Men vi sinh hay vi sinh vật lợi khuẩn là những điều mà mọi người biết khi nhắc đến từ probiotics. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn chưa thật sự rõ probiotics là gì và vai trò của chúng như thế nào. Xem ngay bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc.
Nội dung bài viết
Probiotics là gì?
Probiotics là những vi sinh vật, nấm men sống có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó là lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột được cân bằng. Khi bị nhiễm trùng, hại khuẩn tăng, bổ sung probiotics sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn.
Có rất nhiều loại probiotics khác nhau nhưng chúng được chia thành 2 nhóm chính sau:
- Vi khuẩn có lợi Lactobacillus, Bifidobacterium. Sữa chua, các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa, lên men sẽ chứa nhiều nhóm lợi khuẩn trên. Hỗ trợ cho những ai mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), tiêu chảy, dị ứng với lactose,…
- Nấm men Saccharomyces boulardii là loại nấm men probiotics duy nhất được tìm thấy trong các chế phẩm sinh học. Hỗ trợ ngăn ngừa tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh, triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mụn trứng cá,…

Công dụng của lợi khuẩn probiotics
Bạn cần biết công dụng của probiotics để bổ sung lượng vừa đủ, cần thiết, lợi khuẩn cho cơ thể.
Loại bỏ hại khuẩn khỏi đường ruột
Dựa vào các yếu tố cạnh tranh về chỗ bám, thức ăn, nên loại khuẩn có chức năng đào thải hại khuẩn khỏi đường ruột.
Lợi khuẩn giúp tổng hợp kháng sinh sinh học, acid,… ức chế sinh trưởng các hại khuẩn. Vì vậy hệ vi sinh vật đường ruột được cân bằng, cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu,…

Bảo vệ đại tràng
Lợi khuẩn cùng các hợp chất do chúng tiết ra tạo thành màng sinh học. Lớp màng này giúp bảo vệ đại tràng, ngăn chặn độc tố do hại khuẩn tiết ra và tấn công niêm mạc.

Kích thích hệ tiêu hoá
probiotics giúp tăng cảm giác ngon miệng, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Bởi lợi khuẩn giúp cơ thể tổng hợp vitamin, bài tiết enzym tốt cho hệ tiêu hóa.

Tăng cường hệ miễn dịch
Lợi khuẩn giúp gia tăng kháng thể IgA trên bề mặt niêm mạc ruột, đại tràng, do cơ thể tổng hợp. Nó còn giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Hơn thế nữa, probiotics còn có tác dụng khác như: giảm tác dụng phụ của kháng sinh, ngừa cúm, hạn chế nhiễm trùng âm đạo,…

Tác động tích cực đến bệnh lý khác
- Bệnh tiêu chảy:
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra probiotics giúp ngăn ngừa hoặc điều trị tiêu chảy. Ngoài ra, nó có thể làm giảm mức nghiêm trọng, thời gian mắc bệnh tiêu chảy truyền nhiễm cấp tính ở trẻ, người lớn.

- Táo bón:
Uống hoặc ăn các loại thực phẩm chứa men vi sinh có thể hỗ trợ điều trị táo bón. Chúng làm mềm phân, dễ đi qua đại tràng. Probiotics giúp kiểm soát thời gian vận chuyển chất rắn trong đường ruột, tăng số lần đi tiêu.

- Hội chứng ruột kích thích:
Các chế phẩm chứa nhiều men vi sinh có thể giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích: đầy hơi, khó chịu bụng, chướng bụng,… Công dụng này phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

- Bệnh viêm ruột:
Song song các liệu pháp quy chuẩn với những người bệnh viêm loét đại tràng thì một số chế phẩm sinh học cũng dần được chứng minh có thể đem lại lợi ích cho họ. Lưu ý không một khuyến cáo nào nói rằng có thể đơn thuần sử dụng men vi sinh trong khi điều trị.
Lợi khuẩn ngăn chặn sự tấn công ban đầu của yếu tố gây viêm, ngừa việc tái phát sau này khi đã thuyên giảm bằng phác đồ kháng sinh.
Probiotics được khuyến nghị điều trị với các triệu chứng viêm ruột mức độ nhẹ, liệu pháp duy trì đối với người bệnh đã thuyên giảm.

Lưu ý khi sử dụng probiotics
Một số lưu ý khi sử probiotics để mang đến hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
- Dùng đúng chủng probiotics phù hợp: Nên hỏi qua ý kiến bác sĩ để chọn đúng những sản phẩm phù hợp với sức khỏe hiện tại.
- Bổ sung đúng liều: Không phải chủng probiotics nào cũng giống nhau, mỗi loại sẽ có liều lượng khác nhau, vì vậy cần tham khảo kỹ trước khi dùng.
- Bảo quản đúng cách: Lợi khuẩn có thể sẽ bị chết đi nếu không được bảo quản đúng cách ví dụ nhiệt độ không thích hợp, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Lợi khuẩn chỉ để bổ sung, thiết yếu nhất vẫn là chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý.
- Kiểm soát căng thẳng: tinh thần không thoải mái, stress kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu hóa, giảm lợi khuẩn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Cân nhắc kỹ việc sử dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh ảnh hưởng rất nhiều để hiệu quả của probiotics, nên tránh sử dụng cả hai cùng thời gian.

Những loại thực phẩm giàu probiotics
Bổ sung lợi khuẩn chủ yếu qua các thực phẩm hằng ngày. Cùng điểm qua một số loại giàu probiotics dưới đây:
Sữa chua
Sữa chua, loại thực phẩm luôn được khuyên dùng bởi chứa nhiều vi sinh vật có lợi, đặc biệt là vi khuẩn axit lactic, bifidobacterium.
Sữa chua được chứng minh rằng đem đến nhiều lợi ích như cải thiện xương khớp, cân bằng huyết áp, giảm tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích (IBS). Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời đối với những ai không nạp đường sữa (lactose) vào cơ thể.
Do thực phẩm chứa các men vi sinh sống nên cần chú ý các thông tin sản phẩm trên bao bì để nắm rõ cách chế biến, đưa đến lựa chọn đúng.

Dưa bắp cải
Saukerate, tên của loại dưa bắp cải được thái nhỏ, lên men bởi vi khuẩn axit lactic. Tại nhiều quốc gia, đây là món ăn đi kèm truyền thống, phổ biến.
Món ăn có vị chua, mặn, dễ bảo quản. Hơn nữa có lượng men vi sinh dồi dào, chứa nhiều chất xơ, vitamin C, B, K, natri, sắt, mangan. Ngoài ra còn chứa cả chứa các chất chống oxy hóa lutein, zeaxanthin, quan trọng cho đôi mắt.

Kimchi
Kimchi, món ăn lên men đặc trưng của Hàn Quốc.
Kimchi có thể được lên men từ nhiều loại rau như củ cải, rong biển, giá đỗ. Nhưng chủ yêu vẫn là bắp cải. Kết hợp cùng nhiều loại gia vị như ớt, tỏi, gừng, hành lá đã tạo nên hương vị cay, chua đối với món này.
Nhờ quá trình lên men mà kimchi có nhiều vi khuẩn axit lactic Lactobacillus cùng các lợi khuẩn khác tố cho hệ tiêu hóa. Do làm từ bắp cải nên chứa nhiều vitamin K, B2, sắt và các loại khoáng chất khác.

Súp rong biển Miso
Đây là một món ăn đến từ xứ sở mặt trời mọc, Nhật Bản. Miso là gia vị truyền thống được lên men bằng đậu nành, muối, nấm koji. Miso có thể được thực hiện bằng cách trộn đậu nành cùng các thành phần như lúa mạch, gạo.
Hỗn hợp gia vị này được ưa chuộng với người Nhật trong món ăn sáng súp miso. Ngày nay, bạn có thể mua nhiều loại miso khác nhau như trắng, vàng, đỏ, nâu tại các siêu thị lớn.
Miso chứa nhiều protein, chất xơ nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin K, mangan, đồng.
Có những nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên dùng súp rong biển miso sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc ung thư vú, đột quỵ ở nữ giới.

Kombucha
Kombucha hay còn gọi là trà nấm thủy sâm. Được lên men từ trà đen hoặc trà xanh chứa nhiều vi khuẩn, nấm men có lợi. Tuy được tiêu thụ nhiều nơi, đặc biệt là châu Á nhưng không có quá nhiều bằng chứng tin cậy về lợi ích của kombucha.
Những nghiên cứu được công bố chỉ dựa trên cơ thể động vật, trong ống nghiệm cùng kết quả có thể áp dụng cho người. Do kombucha được lên men với vi khuẩn, nấm men, nên có thể sẽ có lợi ích liên quan đến đặc tính sinh học của loại đồ uống này.

Xem thêm:
- Các đặc điểm và Cấu tạo của trùng kiết lị, So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
- So sánh đặc điểm cấu tạo của Rêu với Tảo trong thế giới sinh học
- So sánh thường biến và đột biến dựa trên những yếu tố nào? Sinh học 9
Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất về probiotics là gì? Chú ý bổ sung lợi khuẩn vừa đủ với cơ thể để có một sức khỏe tốt. Hãy ghé thăm dinhnghia để tham khảo thêm nhiều điều hay trong cuộc sống.