nhịp tim/phút)

Đổi 1Hz sang đơn vị đo vận tốc góc
- 1 Hz = 6.28319 rad/s (Radian/giây)
- 1 Hz = 376.99112 rad/min (Radian/phút)
- 1 Hz = 22,619.46711 rad/h (Radian/giờ)
- 1 Hz = 542,867.21054 rad/day (Radian/ngày)
- 1 Hz = 360°/s (Độ/giây)
- 1 Hz = 21,600 °/min (Độ/phút)
- 1 Hz = 1,296,000 °/h (Độ/giờ)
- 1 Hz = 31,104,000 °/day (Độ/ngày)

Cách tính Hz bằng công cụ
Dùng Google
Bạn truy cập vào trang chủ Google và gõ vào ô tìm kiếm.
- Ví dụ: bạn muốn đổi 45 Hz sang kHz thì gõ “45 Hz = kHz” và nhấn Enter.

Dùng công cụ Convert World
- Bước 1: Truy cập vào website Convert World

- Bước 2: Nhập số lượng muốn chuyển > Chọn đơn vị là Hertz (Hz) > Chọn đơn vị muốn chuyển đổi.

- Bước 3: Nhấn chọn dấu mũi tên để chuyển đổi

Dòng điện 50Hz, 60Hz là gì? Khác nhau thế nào?
Dòng điện 50Hz là gì?
Dòng điện 50 Hz thường là dòng điện xoay chiều, thường được thấy trong dòng điện xoay chiều 200V và 380V. Nó là dòng điện đổi chiều 50 lần trong mỗi giây, nghĩa là cứ 1/50 giây thì dòng điện sẽ đổi hướng về đúng điểm ban đầu của nó.

Dòng điện 60Hz là gì?
Cũng tương tự như 50Hz, dòng điện 60Hz đổi chiều 60 lần mỗi giây, nghĩa là cứ 1/60 giây thì nó đổi hướng về điểm ban đầu, bởi vậy nó cũng có tốc độ nhanh hơn dòng điện 50Hz.

Sự khác nhau giữa 50Hz và 60Hz
- Về tốc độ rơ-le: Dòng điện 60Hz có tốc độ nhanh hơn 50Hz, bởi thế mà các thiết bị hỗ trợ dòng điện 60Hz thì rơ-le đóng – ngắt dòng điện sẽ được thực hiện nhanh hơn so với 50Hz.
- Về khả năng truyền tải: Momen đầu trục của 2 dòng điện sẽ khác nhau do sự dao động trong một giây của 50Hz là 1/50 còn của 60Hz là 1/60 (Tần số 60Hz giá trị của dòng điện hiệu dụng lớn sẽ to hơn so với tần số 50Hz trong 1 giây).

Tại sao dòng điện 50Hz lại phổ biến ở Việt Nam hơn?
Ở Việt Nam ta thường thấy dòng điện 50Hz (như là điện xoay chiều 220V) nhiều hơn vì:
- Tần số 50Hz có tốc độ nhỏ hơn nên tiết kiệm hơn khi truyền tải điện năng.
- Khi sử dụng dòng điện có tần số lớn – tốc độ lớn thì các thiết bị cũng như đường dây điện sẽ cần truyền tải điện năng với cường độ lớn, từ đó sẽ có yêu cầu cao hơn về chất lượng, dẫn đến tốn kém hơn.
- Tạo sự thuận tiện khi sử dụng vì đa phần các quốc gia hiện nay đều dùng mức điện chuẩn là 50Hz.

Xem thêm:
- 50hz là gì? Tần số hz là gì? Tại sao ở Việt Nam lại sử dụng điện 50hz?
- Âm là gì? Phân loại âm và các đặc trưng vật lý, sinh lý của âm
- Hiệu điện thế là gì? Volt là gì? Định nghĩa, công thức, ký hiệu
Hy vọng thông qua bài viết giới thiệu về đơn vị Hz là gì, bạn đã có thêm nhiều kiến thức thú vị giúp ích cho học tập và công việc của mình. Chúc các bạn thành công và đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hay, hữu ích nhé!