Ung thư trực tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe

Sức khỏeUng thư trực tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì để...

Ngày đăng:

Ung thư trực tràng là căn bệnh có ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể, vì vậy mà việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân ung thư trực tràng là rất quan trọng. Cùng DINHNGHIA.COM.VN giải đáp thắc mắc: “Ung thư trực tràng nên ăn gì?” ngay trong bài viết này nhé!

Tại sao phải xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng?

Là một căn bệnh gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sử dụng phương pháp hóa trị để điều trị nên việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp sẽ đóng một vai trò rất lớn trong việc hồi phục sức khỏe người bệnh.

Trong suốt giai đoạn điều trị, người ung thư trực tràng thường gặp phải khó khăn trong việc ăn uống dẫn đến suy nhược cơ thể do không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Chính vì vậy mà việc mà người bệnh cần được áp dụng một chế độ ăn phù hợp để nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

Tại sao phải xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng?
Tại sao phải xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng?

Các loại thực phẩm nên ăn 

Ăn nhiều rau và hoa quả

Các chuyên gia y tế thường rất khuyến khích các bệnh nhân ung thư đại tràng bổ sung rau và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày. Bởi những nguồn thực phẩm này dễ tiêu hóa và hỗ trợ quá trình phục hồi ruột. Vitamin B và axit folic, có trong các loại rau lá xanh như rau xà lách, cải xoăn,… được xem là có lợi cho sức khỏe ruột. 

Ăn nhiều rau và hoa quả
Ăn nhiều rau và hoa quả

Uống nhiều nước

Việc uống đủ nước giúp bệnh nhân ung thư đại tràng dễ tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa xuất hiện tình trạng táo bón. Vậy lượng nước cần uống bao nhiêu là đủ? Đối với người trưởng thành, mỗi ngày cần tiêu thụ khoảng 1,5 – 2 lít nước (khoảng 8 ly nước). Ngoài ra, việc uống đủ nước cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh sau khi phẫu thuật.

Uống nhiều nước
Uống nhiều nước

Thực phẩm chế biến từ sữa

Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin D và canxi phong phú. Không chỉ vậy, Probiotics có trong các loại thực phẩm này cũng giúp tăng cường tiêu hóa vô cùng hiệu quả. 

Một vài nghiên cứu cho thấy cơ thể cần tiêu thụ khoảng 1200 – 1500mg canxi mỗi ngày. Nếu sữa không phải loại thức uống mà bạn yêu thích, bạn có thể thay thế bằng các sản phẩm khác như phô mai, sữa chua. Ngoiaf ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin D và canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Thực phẩm chế biến từ sữa
Thực phẩm chế biến từ sữa

Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt thường được biết đến là nguồn chất xơ quan trọng giúp bệnh nhân ung thư đại tràng tránh bị táo bón và duy trì cảm giác no lâu.

Bác sĩ khuyến khích người bệnh tiêu dùng ít nhất 1-2 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng các loại bánh mì có nhiều chất béo như bánh ngọt hoặc bánh mì tỏi.

Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại thực phẩm nên kiêng (không nên ăn)

Cà phê và rượu

Bởi người bị ung thư trực tràng thường sử dụng một số loại thuốc có thành phần không tương thích tốt với caffeine và các thức uống như rượu, bia nên người bệnh cần tránh sử dụng các loại thức uống này để nâng cao hiệu quả của thuốc.

Cà phê và rượu
Cà phê và rượu

Đường

Bệnh nhân mắc ung thư trực tràng thường có chế độ ăn uống khá tương đồng với bệnh nhân tiểu đường bởi họ đều cần ăn uống thường xuyên, tăng cường protein, tránh sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, tinh bột cùng và đặc biệt là các loại thực phẩm có nhiều đường như các món tráng miệng.

Đường
Đường

Những lưu ý cho người mắc ung thư trực tràng

Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa

Nếu xuất hiện các triệu chứng này, bệnh nhân cần hạn chế nạp vào cơ thể các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, việc bổ sung các món ăn nhẹ nhàng, thanh đạm và dễ hấp thu như: Bột ngũ cốc, bột ngó sen,… thường được khuyến khích hơn.

Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa
Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa

Ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi

Trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng không tiêu, chướng bụng hoặc đầy hơi thì nên bổ sung: Nên uống nước gừng, nước cam, ăn cháo gạo, mì sợi,…

Ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi
Ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi

Sau khi phẫu thuật

Vì sau phẫu thuật, bệnh nhân ung thư trực tràng sẽ đối mặt với tình trạng hư tổn khí huyết, mệt mỏi, chán ăn, mất sức,… Để làm giảm các triệu chứng này,bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng như: Thịt gà, trà nhân sâm, canh lá diếc, mộc nhĩ,…

Sau khi phẫu thuật
Sau khi phẫu thuật

Trường hợp đang điều trị bằng hóa chất 

Trong trường hợp điều trị bằng hóa chất, bệnh nhân sẽ có khả năng cao gặp phải các triệu chứng như: Hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, nôn mửa,…Vì vậy mà các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: chua, sữa, trà sâm, trứng gà,… là rất cần thiết để bổ sung vào thực đơn.

Trường hợp đang điều trị bằng hóa chất 
Trường hợp đang điều trị bằng hóa chất

Chia thành các bữa ăn nhỏ

Ăn các bữa nhỏ thường xuyên và đều đặn có thể giúp bạn dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt khi bạn có cảm giác ăn không ngon. 

Ngoài ra, việc ăn các bữa nhỏ cũng giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp kiểm soát các triệu chứng liên quan đến chán ăn như mệt mỏi, trào ngược dạ dày hoặc tiêu chảy.

Chia thành các bữa ăn nhỏ
Chia thành các bữa ăn nhỏ

Xem thêm:

Bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Ung thư trực tràng nên ăn gì?” và cần kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và có được những thông tin hữu ích nhé! Hẹn gặp lại trong cách bài viết tiếp theo của DINHNGHIA.COM.VN!

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1 độ bằng bao nhiêu phút, giây, radian? Cách đổi đơn vị độ (góc)

Độ, phút, giây,... là các khái niệm từng được...

Bbi là gì? Bbi nghĩa là gì trong tình yêu, trên Facebook?

Đôi lúc khi nhắn tin hoặc đọc bình luận...

1MeV bằng bao nhiêu J? Cách đổi đơn vị MeV chính xác

Trong cuộc sống việc quy đổi các đơn vị...

1 Wh bằng bao nhiêu J, kJ, cal, eV, BTU? Cách đổi đơn vị Wh

Khi sử dụng các thiết bị điện, bạn sẽ...