Đường ăn kiêng là gì? Tác dụng và lưu ý khi dùng đường ăn kiêng

Ẩm thựcĐường ăn kiêng là gì? Tác dụng và lưu ý khi dùng...

Ngày đăng:

0
(0)

Đường ăn kiêng là một chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng cho những người mắc các căn bệnh cần phải kiêng đường để hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao không tốt cho sức khỏe. Vậy đường ăn kiêng là gì? Có lưu ý gì khi sử dụng không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đường ăn kiêng là gì?

Đường ăn kiêng là chất tạo ngọt từ chiết xuất thực vật hoặc trải qua quá trình xử lý chất tổng hợp hóa học. Loại đường này thường được những người ăn kiêng sử dụng vì chúng hầu như không chứa bất kỳ năng lượng nào, được dùng để thay thế như các loại đường hóa học khi cho vào thức ăn, đồ uống.

Dù không có calo nhưng đường ăn kiêng lại có vị ngọt gấp nghìn lần so với một vài loại đường khác, nếm vào sẽ tạo vị ngọt trên đầu lưỡi của bạn. Vì vậy, rất có thể bạn nhầm lẫn nó với loại đường bình thường. Nhưng loại đường này rất tốt cho sức khỏe nên càng ngày càng được nhiều người lựa chọn.

Đường ăn kiêng là một loại chất tạo ngọt mà người ăn kiêng hay sử dụng
Đường ăn kiêng là một loại chất tạo ngọt mà người ăn kiêng hay sử dụng

Các loại đường ăn kiêng phổ biến

Steviol glycoside

Steviol glycoside là loại đường được chiết xuất từ cây cỏ ngọt. Nó thuộc họ Asteraceae và được trồng ở Nam Mỹ. So với đường mía thì Steviol glycoside ngọt gấp 30 – 320 lần.

Steviol glycoside không lên men, bền với nhiệt và cũng không ảnh hưởng đến hàm lượng đường vì cơ thể chúng ta không chuyển hóa được nó. Chúng được sử dụng thay thế cho đường tự nhiên trong các bữa ăn của người ăn kiêng, bị tiểu đường,…

Steviol glycoside
Steviol glycoside

Saccharin

Saccharin là loại đường có vị ngọt gấp 300 – 400 lần so với đường mía. Chúng được khuyến cáo nên tiêu thụ 5mg đường trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Khi ăn Saccharin, bạn sẽ cảm thấy hương vị để lại hậu hơi đắng.

Saccharin không chứa năng lượng, vì vậy chúng được sử dụng cho những người ăn kiêng. Ngoài ra, Saccharin còn được ứng dụng để sản xuất tạo ngọt trong bánh kẹo, kem đánh răng, thuốc chữa bệnh,…

Saccharin
Saccharin

Aspartame

Aspartame là loại đường có vị ngọt gấp 200 lần so với đường mía. Chúng chứa khoảng 4 kcal nên được nhiều người lựa chọn ăn kiêng. Cơ quan FDA khuyến cáo rằng bạn chỉ nên tiêu thụ khoảng 50mg đường aspartame trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Đường Aspartame có hương vị hậu ngọt, thậm chí là vị đắng nên chúng thường được trộn với chất tạo ngọt nhân tạo khác như acesulfame kali để có vị ngọt giống đường mía.

Aspartame
Aspartame

Acesulfame kali

Acesulfame kali không chứa calo và có vị ngọt gấp 200 lần so với đường mía. Vị ngọt của nó tương đương với Aspartame và hậu để lại có vị đắng.

Acesulfame kali thường được sử dụng thành phụ gia thực phẩm trong các loại bánh nướng vì chúng ổn định trong cả môi trường axit lẫn bazo. Các chuyên gia khuyến cáo rằng mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ 15mg đường này trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Acesulfame kali
Acesulfame kali

Sucralose

Độ ngọt của Sucralose gấp 320 – 1000 lần so với đường mía, gấp 3 lần so với đường Aspartame, 2 lần so với đường saccharin và 3 lần so với đường Acesulfame potassium. Đường Sucralose không chứa calo.

Sucralose là loại đường ăn kiêng có độ ngọt gấp 320 – 1000 lần so với đường mía và gấp 3 lần so với đường Aspartame. Vậy nên, mỗi ngày bạn chỉ nên được tiêu thụ khoảng 9mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Sucralose không chứa calo và hoạt động ổn định dưới sự tác động của nhiệt và kể cả trong môi trường axit và bazo trung tính. Vì vậy, loại đường này thường được ứng dụng trong sản xuất nước ngọt, trái cây đóng hộp và kẹo,…

Sucralose
Sucralose

Neotame

Neotame có vị ngọt gấp 7000 – 13000 lần so với đường mía. Chúng có cấu trúc tượng tự như đường Aspartame và không chứa calo.

Đường Neotame hoạt động trong môi trường nhiệt độ ổn định, chúng nhanh chóng chuyển hoá và không tích tụ trong cơ thể con người. Vì vậy, Neotame được nhiều người ăn kiêng lựa chọn.

Neotame
Neotame

Advantame

Advantame là lại đường ăn kiêng được tạo ra bằng các phản ứng giữa Aspartame và chiết xuất vanilla. Nó hầu như không chứa calo và được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất bánh kẹo, đồ uống có hương vị, sữa, kẹo cao su,…

Đường Advantame có độ ngọt vừa phải. Các chuyên gia khuyến nghị rằng mỗi ngày lượng đường Advantame nên tiêu thụ là khoảng 32.8mg trên kg trọng lượng cơ thể.

Advantame
Advantame

Chiết xuất từ trái la hán quả

Đường ăn kiêng chiết xuất từ trái la hán quả có vị ngọt gấp 300 lần so với đường mía. Loại đường này chứa rất ít calo và được ứng dụng để điều chế thuốc trong Đông Y.

La hán quả là một trong những loại đường dành cho người ăn kiêng mà nhiều chuyên gia khuyến nghị sử dụng. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc và được nghiên cứu sản xuất tại Nhật Bản vào năm 1980.

Chiết xuất từ trái La Hán Quả
Chiết xuất từ trái La Hán Quả

Đường ăn kiêng có tốt không?

Đường ăn kiêng được chiết xuất hầu hết từ thực vật hoặc từ quá trình xử lý các chất tổng hợp hoá học nên hoàn toàn an toàn cho cơ thể khi sử dụng. Cụ thể, các tác dụng của đường ăn kiêng đã được kiểm chứng như sau:

  • Ảnh hưởng đến sự thèm ăn: Khi sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo sẽ làm cho cơ thể giảm bớt cảm giác đói bụng, ức chế sự thèm ăn, giảm lượng calo nạp vào cơ thể nên phù hợp cho những người muốn giảm cân.
  • Ảnh hưởng đến cân nặng: Hầu hết, các loại đường ăn kiêng đều không chứa calo, vì vậy nó tác động tích cực trong việc giảm cân và kiểm soát năng lượng nạp vào cơ thể hằng ngày.
  • Không làm tăng lượng đường trong máu: Đường ăn kiêng không chứa carbohydrate, vì vậy chúng không làm tăng lượng đường trong máu, rất phù hợp với những người đang kiêng đường.
  • Giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý: Sử dụng đường ăn kiêng sẽ kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể, rất tốt cho các bệnh nhân tiểu đường.
  • Làm giảm nguy cơ sâu răng: Đường ăn kiêng không xúc tác với các loại vi khuẩn trong khoang miệng. Hơn nữa, nó có cơ chế hoạt động tương tự như một chất trung hoà acid làm giảm tình trạng sâu răng đáng kể.
Đường ăn kiêng rất tốt cho sức khoẻ
Đường ăn kiêng rất tốt cho sức khoẻ

Lưu ý khi dùng đường ăn kiêng

Để đạt hiệu quả trong khi sử dụng đường ăn kiêng, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Chỉ nên sử dụng liều lượng theo khuyến nghị 20mg/người/ngày, vì lượng này đã tương đương khoảng 4 muỗng cà phê đường thông thường.
  • Không nên sử dụng đường ăn kiêng cho người mắc chứng rối loạn chuyển tiếp hiếm gặp phenylketonuria (PKU) vì cơ thể chúng ta không chuyển hoá được axit amin phenylalanine (có trong đường aspartame).
  • Không nên sử dụng đường ăn kiêng cho người dị ứng với sulfamid vì có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, tiêu chảy, phát ban.
  • Nên mua đường ăn kiêng ở chợ, siêu thị, trang thương mại điện tử,… uy tín, rõ nguồn gốc để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Lưu ý khi dùng đường ăn kiêng
Lưu ý khi dùng đường ăn kiêng

Xem thêm

Qua các thông tin trên, bạn đã biết đường ăn kiêng là gì rồi đúng không? Hãy sử dụng chúng theo đúng liều lượng khuyến nghị nếu bạn muốn sử dụng đường ăn kiêng nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1km2 bằng bao nhiêu hm2? Quy đổi Kilômét vuông sang Héctômét vuông

Ki-lô-mét vuông và héc-tô-mét vuông là đơn vị đo...

Kg/cm2 là gì? Quy đổi kg/cm2 sang kN/m2, MPa, t/m2, psi, kPa, bar

Các đơn vị đo áp suất thường được ứng...

1 hg bằng bao nhiêu kg? Quy đổi từ Héctôgam sang Kilôgam

Đơn vị đo khối lượng hg và kg không...

1kg bằng bao nhiêu tạ, gam, tấn, yến? Cách đổi đơn vị kilogam

Trong cân lường, đơn vị ki-lô-gam thường được chuyển...