Thủy đậu là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách phòng ngừa

Sức khỏeThủy đậu là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách phòng ngừa

Ngày đăng:

Thủy đậu là một bệnh lý thường xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng dễ gây nhiễm trùng gây ra nhiễm trùng huyết, viêm não nghiêm trọng hơn. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa thủy đậu trong bài viết này nhé!

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc họ Herpesviridae. Bệnh có thể xảy ra đối với cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng tỷ lệ mắc thủy đậu thấp nhưng vẫn có những trường hợp bệnh nặng, dẫn đến tử vong nếu không biết đến cách phòng ngừa phù hợp.

Biểu hiện của thủy đậu là hiện tượng nốt thủy đậu sưng mủ, gây đau, ngứa, khó chịu cho bệnh nhân. Nếu các nốt thủy đậu bị viêm nhiễm sẽ gây ra lở loét, gây viêm thanh quản, viêm tai,… Ngoài ra, khi những nốt thủy đậu lặn đi có thể sẽ để lại sẹo.

Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu là gì?

Nguyên nhân gây bệnh thuỷ đậu

Bệnh thủy đậu là do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra, có kích thước từ 150 – 200 mm. Virus VZV sẽ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp trên, tiếp tục nhân lên tại chỗ gây nhiễm virus huyết tiên phát. Sau đó virus nhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô gây nhiễm virus huyết phát lây lan đến da và niêm mạc.

Vì là bệnh truyền nhiễm cấp tính nên bệnh có khả năng truyền nhiễm, lây lan trực tiếp qua đường hô hấp như ho, hắt xì, lây lan từ mụn nước của nốt thủy đậu. Vì vậy, nguyên nhân chính gây bệnh thủy đậu là do truyền nhiễm.

Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster truyền nhiễm
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster truyền nhiễm

Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm bệnh thuỷ đậu

Người có nguy cơ bị nhiễm thủy đậu cao thường phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi. Đối với người lớn thường trên 20 tuổi khả năng mắc bệnh lý này thấp hơn.

Triệu chứng bệnh thủy đậu

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn đầu tiên, virus sẽ trong người và dần phát bệnh. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng từ 10 – 20 ngày.

Giai đoạn phát bệnh

Các triệu chứng nhẹ dần xuất hiện đối với giai đoạn phát bệnh này như cơ thể mệt mỏi, nhức đầu,…

Thời điểm phát bệnh với những triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi.Thời gian bắt đầu phát bệnh là những nốt mụn nước với kích thước vài milimet trong 24 và 48 giờ, có thể kèm theo hạch sau tai và viêm họng nhẹ.

Bắt đầu xuất hiện phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 – 48 giờ đầu. Một số bệnh nhân còn có hạch sau tai, kèm viêm họng.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này bệnh nhân sẽ lên cơn sốt cao, li bì, chán ăn, buồn nôn và mệt mỏi. Các nốt mụn đỏ bắt đầu lan rộng với kích thước đường kính hình tròn từ 1- 3 mm.

Giai đoạn hồi phục

Giai đoạn hồi phục sẽ từ 7 -10 ngay sau khi phát bệnh khi mà các mụn nước bắt đầu phục hồi. Giai đoạn này bạn cần vệ sinh, sát khuẩn cho vết thủy đậu kỹ càng để tránh nhiễm trùng, gây lở loét nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm để không để lại sẹo trên da.

Giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu
Giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu

Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu

Các nốt thủy đậu sẽ vỡ ra và khô lại khoảng từ 5 -7 ngày và không xuất hiện các nốt thủy đậu mới. Trong thời gian khỏi bệnh, bệnh nhân sẽ không còn bị sốt cao, vết mụn thủy đậu không còn đỏ và mụn nước nữa.

Dấu hiệu hết bệnh thủy đậu
Dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu

Biến chứng của bệnh thủy đậu

  • Nhiễm trùng da: Bệnh thủy đậu gây ra các mụn mủ, mụn nước khiến bệnh nhân khó chịu, có thể sử dụng tay để xâm phạm vết thương có thể gây nhiễm trùng da, khiến vết thủy đậu lâu lành hơn.
  • Viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não: Biến chứng này sẽ xảy ra đối với người lớn và cả trẻ em và có nguy cơ tử vong cao nếu không phát hiện kịp thời. Biểu hiện của biến chứng này là sốt cao, mê man, mụn nước đỏ,… và xuất hiện khoảng sau 1 tuần khi phát bệnh.
  • Zona: Sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh thì có thể vẫn bị biến chứng Zona do virus ủ bệnh, khi gặp điều kiện thuận lợi vẫn có thể phát bệnh bất cứ lúc nào.
Biến chứng của bệnh thủy đậu
Biến chứng của bệnh thủy đậu

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thủy đậu

Cách phòng ngừa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm vắc xin là cách phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất hiện nay. Khoảng 88 – 98% người được tiêm vaccine phòng chống thủy đậu sẽ tránh được căn bệnh này. Bạn có thể lựa chọn tiêm vaccine tại các bệnh viện lớn, trạm xá tại khu vực bạn sinh sống để có thể tiêm cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

Thông thường sẽ có đợt tiêm chủng định kỳ dành cho người dân nhằm phòng ngừa bệnh thủy đậu.

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh thủy đậu
Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh thủy đậu

Cách điều trị bệnh thủy đậu

Hiện nay bệnh thủy đậu vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu nên việc bạn cần làm là có thể đi khám và nhờ bác sĩ kê thuốc hoặc chọn điều trị tại các bệnh viện nội trú/ ngoại trú.

Những lưu ý khi điều trị thuỷ đậu

Chế độ sinh hoạt và vệ sinh cá nhân

Bệnh nhân nên có chế độ sinh hoạt và vệ sinh cá nhân để giúp bệnh mau chóng được chữa trị:

  • Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể.
  • Mặc áo quần thoải mái, mềm mại để tránh gây cọ xát lên các vết mụn đỏ.
  • Người bệnh nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, có thể ăn cháo loãng, súp, trái cây,…
  • Người mắc thủy đậu nên ở nhà điều trị đến khi khỏi hẳn.
  • Không dùng tay gãi, gây vỡ vụn nước để tránh bị nhiễm khuẩn.
Không dùng tay gãi, gây vỡ vụn nước để tránh bị nhiễm khuẩn
Không dùng tay gãi, gây vỡ vụn nước để tránh bị nhiễm khuẩn

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bữa ăn của người bệnh sẽ giúp bệnh nhân mau phục hồi hơn.

Thực phẩm nên ăn: Bạn nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm dạng lỏng như cháo, cháo rau củ, cháo thập cẩm, các loại rau xanh, thịt, cá, trứng,… để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm vitamin C để tăng cường đề kháng, giúp vết thương mau lành.

Thực phẩm không nên ăn: Người bệnh nên tránh các loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao như tôm, thịt vịt xiêm, gà, thịt bò,… để tránh để lại sẹo.

Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có lây lan không?

Thủy đậu là do virus Varicella Zoster gây ra và thường lây lan qua đường hô hấp. Khi người bình thường có thể bị lây khi tiếp xúc với nước bọt, hoặc lây lan qua đường không khí. Khoảng 90% người khỏe mạnh bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với người bệnh cũng bị mắc thủy đậu theo. Ngoài ra bệnh thủy đậu còn có thể lây truyền từ mẹ sang con, lây sau khi sinh nở.

Bị thủy đậu có khả năng bị lại không?

Người bị thủy đậu sẽ không bị nhiễm thủy đậu lần nữa vì hệ miễn dịch của cơ thể đã tạo ra được kháng thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có khoảng 1/10 người đã từng bị thủy đậu mắc bệnh zona(bệnh giời leo) do hệ miễn dịch suy giảm.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu

Xem thêm:

Trên đây là bài viết chi tiết về bệnh thủy đậu và cách nhận biết, phòng ngừa bệnh. Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ kiến thức dành cho bạn. Đừng quên chia sẻ với bạn bè cùng người thân nếu thấy thông tin hữu ích nhé!

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1 độ bằng bao nhiêu phút, giây, radian? Cách đổi đơn vị độ (góc)

Độ, phút, giây,... là các khái niệm từng được...

Bbi là gì? Bbi nghĩa là gì trong tình yêu, trên Facebook?

Đôi lúc khi nhắn tin hoặc đọc bình luận...

1MeV bằng bao nhiêu J? Cách đổi đơn vị MeV chính xác

Trong cuộc sống việc quy đổi các đơn vị...

1 Wh bằng bao nhiêu J, kJ, cal, eV, BTU? Cách đổi đơn vị Wh

Khi sử dụng các thiết bị điện, bạn sẽ...