Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Sức khỏeUng thư buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày đăng:

Ung thư buồng trứng là mối lo ngại của rất nhiều chị em phụ nữ bỏi đây là căn bệnh phụ khoa có tỷ lệ tử vong là khá cao nhưng lại có rất ít dấu hiệu để phát hiện sớm. Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị ung thư buồng trứng thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của dinhnghia.com nhé!

Ung thư buồng trứng là gì?

Trước khi tìm hiểu về ung thư buồng trứng thì bạn cần biết buồng trứng là gì. Buồng trứng là một phần của cơ quan sinh sản ở nữ giới và mỗi nữ giới sẽ có 2 buồng trứng nằm ở vị trí khung chậu với kích thước có thể so sánh với hạt thị.

Ung thư buồng trứng được hiểu là khối u ác tính hình thành ở một hoặc hai buồng trứng và gây nên những tác hại nguy hiểm như: Lan ra và phá hủy các mô cùng các cơ quan lân cận, di căn sang các cơ quan gần hoặc xa hơn và hình thành tế bào ung thư tại đó.

Ung thư buồng trứng gồm 3 thể chính đó là:

  • Ung thư biểu mô: Đây là thể ung thư phổ biến nhất, do các tế bào ung thư trên bề mặt của buồng trứng gây ra.
  • Ung thư tế bào mầm: Các tế bào ung thư được hình thành từ các tế bào sản xuất trứng và thường ít gặp hơn so với ung thư biểu mô.
  • Ung thư hình thành từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng: Xuất phát từ các tế bào mô làm nhiệm vụ nâng đỡ buồng trứng gây nên và khá hiếm gặp.
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng

Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng

Như đã đề cập, dấu hiệu của ung thư buồng trứng ban đầu thường khá khó để phát hiện vì người bệnh có thể nhầm lẫn với các chứng bệnh thông thường. Tuy nhiên dưới đây sẽ là những dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng mà bạn nên lưu tâm để có thể dự đoán và phát hiện kịp thời:

  • Gặp phải tình trạng đầy bụng hoặc đau bụng ở khu vực vùng chậu.
  • Chán ăn, ăn uống không cảm thấy ngon miệng.
  • Cân nặng giảm bất thường.
  • Mắc các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,…
  • Ợ nóng.
  • Thường xuyên đau nhức lưng.
  • Đi tiểu nhiều.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi và tâm trạng không thoải mái, cáu gắt thường xuyên.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.
  • Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh.
  • Cảm thấy đau rát khi quan hệ tình dục.

Lưu ý: Để chắc chắn hơn về nguyên nhân dẫn đến các dấu hiệu trên có phải do ung thư hay không, bạn nên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời cũng như nhận về lời khuyên từ bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng
Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng

Nguyên nhân dẫn đến ung thư buồng trứng

  • Do di truyền: Nếu những người có mối quan hệ huyết thống gần như mẹ, chị em gái ruột bị mắc các loại ung thư vú, buồng trứng hoặc đại trực tràng thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn từ 2 đến 4 lần.
  • Tiền sử bệnh lý: Bệnh nhân đã từng bị mắc ung thư vú, ung thư đại trực tràng cũng có nguy cơ bị ung thư buồng trứng.
  • Độ tuổi: Thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trên 50 tuổi, đặc biệt gia tăng ở những người trên 60 tuổi.
  • Phụ nữ sau mãn kinh và ít sinh đẻ: Nghiên cứu cho thấy phụ nữ đã trải qua quá trình mang thai và sinh con thường có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với phụ nữ chưa sinh con, đặc biệt là số lần sinh con càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh càng giảm.
  • Sử dụng các loại thuốc kích thích rụng trứng: Việc sử dụng các loại thuốc này có thể tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh.
  • Sử dụng bột talcum: Talcum là một khoáng chất chứa magiê, silic và oxi, được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm, đặc biệt là phấn rôm để làm khô da và ngăn ngừa hăm da. Tuy nhiên, tiếp xúc nhiều với loại khoáng chất này trong cơ quan sinh dục của phụ nữ có thể tạo điều kiện cho sự hình thành khối u trong buồng trứng.
  • Hormone thay thế: Việc sử dụng hormone thay thế ở phụ nữ sau mãn kinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư buồng trứng
Nguyên nhân dẫn đến ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Nếu được phát hiện cà điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi là khá cao với tỷ lệ trên 90%. Ngoài ra, những người ở độ tuổi trẻ sẽ có khả năng chữa khỏi cao hơn do thể trạng và sức khỏe có thể đáp ứng được yêu cầu của các phương pháp điều trị tốt hơn.

Tuy nhiên cũng cần chú ý là bệnh nhân vẫn có thể tái phát bệnh trong khoảng 2 năm đầu sau khi kết thúc điều trị. Vì vậy mà việc chăm sóc sức khỏe và áp dụng các phương pháp ngăn chặn ung thư tái phát là điều rất cần thiết để tránh mắc lại lần hai.

Ung thư buồng trứng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm
Ung thư buồng trứng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm

Các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng

Giai đoạn 1

Trong giai đoạn 1, khối u chỉ giới hạn trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và không lan sang các cơ quan khác:

  • 1A: Ung thư chỉ tồn tại trong một buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.
  • 1B: Ung thư đã lan rộng ở cả buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, nhưng chưa lan xa hơn.
  • 1C: Ung thư vẫn nằm trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, nhưng đã phá vỡ bề mặt của buồng trứng để lan sang bên ngoài.

Giai đoạn 2

Trong giai đoạn này, tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng tới các cơ quan trong khung chậu:

  • 2A: Các tế bào ung thư có thể lan tới tử cung hoặc ống dẫn trứng.
  • 2B: Đây là giai đoạn mà khi tế bào ung thư đã phát triển và lan rộng đến các cơ quan lân cận khác như đại tràng, bàng quang hoặc trực tràng.
Các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng
Các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng

Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng

Phẫu thuật

  • Giai đoạn sớm: Trong giai đoạn sớm của ung thư buồng trứng, phương pháp nội soi có thể được áp dụng để loại bỏ khối u. Tuy nhiên, để tránh tế bào ung thư lan ra khỏi vùng mổ, phương pháp này yêu cầu sự điều phối và kỹ năng cao từ các bác sĩ phẫu thuật chuyên về nội soi.
  • Giai đoạn muộn: Trong trường hợp ung thư buồng trứng đã ở giai đoạn muộn, phẫu thuật mở bụng là cần thiết để loại bỏ khối u, bao gồm cả cả hai bên của buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung. Nếu khối u đã lan vào các cơ quan trong ổ bụng, các cơ quan đó cũng phải được loại bỏ để tiêu diệt tế bào ung thư.
Phẫu thuật
Phẫu thuật

Sử dụng hóa chất

Khi nói đến điều trị hóa trị, nhiều người lại cảm thấy lo ngại vì những tác dụng phụ mà liệu pháp này có thể gây ra, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Hóa trị liệu có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật, với mục đích loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại hoặc làm giảm kích thước khối u để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật.

Sử dụng hóa chất
Sử dụng hóa chất

Cách phòng chống ung thư buồng trứng

  • Tập thể dục thường xuyên: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần tập thể dục trong vòng 30 phút mỗi ngày đã giảm tới 20% nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
  • Có chế độ ăn uống khoa học: Nên tuân thủ một kế hoạch ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe cho cơ thể.
  • Tránh sử dụng các loại sản phẩm gây ung thư: Nếu tiền sử gia đình hoặc tiền sử bản thân có những nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, chị em phụ nữ cần tránh dùng các sản phẩm chứa hóa chất gây ung thư như bột Talcum, chất khử mùi âm đạo, một số loại mỹ phẩm… Cần đọc kỹ thành phần có trong tất cả sản phẩm trước khi sử dụng.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nên khám sức khỏe định kỳ để nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, có biện pháp điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu.
Cách phòng chống ung thư buồng trứng
Cách phòng chống ung thư buồng trứng

Xem thêm:

Như vậy, bài viết trên của DINHNGHIA.COM đã chia sẻ đến bạn những dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị ung thư buồng trứng. Chúc bạn có được nhiều thông tin hữu ích và giữ gìn sức khỏe của mình thật tốt nhé.

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Cách đổi phút ra giây chi tiết, đơn giản,dễ hiểu

Trong một số trường hợp để có thể xử...

Phanh xích lô là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và cách sử dụng

"Phanh xích lô" là một cụm từ hot trend...

Mai đẹt ti ni là gì? Destiny là gì mà ai cũng muốn có?

"Mai đẹt ti ni" là cụm từ khá phổ...

1 µC bằng bao nhiêu C, statC, mAh, Fara? Cách đổi đơn vị µC chuẩn

Khi đã biết đến định luật Coulomb hay các...