suy thận là gì

Thận là cơ quan nội tạng quan trọng đối với mỗi người chúng ta vì nó giúp lọc máu và bài tiết chất thải. Sinh hoạt không đúng cách về lâu dài có thể dẫn đến suy thận. Vậy suy thận là gì? Hãy cùng dinhnghia tìm hiểu nhé!

Tổng quan về bệnh suy thận

Suy thận là gì?

Suy thận là bệnh nguy hiểm do suy giảm chức năng của thận. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến loại bệnh này. Thông thường bệnh được chia làm hai loại là: Suy thận cấp và suy thận mạn.

Suy thận là bệnh gì ?
Suy thận là bệnh gì ?

Suy thận có chữa được không?

Nếu như được chữa trị sớm ở giai đoạn suy thận cấp thì hoàn toàn có thể phục hồi. Nếu như đã chuyển sang giai đoạn suy thận mạn thì khả năng cao là không thể chữa khỏi và bệnh nhân có thể ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo.

Suy thận có chữa được không còn tùy thuộc vào giai đoạn suy thận
Suy thận có chữa được không còn tùy thuộc vào giai đoạn suy thận

Nguyên nhân bệnh suy thận

Nguyên nhân suy thận cấp

Đây là giai đoạn đầu của bệnh dẫn tới tình trạng 2 thận bị suy giảm chức năng tạm thời. Được chia làm ba loại cơ chế dẫn đến suy thận cấp là: nguyên nhân trước thận, nguyên nhân tại thận, nguyên nhân sau thận. Các nguyên thường gặp bao gồm:

  • Chảy máu vùng thận.
  • Mất nước quá nhiều.
  • Phì đại tuyến tiền liệt.
  • Rối loạn cân bằng nước và chất điện giải.
  • Cơ thể bị phù.
  • Tăng huyết áp.
Suy thận cấp là giai đoạn đầu của bệnh
Suy thận cấp là giai đoạn đầu của bệnh

Nguyên nhân gây suy thận mạn

Đây là mức độ suy thận nặng nhất mà bệnh nhân có thể gặp phải. Tình trạng này có thể sẽ gây nguy hiểm nếu như không được điều trị ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo để duy trì chức năng lọc máu. Các nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn đó là đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh cầu thận.

Suy thận mạn sẽ gây nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời
Suy thận mạn sẽ gây nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời

Triệu chứng bệnh suy thận

giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có một vài triệu chứng của bệnh. Một số triệu chứng phổ biến có thể xảy ra bao gồm:

  • Lượng nước tiểu giảm.
  • Phù mắt cá chân, phù bàn chân.
  • Sụt ký.
  • Ngứa ngáy khó chịu.
  • Hôn mê.
  • Co giật.
  • Chán ăn, buồn nôn.
  • Uể oải, mệt mỏi.
Các triệu chứng của suy thận
Các triệu chứng của suy thận

Các giai đoạn của bệnh suy thận

Suy thận được chia làm 5 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn này rất nhẹ. Các chức năng hoàn toàn bình thường. Người bệnh không xảy ra triệu chứng gì. Nếu như phối hợp với lối sống lành mạnh có thể làm chậm quá trình phát triển bệnh.

Giai đoạn 2: Bệnh nhân vẫn nên duy trì lối sống lành mạnh và tích cực điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Giai đoạn này các chức năng của thận đã bắt đầu suy giảm nhẹ.

Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn các chức năng của thận bắt đầu suy giảm nhanh chóng, các biểu hiện có thể thấy rõ ràng như sưng cơ thể, đau lưng và đi tiểu nhiều.

Giai đoạn 4: Giai đoạn trở nặng, các chức năng vẫn chưa suy giảm hoàn toàn. Các triệu chứng có thể thấy rõ hơn là: thiếu máu, huyết áp cao và các bệnh về xương khớp.

Giai đoạn 5: Giai đoạn nặng nhất, thận bị suy hoàn toàn. Các triệu chứng xuất hiện rõ rệt.

Các giai đoạn của suy thận
Các giai đoạn của suy thận

Đối tượng nguy cơ bệnh suy thận

Những người sau đây thường có khả năng mắc chứng suy thận:

  • Thường xuyên nhịn tiểu.
  • Không uống đủ nước.
  • Ăn quá mặn.
  • Lạm dụng tình dục quá mức.
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh suy thận
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh suy thận

Phương pháp chẩn đoán

Để biết mình có bị mắc chứng bệnh thận hay không, bạn nên đi xét nghiệm kiểm tra chức năng thận để kịp thời phát hiện và điều trị. Ngoài ra bạn có thể kiểm tra huyết áp, siêu âm hay sinh thiết thận.

Nên đi xét nghiệm để chẩn đoán bệnh
Nên đi xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

Phương pháp điều trị bệnh suy thận

Điều trị nội khoa

Với phương pháp này hầu như bạn sẽ không tiến hành phẫu thuật và chỉ dùng thuốc kê toa của bác sĩ. Kèm theo đó là ăn uống theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này giúp cho bệnh diễn ra chậm hơn.

Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa

Lọc máu nhân tạo (chạy thận nhân tạo)

Nguyên tắc của phương pháp này là máu của bệnh nhân được đưa ra ngoài bằng một đường ống. Lượng máu sẽ lưu thông ra bên ngoài và đi qua một máy lọc máu. Chiếc máy này giúp cơ thể đào thải các chất và chất độc hại.

Lọc máu nhân tạo
Lọc máu nhân tạo

Thẩm phân phúc mạc

Phương pháp này sẽ khiến bệnh nhân thoải mái hơn vì không cần đến bệnh viện mỗi tuần để tiến hành làm phương pháp lọc máu. Thông thường bệnh nhân sẽ được tiểu phẫu để đặt một chiếc ống thông vào màng bụng. Một dung dịch máu đã được lọc vô trùng giàu các vi chất cần thiếtđường glucose được đưa qua thông qua ống và đưa vào cơ thể.

Thẩm phân phúc mạc
Thẩm phân phúc mạc

Cấy ghép thận

Cấy ghép thận là phương pháp dùng một quả thận hoàn toàn mới để ghép vào người bệnh. Đây là phương pháp tối ưu nhất để khôi phục lại hoàn toàn các chức năng của thận. Tuy nhiên chi phí của phương pháp này rất tốn kém, không phải ai cũng hoàn toàn đủ điều kiện để tiến hành.

Cấy ghép thận
Cấy ghép thận

Biện pháp phòng ngừa suy thận

Biện pháp tốt nhất là chế độ ăn cân bằng sẽ giúp bạn phòng ngừa căn bệnh quái ác này. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp với tập thể thao thường xuyên, uống nhiều nước và tuyệt đối không nên hút thuốc. Nên đi kiểm tra thận định kỳ để phát hiện bệnh nếu có và kịp thời chữa trị.

Biện pháp phòng ngừa suy thận
Biện pháp phòng ngừa suy thận

Qua bài viết này mong rằng sẽ giúp bạn biết thêm về khái niệm bệnh suy thận là gì. Hãy cố gắng ăn uống thật lành mạnh để phòng tránh bệnh suy thận cũng như các loại bệnh khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *