Nhồi máu cơ tim là bệnh lý thường gặp trên thế giới. Đặc biệt, độ tuổi mắc bệnh đang dần trẻ hóa. Vậy bạn đã biết nhồi máu cơ tim là gì hay chưa? Nguyên nhân, đối tượng và triệu chứng thường gặp của bệnh. Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Nhồi máu cơ tim là gì?
Tim là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đưa máu đi nuôi cơ thể. Bộ phận này được nuôi dưỡng từ 2 nhánh mạch máu chính là động mạch vành trái và động mạch vành phải.
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một phần trong hai nhánh mạch này bị tắc hoặc cả 2 tắc hoàn toàn đột ngột. Do thiếu máu nên một vùng cơ tim, dẫn đến chức năng bơm máu của tim không còn hoàn hảo như trước gây nên những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng như: đột tử do tim, sốc tim,…

Nguyên nhân dẫn đến nhồi máu cơ tim
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh nhồi máu cơ tim. Tình trạng này diễn ra là do mảng xơ vừa tích tụ theo thời gian, bám vào thành mạch máu – cấu tạo chính bao gồm: cholesterol, mảnh vỡ tế bào và canxi. Gây cản trở việc vận chuyển máu đi nuôi cơ thể.

Sau 30 tuổi, trong cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện xơ vữa và phát triển trong thời gian từ vài năm đến vài chục năm. Những đối tượng có yếu tố nguy cơ như: hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu góp phần khiến mạch máu bị tổn thương.
Thành mạch bị viêm có mảng xơ vữa bám vào. Ở một thời điểm nhất định chúng bong tróc và nứt vỡ thúc đẩy quá trình tạo máu đông làm tắc mạch máu. Lúc này, vùng cơ tim phía sau không được máu nuôi. Hậu quả gây hoại tử và vùng cơ tim đó chết đi gây nhồi máu cơ tim.

Những đối tượng dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim
Bệnh nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, cụ thể như:
- Người bị bệnh tăng huyết áp.
- Bệnh nhân có bệnh án đái tháo đường.
- Đối tượng có tiền căn nhồi máu cơ tim, tiền căn gia đình có người thân mắc bệnh động mạch vành sớm (nữ trước 65 tuổi, nam trước 55 tuổi).

- Tai biến mạch máu não.
- Tiền căn bệnh tự miễn hoặc bệnh thận mạn.
- Đái tháo đường thai kỳ hoặc tiền sử tiền sản giật.

- Rối loạn lipid có trong máu dẫn đến tăng triglyceride, tăng cholesterol.
- Người lớn tuổi, trên 40 tuổi.
- Đối tượng bị thừa cân, chỉ số BMI ≥23, hút thuốc lá hay ít vận động thể thao.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim
Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán sức khỏe bản thân.
- Đánh trống ngực, hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi.
- Đau thắt ngực: mức độ xuất hiện từ ít như kiểu cảm giác nóng rát trước ngực trái, bị đè nặng đến nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt. Đau có thể lan lên hàm dưới, cổ, lưng, vai trái, cánh tay trái và bụng. Thời gian mỗi cơn đau kéo dài khoảng trên 20 phút.

- Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn hay nôn, tăng – giảm huyết áp và tay chân lạnh ẩm.
- Dễ bị kích thích cảm xúc, lo lắng và hoảng sợ, ngất, đột tử.
- Ở một số người không có những triệu chứng được mô tả ở trên mà chỉ cảm thấy khó chịu ở vùng thượng vị.

Phương pháp chẩn đoán nhồi máu cơ tim
Khi bệnh nhân đến các cơ sở y tế chuyên khoa, nên miêu tả kỹ lưỡng các triệu chứng kể trên cùng một số triệu chứng khác được phát hiện trong lúc khám bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm hỗ trợ chẩn đoán bệnh, bao gồm:
- Đo điện tâm đồ thường quy.
- Điện tâm đồ gắng sức.
- Siêu âm tim 4D.

- Siêu âm tim gắng sức.
- Tìm các dấu hiệu hoại tử máu như men Troponin T, Troponin I,… Thông qua xét nghiệm máu.
- Chụp CT động mạch vành.
- Chụp động mạch vành bằng hệ thống DSA.

Cách điều trị nhồi máu cơ tim
Khi bạn có những yếu tố, triệu chứng nguy cơ về bệnh tim mạch nên đi khám và sàng lọc tim mạch để phát hiện sớm bệnh lý động mạch vành. Từ đó, bác sĩ có phương án điều trị phù hợp.
Điều trị hỗ trợ
Hỗ trợ thở Oxy nếu bệnh nhân giảm Oxy trong máu. Hay bác sĩ kê đơn các thuốc giảm đau ngực. Bên cạnh đó, sử dụng một số thuốc góp phần tốt cho sự co bóp của tim sau này hay kiểm soát nhịp tim.

Điều trị chính
Can thiệp mạch vành (PCI): Đây là thủ thuật thường dùng bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Đặc biệt, bệnh nhân vẫn tỉnh táo và có thể quan sát trên màn hình video, quá trình thực hiện.
Mổ bắc cầu mạch vành (CABG): Tại khoa Phẫu thuật tim, người bệnh sẽ được gây mê và phẫu thuật. Từ những nơi khác nhau cơ thể, bác sĩ lấy những đoạn mạch máu nhỏ, không ảnh hưởng đến hoạt động hệ thống cơ thể. Sau đó, ghép đoạn mạch vào đoạn bị tắc.

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ những nguyên nhân gây bệnh nhồi máu cơ tim. Từ đó, rút ra phương án phòng tránh tốt nhất cho bản thân và gia đình. Cụ thể như sau:
- Chế độ độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao đã được chứng minh hiệu quả trong phòng ngừa bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch. Nếu bạn đã có lối sống tối ưu nhưng vẫn chưa kiểm soát được nguy cơ thì nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.
- Giảm cân nặng, duy trì BMI dưới 23 kg/m2.

Xem thêm:
- Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Phân biệt các loại bệnh khi đi tiểu ra máu
- Bệnh Alzheimer là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
- Chảy máu chân răng là bệnh gì? Cách xử lý khi thường xuyên bị chảy máu chân răng
Thông qua bài viết trên, dinhnghia đã giới thiệu đến độc giữ những thông tin liên quan đến căn bệnh nhồi máu cơ tim như nhồi máu cơ tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và những đối tượng có nguy cơ cao. Nếu bạn đang có dấu hiệu thì hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ.