EOS là gì? Vai trò và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm EOS

Sức khỏeEOS là gì? Vai trò và ý nghĩa của kết quả xét...

Ngày đăng:

EOS là chỉ số bạch cầu ái toàn và việc xét nghiệm EOS đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán nhiều bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể người. Bạn đã hiểu rõ EOS là gì và nguyên nhân khiến tăng EOS trong cơ thể chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ bài viết của Dinhnghia.com.vn nhé!

Chỉ số EOS là gì?

Eosinophile (EOS) còn được hiểu là chỉ số bạch cầu ái toan, thường được dùng để phân tích và đánh giá trong kết quả xét nghiệm trong công thức máu. Bình thường, giá trị của chỉ số EOS sẽ nhỏ hơn 5% hoặc dưới 300 tế bào/mm3. Vì vậy, nếu chỉ số EOS vượt quá giá trị bình thường thì có thể đang có những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

Chỉ số EOS là gì?
Chỉ số EOS là gì?

Vai trò của EOS đối với cơ thể

Bạch cầu ái toan là một loại bạch cầu có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người, cụ thể là chúng sẽ tham gia vào việc đối phó sự xâm nhập của các ký sinh trùng gây hại trong cơ thể.

Thêm vào đó, EOS cũng được biết đến là chất trung gian trong các phản ứng dị ứng và bệnh hen suyễn. Nếu chỉ số EOS càng tăng thì mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng càng cao. Nhờ vậy mà chỉ số EOS có thể cung cấp thông tin về bệnh hen suyễn, dị ứng hoặc sự lây nhiễm của vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh rất hiệu quả.

EOS cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh học khác nhau trong cơ thể, vì vậy, chỉ số EOS bất thường sẽ phản ánh sự rối loạn tương ứng. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến tăng hoặc giảm chỉ số EOS bằng cách xem xét kết quả các xét nghiệm chẩn đoán khác. 

Vai trò của EOS đối với cơ thể
Vai trò của EOS đối với cơ thể

Xét nghiệm EOS là gì?

Xét nghiệm EOS là một xét nghiệm định lượng để kiểm tra số lượng tế bào bạch cầu ái toan bên trong cơ thể. Thông thường, người bệnh sẽ được yêu cầu xét nghiệm EOS trong trường hợp kết quả xét nghiệm máu và bạch cầu không bình thường.

Ngoài ra, xét nghiệm EOS cũng được tiến hành để chẩn đoán các bệnh liên quan đến bạch cầu ái toan như: Phản ứng dị ứng cực đoan, nhiễm ký sinh trùng hoặc giai đoạn sớm của bệnh Cushing. Để tiến hành quy trình xét nghiệm EOS, đầu tiên bác sĩ sẽ lấy mẫu máu từ tay của bệnh nhân và gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích. 

Tuy nhiên, kết quả có thể không chính xác nếu bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, interferon (điều trị nhiễm trùng), thuốc an thần, thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm giảm sự thèm ăn vì chúng sẽ làm tăng số lượng bạch cầu ái toan.

Xét nghiệm EOS là gì?
Xét nghiệm EOS là gì?

Nguyên nhân khiến tăng chỉ số EOS là gì?

Nhiễm ký sinh trùng

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng nồng độ bạch cầu ái toan trong máu lên mức bất thường. Để giảm nồng độ EOS trong máu thì trước hết cần điều trị nhiễm ký sinh trùng.

Nhiễm ký sinh trùng
Nhiễm ký sinh trùng

Bệnh dị ứng

Các bệnh dị ứng như hen suyễn, sốt dị ứng, viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay mạn tính, chàm da, bệnh da bóng nước, viêm huyết quản dị ứng, phù toàn thân, hồng ban đa dạng,… cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nồng độ EOS trong máu.

Bệnh dị ứng
Bệnh dị ứng

Các bệnh tạo keo

Các bệnh tạo keo như bệnh xơ cứng bì hay viêm khớp dạng thấp cũng là những nguyên nhân gây tăng chỉ số EOS hay làm tăng số lượng tế bào bạch cầu ái toan trong máu.

Các bệnh tạo keo
Các bệnh tạo keo

Ung thư

Đối với các bệnh ung thư, đặc biệt là căn bệnh ung thư máu gây ra sự rối loạn trong quá trình sản xuất máu trong cơ thể, dẫn đến sự tăng lên bất thường của chỉ số EOS.

Ung thư
Ung thư

Bệnh lý đường ruột

Ngoài ra, các bệnh liên quan đến đường ruột người bệnh như: Crohn, viêm đại tràng xuất tiết,… cũng làm tăng chỉ số EOS trong máu lên mức bất thường.

Bệnh lý đường ruột
Bệnh lý đường ruột

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm EOS

  • Chỉ số EOS bình thường sẽ ở mức dưới 5% hoặc dưới 300 tế bào.mm3 máu, nếu chỉ số này tăng vượt mức này thì có thể cơ thể đang gặp các bệnh nguy hiểm.
  • Trường hợp chỉ số EOS quá thấp có thể là do sự tác động của rượu hoặc cơ thể đăng sản xuất cortisol quá mức.
  • Khi xét nghiệm thấy chỉ số EOS bất thường và đã được chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị và kê đơn thuốc để giảm các triệu chứng. Vì vậy khi tình trạng bệnh được kiểm soát, số lượng bạch cầu ái toan cũng sẽ trở lại mức bình thường. 
  • Mức độ nguy hiểm của chỉ số EOS biến đổi quá thấp hoặc cao sẽ phụ thuộc vào các bệnh lý của bệnh nhân. Vì vậy mà bệnh nhân không nên chủ quan, thay vào đó cần được điều trị tích cực để không nguy hiểm đến tính mạng.
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm EOS
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm EOS

Xem thêm:

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Chỉ số EOS là gì?” và những nguyên nhân làm tăng chỉ số EOS. Chúc bạn có được những thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo của DINHNGHIA.COM.VN.

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1 độ bằng bao nhiêu phút, giây, radian? Cách đổi đơn vị độ (góc)

Độ, phút, giây,... là các khái niệm từng được...

Bbi là gì? Bbi nghĩa là gì trong tình yêu, trên Facebook?

Đôi lúc khi nhắn tin hoặc đọc bình luận...

1MeV bằng bao nhiêu J? Cách đổi đơn vị MeV chính xác

Trong cuộc sống việc quy đổi các đơn vị...

1 Wh bằng bao nhiêu J, kJ, cal, eV, BTU? Cách đổi đơn vị Wh

Khi sử dụng các thiết bị điện, bạn sẽ...