Choline là gì và cách bổ sung Choline cho cơ thể hiệu quả

Ngày đăng:

Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu cần bổ sung hàng ngày để duy trì sức khỏe tốt. Không những thế, chúng còn tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và người lớn. Vậy Choline là gì? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Choline nhé!

1. Choline là gì?

Choline là một hợp chất hữu cơ tan trong nước, dù không phải là vitamin hay khoáng chất nhưng chúng thường được xếp cùng với các vitamin nhóm B vì có những cấu trúc và chức năng tương tự nhau.

Choline có nhiều trong thực phẩm hàng ngày
Choline có nhiều trong thực phẩm hàng ngày

2. Vai trò của choline đối với cơ thể

2.1 Cải thiện trí nhớ và nhận thức

Choline là một dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não. Do đó, khi cơ thể thiếu Choline sẽ dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức, đặc biệt là mất trí nhớ và bệnh alzheimer.

Choline là 1 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ
Choline là 1 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ

Bổ sung các thực phẩm giàu choline giúp cải thiện chức năng nhận thức của não bộ và bảo vệ thần kinh. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai nên bổ sung Choline để thúc đẩy não bộ của thai nhi.

2.2 Bảo vệ tim mạch

Tăng cường bổ sung lượng Choline qua chế độ ăn hàng ngày trong thời gian dài sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Bổ sung Choline đầy đủ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
Bổ sung Choline đầy đủ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

2.3 Tăng cường trao đổi chất
Choline đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo.

Choline đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo
Choline đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo

Theo nghiên cứu năm 2014 việc bổ sung Choline đối với việc giảm cân và biến đổi sinh hóa ở các vận động viên Judo và Taekwondo nữ cho thấy các vận động viên nữ uống bổ sung Choline có chỉ số khối cơ thể (BMI) và mức leptin thấp hơn so với nhóm đối chứng.

Lưu ý: Leptin là một loại hormone kiểm soát chất béo của cơ thể.

2.4 Giảm biến chứng trong thai kỳ

Choline cần thiết cho quá trình mang thai của người mẹ và phát triển não bộ, dây thần kinh tim mạch của thai nhi, ngăn ngừa nứt đốt sống, khuyết tật ống thần kinh.

Choline giúp giảm nguy cơ biến chứng thai kì
Choline giúp giảm nguy cơ biến chứng thai kì

Ngoài ra, chúng còn giảm nguy cơ sinh non, mệt mỏi, căng thẳng hay chứng quên sau khi sinh của người mẹ.

2.5 Cải thiện triệu chứng xơ nang

Theo nghiên cứu năm 2018, với sự tham gia của 10 tình nguyện viên là nam giới mắc bệnh u xơ nang trong độ tuổi trưởng thành cho thấy bổ sung choline đã cải thiện được chức năng phổi và giảm các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ.

Bổ sung Choline giúp cải thiện chức năng gan
Bổ sung Choline giúp cải thiện chức năng gan

3. Choline có trong thực phẩm nào

3.1 Nhóm thịt động vật

Choline có nhiều trong trứng, gan bò, trứng cá muối, cá,…

Nhóm thịt động vật chứa nhiều choline
Nhóm thịt động vật chứa nhiều choline

3.2 Nhóm hạt

Đậu nành, đậu xanh,hạnh nhân,… là những nguồn thực phẩm giàu Choline nhất.

Choline có nhiều trong các loại hạt
Choline có nhiều trong các loại hạt

3.3 Nhóm rau củ

Một số loại rau họ cải như súp lơ, bông cải xanh, khoai tây đỏ,… là nguồn cung cấp Choline dồi dào.

Rau họ cải cung cấp nguồn Choline dồi dào
Rau họ cải cung cấp nguồn Choline dồi dào

3.4 Phô mai

Phô mai Cottage cũng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt, có nhiều choline.

Phô mai cũng là nguồn cung cấp Choline
Phô mai cũng là nguồn cung cấp Choline

4. Cách bổ sung Choline hiệu quả

Việc bổ sung đầy đủ Choline từ chế độ ăn hàng ngày rất quan trọng đối với việc tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

Việc bổ sung Choline từ chế độ ăn hàng ngày rất quan trọng
Việc bổ sung Choline từ chế độ ăn hàng ngày rất quan trọng

Hàm lượng Choline cần thiết cho các nhóm tuổi khác nhau như sau:

  • Dưới 1 tuổi: 125 – 150mg/ ngày
  • 1 – 3 tuổi: 200mg/ ngày
  • 4 – 8 tuổi: 400mg/ ngày (nữ) và 550mg/ ngày (nam)
  • 9 – 13 tuổi: 375mg/ ngày
  • 14 – 18 tuổi: 400mg/ ngày (nữ) và 550mg/ ngày (nam)
  • Phụ nữ mang thai: 450mg/ ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: 450mg/ ngày

5. Những đối tượng thiếu Choline

Tình trạng thiếu hụt Choline đối với cơ thể rất hiếm gặp, nhưng có một số nhóm đối tượng nhất định có nguy cơ thiếu Choline cao đáng chú ý:

  • Vận động viên chạy đường dài
  • Người hay sử dụng rượu bia
  • Phụ nữ mãn kinh: vì hormone estrogen hỗ trợ sản xuất Choline giảm xuống, nguy cơ thiếu Choline rất cao
  • Phụ nữ mang thai: nhu cầu choline trong thai kỳ cao dễ có nguy cơ thiếu hụt Choline
Những đối tượng có khả năng thiếu Choline
Những đối tượng có khả năng thiếu Choline

6. Một số lưu ý khi bổ sung Choline

Sử dụng quá nhiều Choline có thể gây mùi hôi cơ thể, hạ huyết áp, nôn mửa, tiêu chảy, các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa,…

Người ăn chay dễ thiếu Choline vì vậy nên bổ sung kết hợp các loại rau và đậu để thay thế cho trứng, thịt bò.

Trẻ sơ sinh nên uống sữa mẹ vì sữa mẹ là nguồn chứa choline dồi dào cho trẻ. Khi bé lớn mẹ nên cho bé dùng sữa bột để cung cấp đầy đủ Choline.

Kết hợp rau củ để bổ sung Choline
Kết hợp rau củ để bổ sung Choline

Xem thêm:

  • Vitamin là gì? Những loại vitamin phổ biến mà bạn cần phải biết
  • Lecithin là gì? Tác dụng của Lecithin đối với sức khỏe?
  • MSDS là gì? Nội dung bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS là gì?

Bổ sung Choline là điều cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, dinhnghia.vn đã cung cấp đầy đủ thông tin về Choline là gì. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Hãy chờ đón nhiều bài viết thú vị của dinhnghia.vn nhé!

Xem nhiều

Bài tin liên quan

10 Đặc điểm nổi bật trên tủ lạnh Samsung Family Hub

Tủ lạnh là món phụ kiện không thể thiếu...

Pasta là gì? Cách phân biệt sự khác nhau giữa Pasta và Spaghetti

Thỉnh thoảng khi thưởng thức một số món châu...

Máy giặt Samsung báo lỗi 4C là gì? 5 Nguyên nhân và khắc phục

Trong quá trình sử dụng máy giặt, đôi khi...

Battle Pass là gì? 8 Game có Battle Pass phổ biến nhất năm 2023

Battle Pass là một thuật ngữ nói đến các...