Chiến tranh lạnh là gì? Tính chất, Diễn biến và Hậu quả

5
(1)

Chiến tranh lạnh là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ căng thẳng giữa Liên Xô và các quốc gia ở phương Tây và đặc biệt là Hoa Kỳ diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vậy chiến tranh lạnh là gì? Nó được bắt nguồn từ nguyên nhân nào và đã gây ra những hậu quả gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chiến tranh lạnh là gì?

“Chiến tranh lạnh” là thuật ngữ được hiểu đơn giản là một thời kỳ căng thẳng về mặt chính trị cũng như quân sự giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội mà tiêu biểu là giữa Hoa Kỳ và Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1989).

Thuật ngữ này được sử dụng từ năm 1947 bởi giới báo chí ở phương Tây. Trong giai đoạn này, nổi bật nhất là cuộc đối đầu chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và những nước đồng minh của mình với một số quốc gia phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ.

Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, hai phe thường xuyên thực hiện các hành động gián điệp, tuyên truyền và các hoạt động khác nhằm củng cố vị thế của mình và đối phó với đối thủ. Cả hai phe thực hiện cuộc đua tranh vũ trang để củng cố sức mạnh của mình. 

Chiến tranh lạnh là gì?
Chiến tranh lạnh là gì?

Nguyên nhân diễn ra chiến tranh lạnh

Mối quan hệ của hai quốc gia vẫn luôn là một mối quan hệ căng thẳng mặc dù Hoa Kỳ và Liên Xô đã cùng chiến đấu như các đồng minh để chống lại Phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ từ lâu đã luôn cảnh giác và lo lắng trước sự độc đoán của nhà lãnh đạo chủ nghĩa cộng sản Liên Xô lúc bấy giờ. Còn bên Liên Xô luôn phẫn nộ trước cách cư xử của người Hoa Kỳ đối với mình, đồng thời họ đã hy sinh hàng chục triệu người Nga trong Thế chiến II.

Sau chiến tranh thế giới kết thúc, mối bất hoà này đã trở nên áp đảo và sự thù hận giữa hai quốc gia ngày càng dâng cao. Ngay sau đó, nhiều người Mỹ trở nên lo lắng trước kế hoạch thống trị thế giới của Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô và chiến tranh ở Đông Âu. Trong lúc đó, Liên Xô căm phẫn trước những lời hùng biện của các quan chức Hoa Kỳ về phát triển vũ khí và cách Washington can dự vào các mối quan hệ quốc tế.

Cũng từ đó, Chiến tranh lạnh chính thức được khởi nguồn. Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh là giai đoạn cuối cùng của lịch sử hình thành hệ thống lưỡng cực và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đặc trưng bằng mâu thuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa và phe Xã hội chủ nghĩa.

Nói chung, Hoa Kỳ đã ra sức chống phá Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa, cố gắng đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới nhằm mục đích thực hiện kế hoạch bá chủ thế giới. Trong khi đó, Liên Xô lại chủ trương duy trì hoà bình an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Trong bối cảnh, sức ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội ngày càng lớn, Mỹ ra sức tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng này của chủ nghĩa xã hội,tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới, chống lại chủ nghĩa xã hội. Từ đó, Liên Xô và Hoa Kỳ đã chuyển từ sự hợp tác trong chiến tranh sang tình trạng đối đầu và Chiến tranh lạnh.

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh lạnh
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh lạnh

Các biểu hiện của chiến tranh lạnh

  • Sự kiện được xem là khởi đầu cho giai đoạn chiến tranh lạnh là bản thông điệp của Tổng thống Truman gửi Quốc hội Mỹ ngày 12 – 3 -1947 trong chính sách chống Liên Xô của Mỹ. Trong bản thông điệp, Tổng thống Mỹ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. 
  • Vào đầu tháng 6 – 1947, Mĩ đề ra “kế hoạch Mácsan” với khoản viện trợ khoảng 17 tỷ USD để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. 
  • Ngày 4 – 4 -1949, Mĩ thành lập khối quân sự – tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
  • Trước những hoạt động của Hoa Kỳ và đặc biệt là việc tham gia của Cộng Hoà Liên Bang Đức vào NATO, tháng 5/1955 Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava. Đây một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa.
  • Sự ra đời của NATO và tổ chức Hiệp ước Vacsava là những sự kiện cuối cùng đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh chính thức bao trùm cả thế giới.
Các biểu hiện của chiến tranh lạnh
Các biểu hiện của chiến tranh lạnh

Diễn biến và hậu quả của chiến tranh lạnh

Diễn biến

Chiến tranh lạnh diễn ra tương đối phức tạp. Mặc dù là các đồng minh chống lại Phe Trục nhưng Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh Quốc hay Pháp đều không đồng thuận sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và đặc biệt là về vấn đề thiết lập thế giới thời hậu chiến. Chính vì lí do nay, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, họ đã nhanh chóng chiếm hầu hết các nước châu Âu cùng với việc Hoa Kỳ và Liên Xô là sự hình thành của hai lực lượng quân sự mạnh nhất. 

Trong khoảng thời gian này,  Liên Xô đã lập ra khối Đông Âu với các quốc gia mà đã được giải phóng được sau chiến tranh lạnh. Không những thế, Liên Xô còn tiến hành sáp nhập một số nước trở thành các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết và duy trì hoạt động của các quốc gia khác như những nước đồng minh của mình.

Về phần mình, Hoa Kỳ đã cùng với một số quốc gia Tây Âu phối hợp lập ra chính sách ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, tiêu biểu là những chính sách phòng vệ, lập ra liên minh NATO (1949) để nhằm phục vụ cho mục đích của mình. 

Sau sự ra đời của NATO, Liên Xô buộc phải nghĩ đến chính sách thành lập một liên minh quân sự riêng. Ngày 14/5/1955, Liên Xô thành lập Tổ chức Hiệp ước Warszawa. Ngoài ra, nhiều quốc gia trong số đó đã tham gia vào kế hoạch tái thiết châu Âu và đặc biệt là Tây Đức – nơi vốn bị Liên Xô phản đối. 

Ở một số quốc gia khác như Mỹ Latinh và Đông Nam Á, Liên Xô lại ủng hộ mạnh mẽ các cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi như ở Việt Nam. Trái lại hành động của Liên Xô, nhiều nước phương Tây lại ủng hộ chủ nghĩa thực dân phản đối. Một phần còn lại của thế giới đã tìm mọi cách nhằm hạ thấp và nhanh chóng dập tắt phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc.

Diễn biến của chiến tranh lạnh
Diễn biến của chiến tranh lạnh

Hậu quả

Chiến tranh lạnh kết thúc để lại nhiều hậu quả đối với thế giới, để lại nhiều hệ lụy cho nhân loại, thậm chí có khoảng thời gian thế giới đứng trước nguy cơ bùng nổ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. 

Tình hình xã hội luôn xảy ra sự bất ổn đồng thời đời sống nhân dân cực khổ khi luôn trong tình trạng căng thẳng và bị đàn áp, kinh tế của nhiều nước bị giảm sút nghiêm trọng do phải đầu tư quá nhiều về kinh phí và sức người phục vụ cho cuộc chạy đua vũ trang cũng như tham vọng của các phe.

Hoa Kỳ và Liên Xô đã chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt, xây dựng hàng nghìn căn cứ quân sự. Trong khi đó, con người vẫn phải chịu đựng bao khó khăn do đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai… gây ra, nhất là các nước ở châu Á, châu Phi.

Diễn biến của chiến tranh lạnh
Diễn biến của chiến tranh lạnh

Tính chất của chiến tranh lạnh

Chiến tranh lạnh không trực tiếp dẫn đến các cuộc chiến tranh trực tiếp giữa các phe, nhưng nó đã có ảnh hưởng đáng kể đến thế giới trong suốt nhiều thập kỷ. Tính chất nổi bật của cuộc chiến tranh này đó chính là có những giai đoạn khá yên tĩnh nhưng cũng có những giai đoạn căng thẳng được đẩy lên cao trào trong quan hệ quốc tế. 

Trong số đó nổi bật phải kể đến như cuộc phong tỏa Berlin (1948 – 1949), chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) hay khủng hoảng Berlin (1961), chiến tranh Đông Dương (1945 – 1975) và rất nhiều những sự kiện khác nữa. 

Cũng trong thập niên 1980, Hoa Kỳ ngày càng tăng cường sức ép ngoại giao, quân sự và kinh tế nhằm mục đích chống lại Liên Xô vốn đang gặp phải những khó khăn về kinh tế. Trong lúc ấy, tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev đã phải đưa ra những cải cách để khắc phục tình hình này. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, vào năm 1991 Liên bang Xô Viết hoàn toàn sụp đổ, Hoa Kỳ chính thức trở thành cường quốc quân sự có vị thế thống trị hàng đầu thế giới.

Hậu quả của chiến tranh lạnh
Hậu quả của chiến tranh lạnh

 

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ thông tin về chiến tranh lạnh, nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của nó đối với thế giới và đối với các cường quốc đứng đầu. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và đừng quên theo dõi những bài viết khác tại DINHNGHIA.COM.VN nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá 1

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Mạng 5G là gì? Mạng 5G khi nào phủ sóng toàn quốc?

Mạng 5G là bước tiến vượt bậc trong công...

Mạng 4G là gì? Có nhanh không? 4G và LTE khác gì nhau?

Mạng 4G, ra đời vào năm 2010, là thế...

3G là gì? Tốc độ của mạng 3G là bao nhiêu? Khác gì với 2G và 4G

Mạng 3G, ra đời vào đầu những năm 2000,...

Mạng 2G là gì? Tại sao cắt mạng 2G? Khi nào cắt?

Mạng 2G, công nghệ di động phổ biến từ...