Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là gì? Diễn biến, Kết quả, Ý nghĩa

Lịch sửChiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là gì? Diễn biến, Kết...

Ngày đăng:

0
(0)

Việt Nam hóa chiến tranh là gì? Trong lịch sử chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ có những âm mưu và chiến lược gì? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh? Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu như nào để ngăn chặn lại sự xâm lược của Mỹ? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu về chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ

Hoàn cảnh lịch sử chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

  • Việt Nam hóa chiến tranh là cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ nhằm xâm lược Việt Nam. Được tiến hành chủ yếu bằng quân đội tay sai. Đây là cuộc chiến tranh có lực lượng và quy mô vô cùng lớn, đầu tư về phương tiện chiến tranh, có tính ác liệt.
  • Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh ra đời bắt đầu do thất bại trong chiến tranh cục bộ. Sau thất bại cuộc chiến tranh với Việt Nam, Mỹ đã bị khủng hoảng về tinh thần, tình hình chính trị, kinh tế suy yếu, nội bộ chia rẽ.
  • Năm 1969 để cứu vãn tình hình đó, Tổng thống Mỹ Nixon sau nửa năm cầm quyền đã đề ra chiến lược quân sự toàn cầu răn đe thực tế. Chiến lược này chính là một phần quan trọng trong chiến lược đó của Mỹ.

Âm mưu của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

  • Người Mỹ đã tiếp tục thực hiện chính sách tương tự với chiến lược “da vàng hóa chiến tranh”, dùng người Việt trị người Việt. Nhằm bù đắp những tổn thất về lực lượng cũng như để giảm tối thiểu xương máu của người Mỹ trên chiến trường.
  • Thực chất của cuộc chiến này chính là sự kết hợp của ba loại chiến tranh của mỹ là chiến tranh giành dân, chiến tranh bóp nghẹt và chiến tranh hủy diệt. Chiến lược này nhằm xoa dịu dư luận của người dân Mỹ  và nhân dân thế giới để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược.

Thủ đoạn của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

  • Mỹ đã tăng viện trợ cho quân Ngụy để cho quân Ngụy tự mình gánh vác chiến tranh
  • Mỹ đã tăng cường việc đầu tư thêm các kĩ thuật phát triển kinh tế miền Nam. Nhằm tăng cường sức mạnh để bóc lột vừa giảm gánh nặng cho Mỹ.
  • Việt Nam hóa chiến tranh được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, do hậu cần Mỹ và do Mỹ chỉ huy. Với chiến lược này quân Mỹ đã rút dần khỏi chiến tranh để giảm tổn thất về quân đội trên chiến trường. Thêm vào đó là tăng cường lực lượng của quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng quân đội người Việt Nam, sử dụng âm mưu người Việt đánh người Việt.
  • Với thủ đoạn ngoại giao bắt tay câu kết với các nước xã hội chủ nghĩa để gây sức épcô lập Việt Nam trên trường quốc tế, M đã lợi dụng mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc nên đã thỏa thuận với Trung Quốchòa hoãn với Liên Xô để không cho các nước tăng viện trợ giúp đỡ Việt Nam.
  • Mở rộng đánh cả ba nước Đông Dương, cả Campuchia (1970) và Lào (1971) mà lại sử dụng lực lượng chủ yếu là quân Ngụy. Đó là việc sử dụng âm mưu dùng người Đông Dương đánh Đông Dương.

Mỹ thực hiện chia rẽ quan hệ 3 nước
Mỹ thực hiện chia rẽ quan hệ 3 nước

Quân dân Việt Nam chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

Cuộc chiến đấu chống chiến lược việt nam hóa chiến tranh là chống lại cuộc chiến toàn Đông Dương. Thực hiện theo di chúc của Hồ Chí Minh toàn dân ta đã thực hiện đẩy mạnh chống Mỹ cứu nước.

Về ngoại giao, chính trị

  • Ngày 6/6/1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Đó là việc chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao khi mới ra đời.
  • Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ở cả hai miền đều đang trên đà thắng lợi. Ngày 2/9/1969 Chủ Tịch Hồ Chí Minh lại qua đời, đó là một sự tổn thất nặng nề và đau thương của người dân Việt Nam. Hồ Chí Minh đã  để lại di chúc lịch sử nhằm nhắc nhở nhân dân ta nên đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đất nước nhất định phải chiến đấu thắng lợi.
  • Năm 1970- 1971 cả 3 nước Đông Dương Campuchia và Lào đều giành được những thắng lợi nhất định. Khẳng định được chủ quyền của đất nước và tinh thần đoàn kết của các nước.
  • Ngày 24-25/4/1970 3 nước Đông Dương đã tiến hành họp để đối phó với Mỹ. Thể hiện được tinh thần đoàn kết của ba nước cùng chiến  đấu chống lại kẻ thù chung. Tại đây các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, quần chúng nhân dân đã nổi lên khắp nơi. Đặc biệt các phong trào được đẩy mạnh ở Huế, Sài Gòn…

Về chiến lược quân sự

  • Từ 30/4 đến ngày 30/6/1970 quân đội nhân dân Việt Nam kết hợp với quân dân Campuchia đã đánh tan 10 van quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, tiêu diệt 17.000 tên địch, giải phóng được 5 tỉnh Đông Bắc và 4,5 triệu dân.
  • Ngày 12/2 đến ngày 23/3/1971 quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân Lam Sơn của Mỹ với 4,5 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn, tiêu diệt được 22.000 tên địch. Khiến cho Mỹ và quân đội Sài Gòn rút khỏi Lào, giữ vững hành lang Đông Dương.
  • Đầu năm 1972 quân dân ta thực hiện chiến công tiến thẳng vào đánh quân Mỹ và Ngụy ở mặt trận miền Nam. Sau 3 tháng chiến đấu quân dân ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến quan trọng của Mỹ là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Chiến lược này của Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản.

Tóm tắt nội dung chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

  • Ngày 18 tháng 2 năm 1970, Nixon công bố nội dung chính sách Việt Nam hóa chiến tranh là một chương trình 3 giai đoạn
  • Giai đoạn 1: Giai đoạn này được dự kiến thực hiện từ năm 1969 đến giữa năm 1972. Trong giai đoạn này, Mỹ sẽ từng bước chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho quân đội Sài Gòn, rút dần quân chiến đấu trên bộ của Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam. Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất với 3 bước chính như sau:
  • Bước 1 (1969 – 1970): Mỹ sẽ bình định một số vùng đông dân quan trọng, đồng thời sẽ xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở cách mạng ở vùng quân Giải phóng kiểm soát. Ngoài ra, cũng rút một số đơn vị chiến đấu của Mỹ ra khỏi chiến trường Việt Nam, khống chế và đẩy lùi quân Giải phóng, làm cho quân Giải phóng không hoạt động được ở quy mô từ đại đội trở lên.
  • Bước 2 (1970 – 1971):  Giai đoạn này sẽ làm cho quân Giải phóng bị phân tán nhỏ, không hoạt động được từ cấp đại đội trở lên ở những vùng căn cứ, đồng thời rút phần lớn quân Mỹ về nước.
  • Bước 3 (1971 – 1972): Lúc này sẽ bình định xong miền Nam. Lúc này thì lực lượng vũ trang quân giải phóng không còn hoạt động được ở các vùng căn cứ trên biên giới Lào, Campuchia. Đồng thời quân lực Việt Nam Cộng hòa đủ sức đương đầu với khối chủ lực Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngoài ra cũng sẽ rút hết lực lượng chiến đấu trên bộ của Mỹ về nước.
  • Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho quân lực Việt Nam Cộng hòa, trang bị cho quân lực Việt Nam Cộng hòa đủ sức đương đầu với lực lượng quân Giải phóng, giữ vững được Nam Việt Nam và Đông Dương trong vòng ảnh hưởng của Mỹ hay nói cách khác là trong quỹ đạo của Mỹ và không rơi vào tay cộng sản.
  • Giai đoạn 3: Hoàn tất những mục tiêu của Việt Nam hóa chiến tranh. Củng cố kết quả đã đạt được, quân Giải phóng sẽ suy yếu đến mức không thể tiếp tục chiến đấu và chiến tranh sẽ kết thúc, 2 miền Việt Nam sẽ trở thành 2 quốc gia riêng biệt.

Kết quả và ý nghĩa của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

Kết quả chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

Sau cuộc chiến quân và dân ta đã giành được thắng lợi to lớn, giúp cho nhân dân các miền hoàn toàn được giải phóng. Tháng 1/1973 Hiệp định Paris đã được ký kết, trong đó điều kiện quan trọng nhất là Mỹ rút hết khỏi miền Nam, miền Nam thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ý nghĩa chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh

  • Giáng một đòn nặng nề vào quân Ngụy cũng như quốc sách bình định của chúng, tạo ra bước ngoặt lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.
  • Mang lại ý nghĩa đặc biệt là buộc Mỹ phải tuyên bố sự thất bại với chiến lược Việt Nam hóa. Mang lại sự hòa bình cho đất nước ta.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết trên của DINHNGHIA.COM.VN đã cung cấp cho bạn kiến thức cần thiết về chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh là gì. Đây là một cuộc chiến mang lại ý nghĩa đặc biệt, là cột mốc quan trọng cho sự hòa bình của dân tộc ta.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...