Ngô Quyền là ai? Chiến thắng Bạch Đằng có gì đặc biệt?

Lịch sửNgô Quyền là ai? Chiến thắng Bạch Đằng có gì đặc biệt?

Ngày đăng:

0
(0)

Nói đến Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng, chúng ta sẽ nhớ đến một sự kiện lịch sử hào hùng và đầy vẻ vang. Chiến thắng Bạch Đằng có nhiều nét độc đáo và mới lạ. Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu rõ hơn Ngô Quyền là ai và chiến thắng Bạch Đằng để biết vì sao đây được coi là một trong những cột mốc thể hiện tình đoàn kết dân tộc của dân ta. 

Ngô Quyền là ai? Tìm hiểu tiểu sử Ngô Quyền

Ngô Quyền là ai?

Ngô Quyền (còn gọi là Tiền Ngô Vương), là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô của Việt Nam. Ngô Quyền sinh ngày 12/03/897 (năm Đinh Tỵ), ở tại Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Tây), cha là Ngô Mân – một Hào trưởng có tài đức.

Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa). Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Thao, đưa quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết tên phản bội là Kiêu Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán.

Để đánh thắng quân Nam Hán, lợi dụng thủy triều lên xuống, ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt, cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi chiến thuyền của giặc hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho giặc vượt qua trận địa cọc, đợi cho thủy triều xuống, đánh trước mặt và hai bên bờ sông làm cho thuyền giặc tháo chạy va vào cọc nhọn bịt sắt bị đắm chìm gần hết.

Chính nhờ chiến thuật này mà quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán. Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền lên làm vua từ năm 939 đến 944 thì mất.

Ngô Quyền (còn gọi là Tiền Ngô Vương), là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô của Việt Nam
Ngô Quyền (còn gọi là Tiền Ngô Vương), là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô của Việt Nam

Thân thế của Ngô Quyền

Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi chép lại: “Khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, dung mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Ngô Quyền lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc bằng đồng.”

Lúc nhỏ, Ngô Quyền sống với sự giáo dưỡng của cha mẹ nên đã am hiểu về binh pháp. Ngô Quyền cùng Dương Đình Nghệ đánh quân Nam Hán thành công chiếm được thành Đại La vào năm 931. Sau đó, Dương Đình Nghệ cầm quyền xưng là Tiết độ sứ, giao Ngô Quyền cai quản vùng Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay).

Ngô Quyền cùng nhiệt huyết của mình đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân trong vùng nên được Dương Đình Nghệ mến phục gả con gái Dương Như Ngọc cho. Ngô Quyền chỉ có duy nhất một người vợ và 4 người con trai lần lượt của ông là: Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn, Ngô Nam Hưng, Ngô Càn Hưng.

Thân thế của Ngô Quyền
Thân thế của Ngô Quyền

Tóm tắt sự nghiệp của Ngô Quyền

Sử sách ghi lại rằng tháng 3 năm 937, nha tướng là Kiều Công Tiễn đã giết hại Dương Đình Nghệ để chiếm đoạt ngôi vị. Hành động của hắn đã gây phẫn nộ đến dân chúng và các tướng sĩ vì soán ngôi bất minh. Vì sợ hãi, Kiều Công Tiễn đã cầu cứu nhà Nam Hán.

Vì hành động này, quân Nam Hán đã lăm le xâm lược nước ta. Lúc này, Ngô Quyền đang trấn giữ Châu Ái phẫn nộ đem quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn. Quân Nam Hán sai Vạn Vương Hoằng Thao, đưa quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng lính để giết Kiêu Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán.

Nhận thấy cơ hội chín mùi để xâm lược nước ta, quân Hán đã cử Lưu Hoằng Thao đem thủy quân sang xâm lược. Trước tình thế đó, mùa đông năm 938, Ngô Quyền đem quân vượt đèo Ba Dọi giết chết Kiều Công Tiễn. Ông dự đoán quân giặc sẽ tấn công ta theo cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đưa ra một kế hoạch tài tình, lợi dụng quy luật thủy triều để đánh giặc.

Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938 đã chấm dứt ách đô hộ phong kiến phương Bắc, đất nước dành quyền độc lập tự chủ. Ngô Quyền lên ngôi vua lúc đó, lấy Cổ Loa (Hà Nội) làm nơi đóng đô. Ông đã bãi bỏ chức Tiết độ sứ tự xưng vương lấy hiệu là Tiền Ngô Vương mở đầu cho thời kì phục hưng đất nước.

Sự nghiệp của vua Ngô Quyền
Sự nghiệp của vua Ngô Quyền

Ngô quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến trên sông Bạch Đằng

Vì quân Nam Hán muốn mở rộng bờ cõi nhằm đặt ách cai trị nhân dân ta và lấy cớ Kiều Công Tiễn cầu cứu vua Nam Hán nên đã cử Hoằng Tháo sang xâm lược nước ta.

Vì quân Nam Hán muốn mở rộng bờ cõi nhằm đặt ách cai trị nhân dân ta
Vì quân Nam Hán muốn mở rộng bờ cõi nhằm đặt ách cai trị nhân dân ta

Diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng

  • Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này thủy triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm (do Ngô Quyền huy động quân dân vào rừng đẵn gỗ, vót nhọn, bịt sắt rồi cho đóng xuống lòng sông thành hàng dài tạo thành một bãi cọc, một bãi chướng ngại vật dày đặc ở hai bên sông. Khi thủy triều lên mênh mông thì cả bãi cọc ngập chìm, khi thủy triều xuống thì hàng cọc nhô lên cản trở thuyền qua lại. Bãi cọc tăng thêm phần hiểm trở cho địa hình thiên nhiên).
  • Khi thủy triều rút xuống, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Trận chiến diễn ra ác liệt, thuyền của quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách, còn thuyền của quân địch to, cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc, lúc này đã nhô lên do thủy triều rút.
  • Cuối năm 938, vua Nam Hán vội ra lệnh rút quân về nước. Trận chiến trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai của quân dân ta kết thúc thắng lợi hết sức oanh liệt. Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra nhanh, gọn, triệt để đến mức độ vua Nam Hán đang đóng quân ở sát biên giới mà không kịp tiếp ứng. 
  • Năm 939 Ngô Quyền lên ngôi vua và xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô và đóng đô ở Hoa Lư.
Diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng
Diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng

Nguyên nhân thắng lợi và Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng

 Nguyên nhân thắng lợi

  • Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc – một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
  • Do sức mạnh đoàn kết chiến đấu và sự đồng lòng chống giặc ngoại xâm của toàn dân ta.
  • Sự lãnh đạo tài giỏi của Ngô Quyền: Đặc biệt trong việc sử dụng nghệ thuật quân sự, huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm, biết lấy yếu thắng mạnh, đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù.
  • Quân Nam Hán: Mặc dù mạnh nhưng lại kiêu ngạo chủ quan. Mang quân đi xâm lược nhưng lại không tìm hiểu địa hình, không được nhân dân ủng hộ.
Nguyên nhân thắng lợi là do sự tính toán tài tình của Ngô Quyền
Nguyên nhân thắng lợi là do sự tính toán tài tình của Ngô Quyền

Ý nghĩa lịch sử

  • Chiến thắng Bạch Đằng là một chiến thắng lịch sử vĩ đại và lẫy lừng của dân tộc ta.
  • Chiến thắng này đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của quân Nam Hán, khẳng định chủ quyền, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
  • Chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của các nước phong kiến phương Bắc và kết thúc thời kỳ đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỷ.
  • Đồng thời, mở ra thời kỳ mới, đánh dấu sự trưởng thành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Chiến thắng Bạch Đằng là một chiến thắng lịch sử vĩ đại và lẫy lừng của dân tộc ta
Chiến thắng Bạch Đằng là một chiến thắng lịch sử vĩ đại và lẫy lừng của dân tộc ta

Công lao của Ngô Quyền trong cuộc chiến trong quân Nam Hán

  • Ngô Quyền đã huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên chống lại quân xâm lược Nam Hán.
  • Ông đã có cách đánh thông mình từ việc lợi dụng được vị trí và địa thế tự nhiên của sông Bạch Đằng.
  • Chủ động đưa ra kế hoạch chống giặc độc đáo để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta.
Công lao của Ngô Quyền trong cuộc chiến trong quân Nam Hán
Công lao của Ngô Quyền trong cuộc chiến trong quân Nam Hán

Tình hình đất nước dưới sự cai trị của Ngô Quyền

Ngô Quyền lên ngôi ngày 10 tháng 1 năm Kỷ Hợi. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư gọi Ngô Quyền là Tiền Ngô Vương – vị vua sáng lập ra nhà Ngô. Ông lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục.

Tuy nhiên, trước khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã trải qua nhiều khó khăn và thử thách. Ông đã đối mặt với sự thù địch của các tướng khác trong khu vực. Tuy nhiên, bằng lòng yêu nước và sự quyết tâm của mình, Ngô Quyền đã đánh bại quân Nam Hán và ở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử Việt Nam.

Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã tập trung cải tạo lại đất nước. Ông thành lập cơ quan quản lý nhà nước và đặt ra các chính sách về kinh tế và xã hội để phát triển nước nhà. Ngô Quyền với những đóng góp của mình đã để lại nhiều di sản lớn cho nước ta và được biết đến là một trong những vị vua vĩ đại nhất lịch sử.

  • Về kinh đô: Ngô Quyền lên ngôi và chuyển kinh đô lên Cổ Loa thay vì Đại La. Đại La từng là trung tâm cai trị của triều đình Trung Quốc đặt ách thống trị lên Việt Nam. Nơi đây có nhiều trung tâm thương mại sầm uất do người Hoa nắm giữ. Lực lượng phương Bắc tại Đại La dễ tiếp tay cho quân phương Bắc trở lại, vì vậy ông không chọn Đại La để tránh thất bại như Khúc Thừa Mỹ.
  • Về lãnh thổ: Học giả Đào Duy Anh cho rằng các triều đại phong kiến đầu tiên cai trị 8 châu nằm trên đất Giao Châu cũ. Ngô Quyền chỉ có quyền lực ở các châu miền trung và miền đồng bằng Bắc bộ, vùng Thanh Nghệ. Các châu trên miền thượng du thuộc nhà Đường trước đây do các tù trưởng nắm giữ và chỉ phải cống nạp. Những người thân cận, các tướng tá, và hào trưởng địa phương đã quy phục và được nhà Ngô phong tước, cấp đất, như Phạm Lệnh Công ở Trà Hương, Lê Lương ở Ái châu, và Đinh Công Trứ ở Hoan Châu.
Ngô Quyền đã cải cách đất nước sau khi lên ngôi vua
Ngô Quyền đã cải cách đất nước sau khi lên ngôi vua

Tìm hiểu di tích thờ Ngô Quyền tại Việt Nam

Đền và lăng thờ Ngô Quyền hiện nay ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay còn có gần 50 nơi khác nhau thờ Ngô Quyền và các tướng lĩnh thuộc triều đại Ngô Vương.

Ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, đền thờ và lăng Ngô Quyền là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của ngôi làng này. Đền được xây dựng theo kiến trúc cổ xưa, gcó ạch, lợp ngói mũi hài, quay về hướng đông, có tường bao quanh.Qua tam quan, hai bên có tả mạc, hữu mạc, mỗi dãy nhà gồm năm gian nhỏ. Đại bái có hoành phi khắc bốn chữ “Tiền Vương bất vọng”.

Đền và lăng thờ Ngô Quyền hiện nay ở làng Đường Lâm
Đền và lăng thờ Ngô Quyền hiện nay ở làng Đường Lâm

Một số câu hỏi liên quan:

  • Giới thiệu vài nét về Ngô Quyền
  • Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
  • Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Nam Hán để chống lại Ngô Quyền?
  • Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
  • Cần lưu ý gì về ngô quyền và chiến thắng bạch đằng?

Xem thêm:

Qua bài viết trên đây, chúng ta có thể biết được Ngô Quyền là ai và chiến thắng Bạch Đằng đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền độc lập dân tộc của nước ta, giúp dân ta thoát khỏi sự nô lệ của bọn phong kiến phương Bắc suốt hơn 1000 năm. Chúng ta phải luôn ghi nhớ chiến tích lịch sử hào hùng về Ngô Quyền cà chiến thắng Bạch Đằng để củng cố tinh thần yêu nước hơn nữa.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1km2 bằng bao nhiêu hm2? Quy đổi Kilômét vuông sang Héctômét vuông

Ki-lô-mét vuông và héc-tô-mét vuông là đơn vị đo...

Kg/cm2 là gì? Quy đổi kg/cm2 sang kN/m2, MPa, t/m2, psi, kPa, bar

Các đơn vị đo áp suất thường được ứng...

1 hg bằng bao nhiêu kg? Quy đổi từ Héctôgam sang Kilôgam

Đơn vị đo khối lượng hg và kg không...

1kg bằng bao nhiêu tạ, gam, tấn, yến? Cách đổi đơn vị kilogam

Trong cân lường, đơn vị ki-lô-gam thường được chuyển...