Pasta là gì? Cách phân biệt sự khác nhau giữa Pasta và Spaghetti

Ẩm thựcPasta là gì? Cách phân biệt sự khác nhau giữa Pasta và...

Ngày đăng:

0
(0)

Thỉnh thoảng khi thưởng thức một số món châu Âu, chúng ta thường sẽ bắt gặp món mì pasta. Vậy so với spaghetti thì pasta là gì? Hãy cùng tìm hiểu về loại mì này qua bài viết dưới đây nhé!

Pasta là gì?

Pasta là một món mì có nguồn gốc từ Ý, với phần bột nhào lúa mì không lên men trộn cùng với nước. Mang lại nhiều hình dáng, trong đó phổ biến nhất là mì ống và nui. Bên cạnh đó, pasta còn có thể được làm từ bột ngũ cốc và trứng.

Pasta là một món mì có nguồn gốc từ Ý
Pasta là một món mì có nguồn gốc từ Ý

Cách chế biến Pasta dựa vào đặc điểm

Thông thường, pasta sẽ có hai dạng là dạng khô và dạng nước. Đối với dạng khô, nhờ vào sự hỗ trợ của máy cán mì, nên đa số pasta dạng khô được sản xuất thương mại với mục đích cung cấp số lượng lớn ra thị trường.

Trong khi, đối với pasta dạng nước thì sẽ được làm thủ công, thỉnh thoảng có sử dụng máy móc nhưng có phần đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, vì pasta nằm trong danh mục ẩm thực nổi tiếng của Ý, nên dù ở dạng nào thì pasta vẫn sẽ được chế biến với 3 phương thức:

  • Pasta asciutta (hay Pastasciutta): Đây là loại pasta được nấu chín, sau đó dọn lên đĩa. Thường được ăn kèm với nước sốt hoặc gia vị khác.
  • Pasta in brodo: Pasta in brodo trở thành một nguyên liệu được nấu trong món súp.
  • Pasta in forno: Đây là món ăn có sự kết hợp giữa pasta cùng với những nguyên liệu khác và đem đi nướng.
Có 3 cách chế biến pasta
Có 3 cách chế biến pasta

Các loại Pasta cơ bản

Theo một số tài liệu ghi chép, pasta có tới 310 loại với những tên gọi khác nhau (thường sẽ được gọi bằng ngôn ngữ địa phương, đặc điểm hay hình dạng). Tuy nhiên, vẫn có một số loại pasta cơ bản – thường được nhiều người sử dụng:

  • Spaghetti: Pasta dạng sợi, dài 25 – 30cm.
  • Penne: Pasta dạng ống.
  • Lasagna: Pasta dạng miếng.
  • Agnolotti: Pasta có dạng hình tròn, hình bán nguyệt, hay hình vuông. Loại pasta này có nhân thịt bên trong. Thường được ăn kèm với phô mai, rau chân vịt hay cà chua bi.
  • Bigoli: Pasta được làm từ bột mì nguyên cám, hay kiều mạch, gần giống với spaghetti.
  • Bucatini: Pasta giống với spaghetti, nhưng bên trong có lỗ rỗng.
Pasta được làm từ bột mì nguyên cám
Pasta được làm từ bột mì nguyên cám
  • Cannelloni: Pasta có hình ống lớn, được nhồi thịt bên trong và bên ngoài sẽ được chang thêm nước sốt và đem đi nướng.
  • Cavatappi: Pasta dạng xoắn ốc, được ăn với rau chân vịt.
  • Conchiglie: Loại pasta hình vỏ sò, với nhiều màu sắc độc đáo và thường được sấy khô.
  • Farfalle: Pasta quen thuộc với hình dạng con bướm.
  • Lumaconi: Pasta có hình vỏ ốc sên, được nhồi chung với thịt gà và hạt hồ trăn.
Conchiglie là loại pasta hình vỏ sò
Conchiglie là loại pasta hình vỏ sò

Phân biệt sự khác nhau giữa Pasta và Spaghetti

PastaSpaghetti 
Loại bộtĐược làm từ bột lúa mì (không lên men) hoặc được làm từ bột ngũ cốc.Được làm từ bột mì loại semolina.
Đặc điểmĐa dạng, có hơn 310 loại với những hình dạng khác nhau như: Dạng dài, dạng ngắn, hình ống,…Sợi dài, nhỏ và hình trụ. Ban đầu, sợi mì này sẽ rất dài, nhưng về sau có chiều dài ngắn hơn khoảng 25 – 30 cm.
Phương pháp chế biếnCó 3 phương thức chế biến:

Được nấu chín, ăn kèm với nước sốt.

Trở thành nguyên liệu cho món súp.

Kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác rồi đem nướng.

Được luộc chín, dùng chung với nước sốt cà chua hoặc dùng với các loại nước sốt khác (sốt kem, sốt hải sản,…)
Tên gọiPasta là tên gọi chung, có hình dạng cùng nhiều tên gọi khác nhau tùy vào từng khu vực hay địa phương.

Thậm chí, có thể dựa vào hình dạng, thành phần hay thói quen sử dụng để đặt tên.

Spaghetti là tên gọi số nhiều của từ spaghetto trong tiếng Ý và đây cũng là một từ giảm nhẹ nghĩa của spago (trong tiếng Việt có nghĩa là dây mỏng, sợi mỏng). 

Cách làm món Pasta

Nguyên liệu và dụng cụ

  • Bột mì đa dụng: 2 cúp
  • Muối: 1 nhúm tay
  • Trứng gà: 2 quả và 6 lòng đỏ
  • Dầu olive: 1 muỗng cà phê
  • Chén, nĩa, muỗng,…

Các bước thực hiện

Cách làm bột Pasta

  • Bước 1: Cho bột lên mặt phẳng sạch, dùng tay tán bột cho đều và tạo hố trũng.
Dùng tay tán bột cho đều
Dùng tay tán bột cho đều
  • Bước 2: Sau khi cho dầu oliu vào chén trứng (2 trứng đập và 6 lòng đỏ), tiếp theo dùng muỗng khuấy đều chứ không nên đánh bông bạn nhé!
Cho dầu oliu vào chén trứng
Cho dầu oliu vào chén trứng
  • Bước 3: Cho trứng vào giữa lòng bột, sử dụng nĩa hay muỗng để tiếp tục đánh trứng theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời, các bạn có thể dùng nĩa lùa từ từ phần bột còn sót bên ngoài vào để trộn chung.
Đánh trứng theo chiều kim đồng hồ
Đánh trứng theo chiều kim đồng hồ
  • Bước 4: Sau khi đã trộn chung trứng và bột, lúc này sẽ dần xuất hiện cục bột. Khi đó, các bạn chỉ việc dùng hai tay để vo tròn thành cục bột. Đồng thời, các bạn cũng có thể rắc thêm bột mì đa dụng không bị ướt quá nhiều do trứng.
Dùng hai tay để vo tròn thành cục bột
Dùng hai tay để vo tròn thành cục bột
  • Bước 5: Bạn tiếp tục dùng tay và lực cổ tay nhào bột từ bên ngoài vào trong, từ trên xuống dưới khoảng 7 – 10 phút. Trong suốt quá trình nhào bột, các bạn có thể rắc thêm ít bột mì để cục bột không bị quá ướt nhé!
Dùng tay và lực cổ tay nhào bột từ bên ngoài vào trong
Dùng tay và lực cổ tay nhào bột từ bên ngoài vào trong
  • Bước 6: Cho cục bột vào miếng nylon thực phẩm được bọc kín, và ủ bột trong vòng 30 – 60 phút trước khi mang ra tạo hình pasta.
Ủ bột trong vòng 30 - 60 phút
Ủ bột trong vòng 30 – 60 phút

9 cách tạo hình pasta

  • Bước 1: Các bạn rắc thêm ít bột lên mặt phẳng, sau đó cho nửa cục bột lên trên, dùng tay nhấn cục bột xuống đồng thời, để cục bột thấm đều với lớp bột đã được rắc trên mặt phẳng.
Sau khi rắc bột, các bạn dùng tay nhấn cục bột xuống
Sau khi rắc bột, các bạn dùng tay nhấn cục bột xuống
  • Bước 2: Ở bước này, các bạn dùng cán bột di chuyển cán lên xuống để cán cục bột làm sao để lớp bột mỏng ra. Tiếp theo, cuộn lớp bột lên cán bột và lăn đi lăn lại cho lớp bột được mỏng đều. Vẫn tiếp tục cán để lớp bột được mỏng hơn, sao cho lớp bột có độ dày khoảng 1.5 cm. Để kiểm tra xem lớp bột đã ổn chưa thì các bạn có thể cắt cán bột và dùng tay để nâng bột lên.
Các bạn có thể dùng cây cán bột để cán mịn bột
Các bạn có thể dùng cây cán bột để cán mịn bột
  • Bước 3: Rắc bột mì semolina lên để phủ đều lớp bột, dùng tay để tán đều phần bột đã rắc và gắn mép bột phía trên với chiều rộng khoảng 3 – 5 cm, sau đó các bạn lần lượt gấp xuống giữa lớp bột. Và làm tương tự với cách làm phần mép bột phía dưới.
Rắc bột mì semolina lên để phủ đều lớp bột
Rắc bột mì semolina lên để phủ đều lớp bột
  • Bước 4: Các bạn có thể dùng dao để tạo hình, bạn có thể tạo ra rất nhiều hình dạng pasta với kích thước khác nhau. Ví dụ:
    • Filini: Một loại pasta dạng sợi mảnh nhỏ, cắt miếng bột với chiều rộng khoảng 2 mm.
Đây là loại pasta dạng sợi mảnh nhỏ
Đây là loại pasta dạng sợi mảnh nhỏ
    • Pappardelle: Một loại pasta dạng sợi, cắt miếng bột với chiều rộng khoảng 2.25 cm.
Một loại pasta dạng sợi
Một loại pasta dạng sợi
    • Farfalle: Loại pasta hình bướm. Đầu tiên, các bạn cắt miếng bột với chiều rộng khoảng 2.25 cm, sau đó các bạn trải miếng bột vừa mới cắt ra, dùng dao cưa để cắt thành hình chữ nhật. Tiếp theo, bạn dùng tay để kéo và giữ hai cạnh đối chữ nhật với nhau để tạo thành hình con bướm.
Loại pasta hình bướm
Loại pasta hình bướm
    • Tagliatelle: Một loại pasta dạng sợi, cắt thành miếng bột với chiều rộng 6 mm.
Một loại pasta dạng sợi
Một loại pasta dạng sợi
    • Strozzapreti: Loại pasta sợi ngắn, có dạng xoắn. Bước đầu, các bạn cắt miếng bột với chiều rộng 6 mm, sau đó trải sợi bột ra cắt với chiều dài khoảng 10 cm. Tiếp theo, dùng tay lăn đều từng sợi bột để xoắn lại.
Loại pasta sợi ngắn
Loại pasta sợi ngắn
    • Trofie: Loại pasta này giống bánh lọt nhưng có hình xoắn.

Các bạn sử dụng nửa cục bột còn lại, cắt một phần bột sao cho đường kính khoảng 6 mm. Sau đó, dùng dao cắt sợi pasta với chiều dài 2.5 cm. rồi các bạn vo tròn để hai đầu pasta trông giống đuôi bánh lọt. Bước cuối, các bạn dùng mũi dao để kéo nhẹ về phía bạn và lăn tròn pasta để tạo độ xoắn.

Loại pasta này giống bánh lọt nhưng có hình xoắn
Loại pasta này giống bánh lọt nhưng có hình xoắn
    • Fusilli: Đây là loại pasta theo dạng xoắn lớn. Cũng tương tự với cách làm của Trofie, các bạn dùng dao cắt sợi bột với chiều dài 5 cm. Tiếp theo, dùng que xiên để lăn đều các khúc sợi bột để tạo được độ xoắn.
Loại pasta theo dạng xoắn lớn
Loại pasta theo dạng xoắn lớn
    • Cavatelli: Một loại pasta có hình dạng giống vỏ sò. Các bạn tiến hành cắt sợi bột với chiều dài hơn 1 cm, kế tiếp sử dụng dụng cụ tạo khe để lăn từng khúc bột nhỏ tạo hình miếng pasta cho giống vỏ sò.
Một loại pasta có hình dạng giống vỏ sò
Một loại pasta có hình dạng giống vỏ sò
    • Orecchiette: Loại pasta có hình mũ. Đầu tiên, các bạn cần lăn bột để tạo sợi bột có đường kính 1 cm, rồi dùng dao cắt thành khúc nhỏ có chiều rộng khoảng 1 cm. Tiếp tục dùng mặt dao nhỏ và nhấn đều viên bột nhỏ ra, sau đó dùng tay tạo hình lõm.
Loại pasta có hình mũ
Loại pasta có hình mũ

Xem thêm:

  • Salami là gì? Các loại Salami phổ biến và cách ăn chuẩn bữa Âu
  • Gnocchi là gì? Cách làm gnocchi khoai tây đơn giản dễ làm
  • Phô mai là gì? Các loại phô mai phổ biến và lợi ích khi sử dụng

Với những thông tin mà bài viết vừa cung cấp, hy vọng các bạn đã biết được Pasta là gì và có những loại pasta nào. Hãy bình luận cho DINHNGHIA biết các bạn thích thưởng thức loại pasta nào nhất nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1 độ bằng bao nhiêu rad? Cách đổi độ sang radian chính xác nhất

Đơn vị độ và radian thường được sử dụng...

Phản ứng thế là gì? Phân loại, ví dụ minh họa, bài tập thực hành

Trong chương trình hóa học, ngoài các phản ứng...

Kìn chá nà là gì? Quền chá nà là gì trên TikTok?

"Kìn chá nà", "quền chá nà" trên TikTok có...

14/3 là ngày gì? Ai tặng quà cho ai? Ý nghĩa ngày Valentine trắng

Ngày 14/3 hằng năm là ngày Valentine trắng. Mọi...