Gateway là gì? Vai trò và ứng dụng gateway trong viễn thông

Viễn thôngGateway là gì? Vai trò và ứng dụng gateway trong viễn thông

Ngày đăng:

0
(0)

Gateway từ lâu được biết đến như một công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực viễn thông, cụ thể hơn là Internet. Vậy thực chất Gateway là gì? Vai trò và ứng dụng của gateway trong viễn thông là như thế nào? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Gateway là gì?

Định nghĩa Gateway

Gateway có thể được xem là “công cụ giao tiếp” giữa hai mạng có giao thức truyền thông khác nhau. Trong tiếng anh, “gateway” có thể dịch là cổng hoặc lối ra vào. Điều này tương thích với vai trò xử lý dữ liệu của gateway, vì tất cả dữ liệu trước khi vào hoặc ra mạng để định tuyến thì đều phải đi qua gateway.

Tuy nhiên, cũng có những những lưu lượng không đi qua gateway, chẳng hạn như lưu truyền giữa các nút trên cùng của một phân đoạn cục bộ (LAN).

Ngày nay, Gateway trở nên phổ biến trong đối với người dùng cá nhân hoặc doanh nghiệp có mong muốn dễ dàng hóa hơn việc kết nối internet. Sử dụng trong các công ty, gateway có thể được xem như là tường lửa và máy chủ proxy.

Định nghĩa Gateway
Định nghĩa Gateway

Nguyên lý hoạt động

Có thể nói, gateway mang trong mình sự kết hợp giữa những đặc điểm của router và modem. Trước khi kết nối trực tiếp vào mạng, các thiết bị phải vượt qua một ranh giới hay giới hạn giao tiếp của mạng đó.

Lúc này, gateway sẽ đóng vai trò là cầu nối trung gian cho mạng được giao tiếp với thiết bị, nút và mạng bên ngoài. Gateway sẽ chuyển đổi giao thức, tạo điều kiện để hai giao thức tương thích và hoạt động dễ dàng.

Quá trình giao tiếp diễn ra khi gói dữ liệu của mạng được chuyển đến gateway và tiếp tục đến đích thông. Gateway hoạt động song hành với mạng, làm nhiệm vụ quản lý tất cả các dữ liệu cả bên trong lẫn ngoài mạng đó.

Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động

Phân loại gateway

  • IoT gateways: đây là loại gateway chuyên tổng hợp dữ liệu từ thiết bị trong môi trường IoT, chuyển đổi các cảm biến và lưu chuyển các cảm biến đó gửi đi.
  • API, SA và XML gateways: loại gateway mang nhiệm vụ quản lý đường truyền ra và vào thiết bị, bao gồm cả thiết bị vi mô và thiết bị nền tảng XML của website.
  • VoIP trunk gateway: gateway ở dạng này được xem như là công cụ hỗ trợ việc kết nối của các thiết bị viễn thông cũ như điện thoại, máy fax,… với mạng thoại qua IP.
  • Web application firewalls (tường lửa web): loại gateway này có tính năng lọc các nguồn kết nối đến máy chủ web, xem xét nền dữ liệu ứng dụng tương thích.
  • Media gateway: gateways này dùng để chuyển đổi data từ định dạng phù hợp ở mạng lưới này sang định dạng phù hợp ở mạng lưới khác.
  • Cloud storage gateways: gateways này xử lý và phiên mã các yêu cầu lưu trữ với các lệnh gọi API. Dữ liệu lưu trữ từ các private cloud có thể trực tiếp vào các ứng dụng thay vì phải thông qua public cloud như trước.
Phân loại gateway
Phân loại gateway

Ưu và nhược điểm của gateway

Ưu điểm

Có thể kể đến những điểm nổi bật của Gateway như:

  • Kết nối hai mạng có cấu trúc khác biệt với nhau: Gateway có thể giúp một mạng điện thoại lỗi thời hòa mạng bình thường và tương tự với các mạng hiện đại hơn.
  • Ngoài ra, đây cũng là một công cụ thông minh với khả năng rà soát và lọc mức độ khả quan của các kết nối.
  • Trong quá trình hoạt động, gateway còn nắm thêm vài trò kiểm soát các va chạm và đảm bảo cho các miền phát sóng ổn định.
  • Nhiều người dùng cho rằng, gateway có tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất trong số tất cả các thiết bị kết nối mạng và tính bảo mật cũng cao hơn rất nhiều.
Ưu điểm
Ưu điểm

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm của mình, gateway vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Để phát triển và đưa vào hoạt động Gateway đòi hỏi sự nghiên cứu vì tính phức tạp rất cao. Ngoài ra, chi phí để đưa Gateway vào hoạt động cũng khá đắt đỏ và công cụ này còn đòi hỏi phải có một hệ thống quản trị đặc biệt chuyên dụng.

Hạn chế
Hạn chế

Phân biệt gateway và router

Thiết bị mạng lướiRouterGateway
Chức năng căn bảnĐảm bảo các gói dữ liệu được chuyển đổi đúng địa chỉKết nối hai mạng lưới với đặc điểm giao thức và đầu dịch khác nhau
Công cụ hỗ trợBộ DHCP, NAT, mạng không dây, …Chuyển đổi giai thức như VoIP sang PSTN, quản lý kết nối mạng,…
Định tuyến động (dynamic routing)Có hỗ trợKhông hỗ trợ
Phương tiệnThiết bị chuyên dụng tương thích là phần mềm routerThiết bị chuyên dụng tương thích là sevrer
Tên thường gọiInternet router, WIFI routerTường lửa (proxy server), …
Lớp OSIHoạt động trên lớp 3 hoặc 4Hoạt động từ lớp thứ 5 trở lên
Nguyên lý hoạt độngThu nhận những thông tin routing từ các mạng lưới và tạo luồng luân chuyển routing dựa vào địa chỉPhân biệt giữa bên trong và bên ngoài mạng lưới

 

Xem thêm:

Trên đây là bài viết về khái niệm cũng như tổng hợp những thông tin về Gateway bạn có thể chưa biết. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết Gateway là gì . Đừng quên chia sẻ bài viết lí thú này với mọi người nữa nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...