Tia UV là gì và cách hạn chế những ảnh hưởng xấu của tia UV

Sức khỏeTia UV là gì và cách hạn chế những ảnh hưởng xấu...

Ngày đăng:

0
(0)

Tia UV ảnh hưởng trực tiếp đến da của con người, không chỉ làm ảnh hưởng đến da mà còn nhiều tiềm tàng về vấn đề sức khỏe. Vậy tia UV là gì? Cùng DINHNGHIA.COM.VN theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Tia UV là gì?

Tia UV hay còn gọi là tia tử ngoại hay tia cực tím, có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tia UV
Tia UV

Quang phổ của tia cực tím có thể chia ra thành 2 vùng: vùng tử ngoại gần (bước sóng từ 380 – 200nm) và vùng tử ngoại xạ hay là vùng tử ngoại chân không (bước sóng từ 200 – 10nm).

Tia UV được phân thành 3 loại:

  • Tia UVA: bước sóng từ 380 – 315nm, còn được gọi là ánh sáng đen hay bước sóng dài, có mức năng lượng thấp nhất, không bị hấp thụ bởi tầng ozon.
Tia UVA
Tia UVA
  • Tia UVB: bước sóng từ 315 – 280nm, hay còn gọi là sóng trung, có mức năng lượng cao hơn UVA nhưng phần lớn bị tầng ozon hấp thụ.
Tia UVB
Tia UVB
  • Tia UVC: bước sóng ngắn hơn 280nm, còn gọi là sóng ngắn, sóng này có khả năng tiệt trùng, có mức năng lượng cao nhất, bị tầng khí quyển và ozon hấp thụ hoàn toàn.
Tia UVC bị tầng Ozon phản xạ hoàn toàn
Tia UVC bị tầng Ozon phản xạ hoàn toàn

2. Tác động của tia UV đến con người

2.1 Tiêu cực

Gây ung thư da

Phơi nhiễm tia cực tím không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư da. Da người tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời có khả năng gây ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào đáy và khối u ác tính.

Căn bệnh ung thư da do tác hại của tia UV gây nên
Căn bệnh ung thư da do tác hại của tia UV gây nên

Gây cháy nắng

Cháy nắng là tình trạng vết bỏng xảy ra khi các tế bào da bị tổn thương, đỏ ửng và bỏng rát, hiện tượng này xuất hiện sau khi tiếp xúc với tia UV trong ánh nắng mặt trời.

Phơi nắng nhiều có thể gây ra hiện tượng cháy nắng
Phơi nắng nhiều có thể gây ra hiện tượng cháy nắng

Tia UV có thể xuyên qua mây tiếp xúc với da, vì vậy da có thể bị cháy nắng cả trong những ngày nhiều mây và mát mẻ.

Lưu ý: Cháy nắng không chỉ là một vấn đề nhất thời, tình trạng bỏng rát có thể trở nên nghiêm trọng, tia UV còn gây ra những hậu quả lâu dài cho làn da như ung thư da và tạo nếp nhăn.

Gây tổn thương hệ thống miễn dịch

Tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể gây hại cho hệ miễn dịch. Các nhà khoa học cho rằng trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng thì làm thay đổi chức năng, sự phân bố của các nhóm tế bào bạch cầu ở người.

Tia UV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể
Tia UV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể

Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần trong thời gian dài sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Gây tổn thương mắt

Tia UV gây nên các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, mộng, hạt kết giác mạc,…

Tia UV còn gây ảnh hưởng đến mắt
Tia UV còn gây ảnh hưởng đến mắt

Đồng thời, tia UV có thể xuyên qua giác mạc của mắt, đi vào thủy tình thể hoặc võng mạc, làm tăng nguy cơ tổn thương mắt như đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng,…thậm chí có thể dẫn đến lòa hay mù mắt.

Gây lão hóa da

Tia cực tím có khả năng gây phá hủy collagen và mô liên kết dưới lớp trên cùng của da. Tia này kích thích quá trình lão hóa da, gây nên hiện tượng bạc màu, xuất hiện các nếp nhăn, lão hóa và mất độ đàn hồi tự nhiên của da.

Tia UV còn kích thích quá trình lão hóa da
Tia UV còn kích thích quá trình lão hóa da

2.2 Tích cực

Giúp cơ thể tổng hợp vitamin D

Vitamin D có thể được bổ sung từ các loại thực phẩm tự nhiên như trứng, sữa, ngũ cốc,… Nhưng khi da tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong ánh nắng mặt trời, cơ thể tạo ra vitamin D giúp duy trì và xây dựng xương chắc khỏe.

Tia UV còn giúp cơ thể tổng hợp vitamin D
Tia UV còn giúp cơ thể tổng hợp vitamin D

Ứng dụng trong việc điều trị bệnh vảy nến

Tia cực tím được sử dụng trong việc điều trị bệnh vảy nến do các tế bào da phát triển quá nhanh, gây ngứa, xuất hiện vảy. Tiếp xúc với tia cực tím giúp làm chậm sự tăng trưởng các tế bào da, làm giảm triệu chứng bệnh.

Tia UV giúp điều trị bệnh vảy nến
Tia UV giúp điều trị bệnh vảy nến

 

Khử trùng và tiệt trùng

Tia UV có thể tiêu diệt các sinh vật như vi khuẩn và virut bằng cách xuyên qua màng tế bào, phá hủy ADN, ngăn chặn khả năng tái sinh và nhân lên của chúng.

Vì vậy, rất có ích khi ta phơi tã vải, đồ lót và khăn dưới ánh nắng mặt trời sẽ được khử trùng và tiệt trùng.

Phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời giúp tiệt trùng vi khuẩn
Phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời giúp tiệt trùng vi khuẩn

3. Cách hạn chế ảnh hưởng của tia UV

Dùng kem chống nắng

Thói quen dùng kem chống nắng là cách hạn chế ảnh hưởng của tia UVA và UVB khỏi tổn thương da.

Dùng kem chống nắng để hạn chế ảnh hưởng của tia UV
Dùng kem chống nắng để hạn chế ảnh hưởng của tia UV

Khi mua kem chống nắng, bạn nên chú ý đến hai chỉ số là SPFPA để có hiệu quả tốt nhất khi sử dụng nhé!

  • SPF là mức độ bảo vệ da khỏi bị tổn thương do tia UVB gây ra, chỉ số này càng cao thì khả năng chống tia UVB càng tốt, nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên.
 Chỉ số SPF trên kem chống nắng

Chỉ số SPF trên kem chống nắng
  • PA cho biết khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng, PA kèm theo dấu “+” càng nhiều thì càng bảo vệ da tốt.
Chỉ số PA trên kem chống nắng
Chỉ số PA trên kem chống nắng

Lưu ý: Tia UV có thể xuyên qua cửa sổ và kính xe. Vì vậy, dù bạn đi bằng ôtô thì vẫn phải bảo vệ da bằng cách bôi kem chống nắng.

Trang phục khi ra ngoài

Khi ra ngoài, bạn nên dùng các trang phục chuyên dụng như váy, áo chống nắng, ô chống UV, kính râm để ngăn ngừa các bệnh về mắt.

Trang phục khi ra ngoài chống tia UV
Trang phục khi ra ngoài chống tia UV

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào các giờ cao điểm (11h đến 14h).

Tránh các nguồn bức xạ nhân tạo từ màn hình điện thoại, máy tính, sử dụng các tấm phim cách nhiệt cho cửa kính trong ô tô hoặc trong phòng,…

Chế độ ăn uống

Bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hóa như dâu, cam, táo, chuối,… vừa tốt cho sức khỏe vừa bảo vệ làn da trước tia UV. Ngoài ra, bạn không nên ăn nhiều đồ chua, ngọt, dầu mỡ.

Bổ sung nhiều thực phẩm chống oxy hóa
Bổ sung nhiều thực phẩm chống oxy hóa

Sử dụng công cụ chống nắng cơ học

Để tránh các tác hại của tia UV, bạn cần mặc quần áo bảo hộ như áo khoác có cổ, áo dài tay, mũ rộng vành, áo dài, mắt kính,… nên chọn chất liệu chống nắng đặc biệt.

Mặc quần áo bảo hộ để tránh các tác hại của tia UV
Mặc quần áo bảo hộ để tránh các tác hại của tia UV

Ngoài ta, khi ra ngoài nên có ô dù hoặc nón để che phần đầu.

4. Mắt kính chống tia UV là gì? Ý nghĩa của các chỉ số UV trên mắt kính

Đây là loại mắt kính có phần tròng kính được phủ lớp chống tia UV, giúp ngăn chặn tia cực tím tiếp xúc với mắt.

Mắt kính chống tia UV
Mắt kính chống tia UV

Lợi ích của mắt kính chống tia UV:

  • Ngăn chặn đến 99% tia UV, bảo vệ mắt an toàn ngay cả khi làm việc ngoài trời nắng nóng.
  • Lớp phủ chống tia UV hoàn toàn trong suốt, không ảnh hưởng đến tính thời trang của mắt kính.
  • Phần lớn mắt kính đều có thêm một lớp bảo vệ tránh hao mòn, giữ được khả năng chống UV theo thời gian.

Ý nghĩa của các chỉ số UV trên mắt kính:

Có khá nhiều tiêu chuẩn về lựa chọn các chỉ số chống tia UV trên mắt kính nhưng có hai chỉ số được sử dụng phổ biến.

  • Khả năng chống tia UV – “80%”: có nghĩa là tròng kính sẽ ngăn chặn được đến 80% lượng tia UV chiếu vào và 20% còn lại sẽ vượt qua tròng và tác động lên mắt.
 Khả năng chống tia UV - “80%”

Khả năng chống tia UV – “80%”
  • Bước sóng của tia UV có thể ngăn chặn – “UV400”: có khả năng chống các tia UV có bước sóng lên tới 400nm, có thể được hiểu là chống lại các tia UV có bước sóng từ 10 – 300nm.
Bước sóng của tia UV có thể ngăn chặn - “UV400”
Bước sóng của tia UV có thể ngăn chặn – “UV400”

Xem thêm:

Qua bài viết này, dinhnghia.vn hy vọng sẽ đem đến nhiều kiến thức liên quan đến tia UV là gì? để mọi người hiểu rõ hơn về tia UV. Cùng chờ đón các bài viết vô cùng hấp dẫn và thú vị đến từ dinhnghia.vn nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...