Nhiều người không thể phân biệt tâm thần phân liệt và đa nhân cách khác nhau như thế nào, cũng có trường hợp nhầm lần đây cùng một loại bệnh? Vậy nên, hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về hai bệnh này và cách điều trị nhé!
Nội dung bài viết
Khái niệm
Tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt được xếp vào nhóm những rối loạn não ở mức độ nghiêm trọng, là một dạng rối loạn phát triển nguy hiểm. Tình trạng này biểu hiện về quá trình suy nghĩ cùng sự thiếu hụt các kỹ năng đáp ứng cảm xúc điển hình.
Những đối tượng mắc bệnh này thường xuyên gặp phải ảo giác, hành vi, trí nhớ không được đảm bảo, bị rối loạn cảm xúc, một số trường hợp còn xuất hiện các triệu chứng của trầm cảm.
Khác với bệnh đa nhân cách, người bị tâm thần phân liệt chỉ xuất hiện ảo giác, họ có thể nhìn, nghe, ngửi thấy những mùi thơm, hình ảnh, sự việc nào đó không có thực. Đây là sự gián đoạn trong suy nghĩ và cảm nhận của họ.

Đa nhân cách
Rối loạn đa nhân cách thuộc tổ hợp những hội chứng có liên quan đến chấn thương tâm lý, rối loạn căng thẳng cấp tính,… Các nhân cách mới bắt đầu hình thành và chiếm lấy một phần của cơ thể sau các cuộc chấn thương tâm lý nặng nề.
Những người mắc bệnh sẽ tồn tại ít nhất 2 nhân cách tách rời trong cùng cơ thể. Các nhân cách này sống cùng 1 cơ thể nhưng lại có xu hướng đối đầu nhau, xuất hiện vào các thời điểm khác nhau, không có ký ức hoặc biết được sự tồn tại của nhau.
Theo nghiên cứu, chứng rối loạn đa nhân cách là một cá nhân thường xuyên quên đi một số thông tin, dữ liệu, sự kiện quan trọng của bản thân, gây nên những lỗ hổng trong ký ức, không thể nhớ những việc mà bản thân đã làm khi nhân cách khác tồn tại.

Triệu chứng đặc trưng
Tâm thần phân liệt
Người bệnh tồn tại các hoang tưởng như bị hãm hại, tự cao, bị chi phối. Họ luôn cảm giác bản thân đặc biệt khi có siêu năng lực vượt trội nào đó hoặc cho rằng ai đó đang theo dõi và muốn ám sát họ.
Ảo ảnh thường sẽ nghe thấy các âm thanh mang tính tiêu cực như trách móc, buộc tội, tiếng cười nhạo,… Khi đó, bệnh nhân sẽ có một số phản ứng như quát tháo, bịt tai, nổi điên,… luôn ở trạng thái bất an, có xu hướng thu mình lại và không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai.
Người bệnh giảm sự biểu lộ về tình cảm, thường có ít phản ứng tích cực trước những sự kiện vui hoặc không tỏ thái độ ủ rũ trước những vấn đề đau buồn. Ngược lại, có trường hợp cười khi buồn và khóc khi vui. Không thể tự nhận thức được tình trạng của bản thân.
Bệnh nhân có xu hướng tách rời khỏi cuộc sống thực tại và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Họ trở nên thẫn thờ, mất đi ý muốn làm việc nhưng đây hoàn toàn không phải do sự lười nhác.

Đa nhân cách
Người mắc bệnh đa nhân cách thường tồn tại ít nhất 2 nhân cách riêng biệt thay phiên và liên tục kiểm soát hành vi của người bệnh. Nếu các nhân cách chung sống hoà bình thì người bệnh sẽ không gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và quan hệ xã hội.
Có các khoảng trống ký ức: họ sẽ không thể ghi nhớ được trọn vẹn các hành động, lời nói mà bản thân đã làm ở nhân cách khác. Họ luôn có 1 khoảng đen trong ký ức và nghĩ rằng bản thân đã ngủ trong thời gian đó.
Bệnh nhân thường sẽ có tính cách chính là rụt rè, yếu đuối, nhút nhát. Các nhân cách được hình thành sẽ khác với nhân cách thật ví dụ nham hiểm, chống đối,… và chủ thể sẽ không nhớ được những gì bản thân đã làm sau khi trở về nhân cách thật.
Bệnh nhân cũng có thể quên nơi sinh sống, sở thích, nơi làm việc, bạn bè,… và có nhiều nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như rối loạn ăn uống, trầm cảm, muốn tự sát, bị cưỡng chế, lạm dụng rượu bia,…

Nguồn gốc gây bệnh
Tâm thần phân liệt
Nguyên nhân cao trong tâm thần phân liệt là yếu tố di truyền ở nếu cha mẹ gặp các vấn đề về tâm thần như rối loạn lưỡng cực hay tâm thần phân liệt thì nguy cơ con mắc bệnh là trên 10%.
Những chấn thương, tai nạn khiến vỡ nát mỏng đi, dãn rộng não thất,… có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi cấu trúc não. Có sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như dopamin về glutamat.
Phụ nữ mang thai gặp các vấn đề sức khỏe như thiếu dinh dưỡng, mang thai khi lớn tuổi hoặc dùng một số thuốc làm ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Bên cạnh đó, người bệnh thường xuyên đối mặt với stress, căng thẳng.

Đa nhân cách
Các đối tượng từng bị lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp, những trẻ em từng bị bạo hành thể xác hoặc tinh thần ngay từ khi rất nhỏ.
Do một số sự kiện gây sang chấn tâm lý như cha mẹ ly hôn, gia đình ly tán, người thân đột ngột qua đời, tai nạn, phá sản,… các nguyên nhân thiên tai như sóng thần, động đất, sạt lở, lũ lụt,…

Mức độ nguy hiểm và sự ảnh hưởng của bệnh
Tâm thần phân liệt
Người bệnh tâm thần phân liệt có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống bởi họ gặp phải các hoang tưởng ảo giác sai khiến họ. Bệnh nhân sẽ dễ mất kiểm soát hành vi và cảm xúc khi các triệu chứng đột ngột xuất hiện.
Người bệnh luôn có hành vi mang tính bạo lực, khó diễn đạt bằng lời nói, không biết bộc lộ cảm xúc thường lẩn tránh vì thế không thể hòa nhập được với đời sống, không tìm được việc làm.

Đa nhân cách
Người mắc bệnh đa nhân cách hầu hết có thể sinh hoạt bình thường, vẫn có nhiều mối quan hệ, có lối cư xử văn hóa.
Các nhân cách khác của người bệnh có thể đối lập hoặc dung hòa với chủ thể nhưng nó không xuất hiện quá đột ngột thì cũng không gây nhiều tiêu cực đối với đời sống, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Hướng điều trị
Tâm thần phân liệt
Phương pháp dùng thuốc vô cùng cần thiết và hiệu quả đối với bệnh nhân tâm thần phân biệt. Các loại thuốc có thể giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh, giảm thiểu các hành vi, suy nghĩ bất thường của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, nên kết hợp tâm lý trị liệu để quá trình cải thiện bệnh được thành công hơn, sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh tốt hành vi, cảm xúc của mình, nâng cao các kỹ năng sống cần thiết, giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng.
Ngoài ra, bệnh nhân cần có sự hỗ trợ tốt từ gia đình, xã hội. Mọi người nên tránh tình trạng kỳ thị, tỏ thái độ xa lánh đối với bệnh nhân. Hãy dành những lời động viên, an ủi để giúp họ có thể vượt qua căn bệnh quái ác và hòa nhập tốt với cuộc sống.

Đa nhân cách
Đối với những người bệnh đa nhân cách sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp tâm lý để cải thiện các triệu chứng bệnh. Thông quá quá trình trị liệu, họ sẽ hiểu và nhìn nhận được các vấn đề mà bản thân đang gặp phải.
Đồng thời, các chuyên gia sẽ áp dụng những liệu pháp phù hợp giúp bệnh nhân khơi lại được nhân cách chính của bản thân và phát triển nó một cách mạnh mẽ nhất.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được thôi miên để có thể gợi lại những hành vi đã thực hiện khi ở nhân cách khác. Chuyên gia sẽ giúp họ tháo gỡ các nút thắt trong lòng, giải quyết triệt để nguyên căn gây ra bệnh để tránh tình trạng tái phát về sau.
Đa số những người bệnh rối loạn đa nhân cách sẽ không có hiệu quả tốt với phương pháp sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu liên quan đến trầm cảm, lo âu, mất ngủ thì có thể cân nhắc chỉ định để giảm nhẹ các triệu chứng này.

Xem thêm:
- Tâm lý trẻ em là gì? Làm thế nào để hiểu tâm lý trẻ? Các giai đoạn phát triển tâm lý ở trẻ
- Đa nhân cách là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra và triệu chứng bệnh
- OCD là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Bài viết trên đưa ra một số thông tin giúp bạn phân biệt tâm thần phân liệt và đa nhân cách. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ về hai căn bệnh này. Hãy cùng đón chờ bài viết đầy thú vị và hấp dẫn đến từ dinhnghia.vn nhé!