Bệnh loạn thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh loạn thị

Sức khỏeBệnh loạn thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị...

Ngày đăng:

Tật khúc xạ ánh sáng là một trong những bệnh lý ở mắt phổ biến nhất trên thế giới bao gồm: Loạn thị, cận thị, viễn thị,… Chúng đều có ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu loạn thị là gì nhé! 

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một bệnh lý về mắt mà nhiều người hay gặp phải. Bệnh này xảy ra khi giác mạc có độ cong khác so với bình thường và không đều nhau, dẫn đến hình dạng của những vật xung quanh mờ hoặc méo đi.

Loạn thị là một bệnh lý về mắt mà nhiều người hay gặp phải
Loạn thị là một bệnh lý về mắt mà nhiều người hay gặp phải

Phân loại loạn thị

Hiện nay, bệnh loạn thị thường được chia thành 2 loại:

  • Loạn thị giác mạc: Xảy ra khi giác mạc bị biến dạng so với với bình thường.
  • Loạn thị thấu kính: Xảy ra khi thủy tinh thể bị méo đi.
Loạn thị giác mạc
Loạn thị giác mạc

Nguyên nhân gây ra loạn thị

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loạn thị nhưng phổ biến nhất vẫn là do bẩm sinh gây ra. Ngoài ra, loạn thị có thể do di truyền, lão hóa, chấn thương hay sẹo ở giác mạc gây nên.

Di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị

Triệu chứng của bệnh loạn thị

Các triệu chứng thường gặp

Bệnh loạn thị có một số triệu chứng giống các bệnh về tật khúc xạ ánh sáng khác như: Đau đầu, mỏi mắt, nhìn mờ hay cần nheo mắt để nhìn rõ vật hơn. Hơn hết, khi mắc bệnh loạn thị bạn sẽ khó nhìn rõ vào ban đêm.

Đau đầu là triệu chứng hay gặp khi mắc bệnh loạn thị
Đau đầu là triệu chứng hay gặp khi mắc bệnh loạn thị

Loạn thị ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Loạn thị sẽ gây ra cảm giác khó chịu, khó nhìn rõ những vật xung quanh mình. Nhưng khi loạn từ 1,5 độ trở lên có thể làm giảm thị lực dẫn đến nhược thị vô cùng nguy hiểm.

Loạn thị có thể dẫn đến nhược thị
Loạn thị có thể dẫn đến nhược thị

Khi nào thì cần đến gặp bác sĩ?

Khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào, mình đã liệt kê ở trên thì bạn nên đi khám bác sĩ để kịp thời phát hiện cũng như có hướng điều trị bệnh hợp lý nhất để bệnh không trở nặng hơn.

Khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh nên đi khám bác sĩ liền
Khi bạn có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh nên đi khám bác sĩ liền

Nguy cơ mắc bệnh loạn thị

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loạn thị

Một số đối tượng sau đây có khả năng bị bệnh loạn thị:

  • Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn thị là do di truyền. Cho nên, gia đình ai có tiền sử mắc bệnh này thì có khả năng mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Những người bị tổn thương ở mắt.
  • Bệnh loạn thị thường đi theo bệnh cận thị hoặc viễn thị. Vì vậy, những ai đã bị hai bệnh lý đó có khả năng cao mắc bệnh loạn thị.
  • Người cao tuổi.
  • Bệnh loạn thị cũng có thể là do bẩm sinh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng.
  • Những ai từng phẫu thuật mắt cũng có nguy cơ mắc bệnh loạn thị.
Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh loạn thị
Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh loạn thị

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thị

Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thị ở bạn:

  • Làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng quá lâu.
  • Dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử.
  • Những người có tiền sử chấn thương ở mắt.
Dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thị
Dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thị

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán

Có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh loạn thị thường được sử dụng có thể kể đến như: Bảng đo thị lực, đo đường cong của giác mạc, kiểm tra khúc xạ hoặc tập trung ánh sáng.

Bảng đo thị lực là một phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh
Bảng đo thị lực là một phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh

Các phương pháp điều trị loạn thị

Hiện nay, bệnh loạn thị thường được điều trị bằng 3 phương pháp sau đây:

  • Kính đeo hoặc kính áp tròng mềm: Đây là phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng rộng rãi. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao lại phù hợp kinh tế của đa số mọi người.
  • Phẫu thuật: Nó được áp dụng khi bệnh trở nặng và việc điều chỉnh bằng kính không còn đem lại hiệu quả. Phương pháp này sử dao vi phẫu hoặc tia laser để định hình lại giác mạc nhằm điều trị bệnh loạn thị.
  • Ortho-K customize (Ortho-K customize): Bạn sử dụng kính áp tròng cứng vào ban đêm kể cả lúc ngủ để định hình giác mạc, điều này sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn vào sáng ngày mai. Quy trình Ortho-K customize phải được thực hiện lại vào mỗi ngày.
Đeo kính là phương pháp điều trị bệnh loạn thị phổ biến nhất hiện nay
Đeo kính là phương pháp điều trị bệnh loạn thị phổ biến nhất hiện nay

Phương pháp phòng ngừa bệnh loạn thị

Bạn có thể phòng ngừa bệnh loạn thị bằng những cách sau đây;

  • Chỉ nên học tập và làm việc ở những nơi đầy đủ ánh sáng.
  • Đừng tốn quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử. Sau một khoảng thời gian làm việc, hãy cho mắt có thời gian nghỉ ngơi tầm 20 phút đến 30 phút.
  • Bổ sung những chất dinh dưỡng cho cơ thể nhất là vitamin A góp phần giúp mắt khỏe mạnh hơn.
Bổ sung những chất dinh dưỡng cho cơ thể nhất là vitamin A để phòng ngừa bệnh loạn thị
Bổ sung những chất dinh dưỡng cho cơ thể nhất là vitamin A để phòng ngừa bệnh loạn thị

Xem thêm:

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được bệnh loạn thị là gì và một số biện pháp phòng ngừa. Hy vọng dinhnghia.com.vn đã mang đến những thông tin hữu ích. Hẹn gặp lại bạn ở các chủ đề tiếp theo nhé!

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1 độ bằng bao nhiêu phút, giây, radian? Cách đổi đơn vị độ (góc)

Độ, phút, giây,... là các khái niệm từng được...

Bbi là gì? Bbi nghĩa là gì trong tình yêu, trên Facebook?

Đôi lúc khi nhắn tin hoặc đọc bình luận...

1MeV bằng bao nhiêu J? Cách đổi đơn vị MeV chính xác

Trong cuộc sống việc quy đổi các đơn vị...

1 Wh bằng bao nhiêu J, kJ, cal, eV, BTU? Cách đổi đơn vị Wh

Khi sử dụng các thiết bị điện, bạn sẽ...