Sỏi thận là một bệnh lý xảy ra tại đường tiết niệu rất nguy hiểm nếu chúng ta chủ quan. Hầu hết mọi người phát hiện bệnh khi đã có triệu chứng đau hoặc thông qua khám sức khỏe định kỳ. Để biết thêm về sỏi thận là gì và các triệu chứng chúng ta cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là tên gọi khác của sạn thận, chúng được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Sỏi ở hệ tiết niệu được phân theo thành phần hoá học chính là calcium, phosphat hay acid uric và kích thước có thể lớn dần.

Sỏi còn được phân loại theo tên vùng phát hiện sỏi bao gồm:
- Sỏi niệu quản là do sỏi di chuyển từ bể thận xuống niệu quản và gây bế tắc đường tiết niệu.
- Sỏi bàng quang đến 80% là do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do bế tắc vùng cổ bàng quang, niệu đạo.
- Sỏi niệu đạo là khi sỏi theo dòng nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo, bị mắc kẹt tại đây.
Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận
Sỏi thận có rất nhiều nguyên nhân gây ra và các nguyên nhân chủ yếu thường liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Sau đây có thể là một số nguyên nhân gây ra sỏi thận chẳng hạn như việc tự kê đơn, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ có thể dẫn tới bệnh sỏi thận.

Thói quen ăn mặn của người việt hay ăn nhiều dầu mỡ làm tăng thể tích tuần hoàn điều này đồng nghĩa các chất khoáng được lọc qua thận nhiều hơn làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Uống ít nước hay mất ngủ kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận vì chức năng này sẽ không được thực hiện, càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới sỏi thận càng tăng.
Dịch mật đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn vì vậy việc nhịn ăn sáng khiến dịch mật bị tích tụ trong túi mật và đường ruột dẫn tới sỏi thận.

Nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng không được đào thải mà dẫn đến sự lắng đọng tăng nguy cơ sỏi thận. Hoặc các nguyên nhân khác như dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.
Bệnh nhân sẽ có nguy cơ phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang. Chúng là nguyên nhân làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ. Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại hay nằm một chỗ một thời gian dài.
Triệu chứng ở người bị bệnh
Đối với những bệnh nhân mắc sỏi thận họ thường có các triệu chứng như đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới, đau khi đi tiểu vì sỏi có khả năng di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo.

Từ đây sỏi được hình thành và sẽ gây ra sự cọ xát làm tắc ứ nước tiểu. Chúng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ngược dòng làm bạn có cảm giác ớn lạnh hay bị sốt. Tiểu ra máu đây là dấu hiệu của tổn thương đường tiết niệu và nước tiểu sẽ có màu bất thường do lẫn cặn chính là sỏi thận bị vỡ.
Tuy nhiên lượng nước tiểu sẽ rất ít vì bạn chỉ có cảm giác buồn đi tiểu. Thỉnh thoảng bạn sẽ có cảm giác buồn nôn vì thận và ruột có liên quan tới nhau qua các dây thần kinh. Bởi vì bệnh sỏi thận diễn ra rất âm thầm nên bạn cần lưu ý về các triệu chứng nhé
Đối tượng có nguy cơ mắc sỏi thận
Bệnh sỏi thận khá phổ biến và tỉ lệ người mắc càng ngày càng cao. Các bệnh nhân có người nhà mang gen này sẽ nguy cơ cao bị sỏi thận. Hay những người sống ở khu vực có khí hậu nhiệt đới, nhiệt đới nóng ẩm không bổ sung uống đủ nước, hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời có nguy cơ mất nước.

Nhóm người béo phì là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh, người ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein, muối hoặc đường. Đã từng trải qua phẩu thuật hoặc sử dụng thuốc có nguy cơ cao bị sỏi cũng là nguyên nhân chính có nguy cơ mắc sỏi thận.
Biện pháp giúp điều trị bệnh
Có hai biện pháp điều trị bệnh sỏi thận đó chính là phương pháp điều trị ngoại khoa và phương pháp điều trị nội khoa.
Điều trị ngoại khoa
Đây chính là biện pháp sẽ lấy sỏi thận ra ngoài. Phương pháp này được thực hiện khi kích thước sỏi quá lớn sẽ gây ra ảnh hưởng cũng như tổn thương nghiêm trọng đến sức khoẻ bệnh nhân và cần được cấp cứu ngay lập tức.
Với kĩ thuật y khoa hiện nay có nhiều phương pháp hiện đại được ưu tiên sử dụng để thực hiện phẫu thuật ít xâm lấn an toàn sức khoẻ người bệnh như nội soi tán sỏi qua da mà không cần mổ, tán sỏi nội soi, mổ nội soi.

Điều trị nội khoa
Biện pháp này được sử dụng khi kích thước viên sỏi nhỏ hoặc giai đoạn đầu của bệnh sỏi thận là các trường hợp phát hiện sớm lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc tới hướng điều trị nội khoa. Đây là phương pháp hỗ trợ và tạo điều kiện để bệnh nhân đái ra sỏi.

Chúng khá an toàn và phù hợp với nhiều người bệnh. Bên cạnh đó, còn đem lại sự hiệu quả trong điều trị. Bác sĩ sẽ kết hợp dùng thuốc để tăng khả năng bào mòn sỏi. Kích thích lượng nước tiểu qua thận để đưa sỏi ra ngoài. Chống nhiễm khuẩn,viêm và ngăn ngừa biến chứng để rút ngắn thời gian điều trị.
Cách phòng ngừa
Để phòng chống và ngăn ngừa sỏi thận tái phát bạn phải có một chế độ sinh hoạt hợp lý chẳng hạn như uống đủ lượng nước mỗi ngày. Đối với người trưởng thành thì tuỳ theo nhu cầu cần khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

Giảm việc sử dụng muối và gia vị trong các bữa ăn. Có chế độ ăn ít sử dụng thịt đỏ và bổ sung các loại protein từ các loại gia cầm. Không sử dụng nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn. Hạn chế sử dụng các thuốc có nguy cơ tạo sỏi khi không cần thiết.
Tuyệt đối không nên nhịn tiểu, khi có nhu cầu cần giải quyết ngay. Cần duy trì cho mình một chế độ tập luyện thể dục phù hợp để có sức khỏe tốt như đạp xe, tập thể dục nhẹ nhàng để loại trừ các nguy cơ gây bệnh.

Xem thêm:
- Hoạt chất ARA là gì? Tác dụng của ARA đối với sức khoẻ
- HMP là gì? Top sữa có chứa HMP tăng cường sức đề kháng
- Cơ số 11 là gì? Các bài tập hiệu quả giúp bạn có cơ số 11
Với cuộc sống bận rộn ngày nay, sỏi thận đã trở thành một căn bệnh phổ biến. Để bảo vệ sức khoẻ chúng ta cần phải tìm hiểu rõ sỏi thận là gì và các triệu chứng để lưu ý phòng ngừa. Nếu bạn là người quan tâm đến sức khoẻ thì cùng đón chờ các bài viết tiếp theo nhé!