Mọi người thường khuyến cáo về chất độc BPA trong thực phẩm. Thực tế, nhiều người chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của loại chất này. Vậy BPA là gì? Tác hại của nhựa BPA đối với sức khoẻ con người là gì? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu về khái niệm và tác hại của nó qua bài viết sau.
Nội dung bài viết
BPA là gì?
Giới thiệu về BPA
BPA là một chất hoá học, viết tắt của Bisphenol A (công thức hóa học là (CH3)2C(C6H4OH)2). Vào năm 1891, được phát hiện lần đầu tiên bởi một nhà khoa học người Nga. Nhưng đến năm 1950, BPA mới được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thương mại.
Khi trộn BPA với thành phần khác sẽ gia tăng độ dẻo và chắc chắn của sản phẩm. Ngày nay, BPA dùng để sản xuất nhựa polycarbonate (nhựa PC) và nhựa epoxy. Các lớp bên trong hộp đựng thực phẩm được bôi một lớp nhựa epoxy. Nhờ đó, giảm tính ăn mòn và vỡ của kim loại.
Bên cạnh đó, các loại nhựa chứa BPA được chế tạo thành sản phẩm thiết yếu. Ví dụ như: bình bú trẻ em, chai nước suối, thiết bị thể thao và đĩa CD hoặc DVD.

Cơ chế sinh học
BPA xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu thông qua vật phẩm bên trong vật chứa. Nguyên nhân là do một lượng BPA thoát khỏi bề mặt và tiếp xúc với thực phẩm đóng hộp. Loại hoá chất này sẽ tác động đến sức khỏe người tiêu dùng.

Các loại nhựa chứa BPA
Trên thị trường, bạn sẽ dễ bắt gặp chất BPA trong 3 loại nhựa sau:
- Nhựa số 3 – nhựa PVC: Loại nhựa dẻo được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các vật dụng phổ biến. Bao gồm: các chai nhựa đựng gia vị, đồ chơi và thiết bị y tế. Khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao, chất này được giải phóng. Giới hạn nhiệt độ là dưới 81 độ C.
- Nhựa số 6 – nhựa PS hay polystyrene: Loại nhựa rẻ tiền được chế biến thành vật dụng sử dụng 1 lần. Có thể tìm thấy trên cốc nhựa uống nước, hộp đựng xiên bẩn và dao, đĩa, thìa nhựa. Độc tố được giải phóng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng hoặc môi trường có tính axit hoặc kiềm.
- Nhựa số 7 – nhựa PC và các loại nhựa khác: Loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ bị nhiễm BPA vào bên trong cơ thể. Thường được dùng để sản xuất sản phẩm đựng thức ăn hoặc can nước có thể tích lớn.
Khi mua các sản phẩm bằng nhựa, chú ý đến các ký hiệu trên bao bì. Nhà sản xuất ký hiệu dưới đáy sản phẩm bằng con số đặt trong tam giác 3 mũi tên. Tốt nhất, hãy chọn mua sản phẩm không chứa BPA (BPA-FREE).

BPA free là gì? Phân biệt BPA và BPA free
Giới thiệu về BPA free
BPA free là cách viết tắt của sản phẩm không chứa BPA. Các sản phẩm này thường được chứng nhận bởi các cơ quan chức năng về độ an toàn sức khỏe. Đây là những sản phẩm đảm bảo không gây bệnh trong quá trình sử dụng.

Phân biệt BPA và BPA free
Để phân biệt BPA và BPA free, hãy lưu ý những đặc điểm sau:
BPA |
BPA free |
|
Chất liệu |
Nhựa cứng, trong suốt | Nhựa mềm dẻo, màu đục |
Ký hiệu |
Con số 7 trong tam giác xoay vòng | Con số 5 trong tam giác xoay vòng |
Ảnh hưởng của nhựa BPA đến con người
Nhựa BPA chứa nhiều rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng con người. Đây là tác nhân gây ung thư, ảnh hưởng hệ thần kinh hoặc phá huỷ nội tiết tố trong cơ thể. Sau đây là một số tác hại:
Có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ
Một trong những tác hại phổ biến của nhựa BPA là suy giảm khả năng sinh sản. Một thống kê cho thấy những người có nồng độ BPA cao gặp khó khăn trong quan hệ. Bao gồm cả nam lẫn nữ:
- Đối với nữ giới: Khi nồng độ BPA trong máu tăng gấp 3 lần. So với những phụ nữ có thai kỳ thành công, trường hợp sảy thai trở nên phổ biến. Đồng thời, họ có số lượng trứng ít hơn và khả năng mang thai giảm đến 2 lần.
- Đối với nam giới: Người đàn ông có mức BPA cao hơn bình thường từ 3 – 4 lần. Hậu quả thường thấy là chất lượng tinh trùng thấp, rối loạn cương dương hoặc không thoả mãn được nhu cầu ham muốn. Hơn nữa, kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), phôi của họ có chất lượng thấp khoảng 30 – 46%.

Tác động xấu đến trẻ nhỏ
Trong quá trình mang thai, người phụ nữ có tiếp xúc hoặc phơi nhiễm với BPA sẽ tác động đến trẻ nhỏ.
Về mặt cảm xúc, thai nhi có xu hướng tăng động, lo lắng và trầm cảm. Đồng thời, trẻ có phản ứng cảm xúc cao hơn 1,5 lần và tính tình hung hăng cao hơn 1,1 lần.
Về mặt thể chất, cân nặng của trẻ mới sinh sẽ nhẹ hơn 0,2 kg so với trẻ bình thường. Ngoài ra, khoảng cách từ hậu môn đến bộ phận sinh dục ngắn hơn. Nguyên nhân là do nội tiết tố bị ảnh hưởng trong quá trình phát triển thai nhi.

Bệnh tim và đái tháo đường loại 2
Theo một số nghiên cứu cho thấy, những người có liên quan đến loại nhựa BPA. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng từ 18 – 63%. Đối với bệnh đái tháo đường, số liệu được ghi nhận là cao hơn từ 21 – 60%.
Bên cạnh đó, những người có BPA cao có nguy cơ kháng insulin đến 37%. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đái tháo đường loại 2. So với người bình thường, rủi ro mắc bệnh tăng cao từ 68 – 130%.

Gây béo phì
Nhiều đối tượng bị phơi nhiễm có 50 – 85% khả năng bị thừa cân. Và 59% có vòng eo lớn hơn bình thường. Phụ nữ béo phì có mức BPA cao hơn 47% so với phụ nữ có cân nặng ổn định.

Hội chứng buồng trứng đa nang
Khi so sánh với những phụ nữ không bị nhiễm hoá chất BPA, ở những phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang thì nồng độ BPA cao hơn 46%.

Sinh non
Trường hợp sinh non trở nên phổ biến với phụ nữ có lượng BPA trong cơ thể cao. Các thống kê cho thấy họ có khoảng 91% khả năng sinh con trước 37 tuần.

Hen suyễn
Thai phụ bị phơi nhiễm BPA có liên quan đến nguy cơ thai nhị bị hen suyễn. Triệu chứng thở khò khè cao hơn 130% ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Giảm sự phát triển các cơ quan chức năng
Mức BPA cao trong máu có thể dẫn đến tình trạng suy yếu của các cơ quan nội tạng:
- Gan: Tăng 29% ảnh hưởng đến hoạt động của gan
- Miễn dịch: Suy yếu hệ thống miễn dịch
- Tuyến giáp: Suy giảm chức năng tuyến giáp
- Não: Các tế bào trong não bị đứt liên kết

Một số lưu ý giúp hạn chế tiếp xúc với BPA
Sau khi đã có câu trả lời cho thắc mắc BPA là gì, có thể bạn muốn tránh xa loại hoá chất này. Nhưng việc loại bỏ là gần như không thể. Lời khuyên tốt nhất là hãy hạn chế tối đa khi tiếp xúc với loại hàng hoá này:
- Tránh thực phẩm đóng gói: Chọn mua các loại thực phẩm tươi, chưa qua chế biến. Không sử dụng thức ăn đóng hộp hoặc thực phẩm được bảo quản trong bao bì nhựa. Chú ý đến ký hiệu tái chế từ 3 -7 hoặc chữ “PC”.
- Uống nước từ ly làm bằng thủy tinh: Thay thế chiếc cốc nhựa bằng ly thuỷ tinh. Không uống nước nóng đựng trong ly hoặc bình nhựa.
- Chọn lọc đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em: Tránh mua các món đồ chơi làm từ chất liệu có chứa BPA. Đặc biệt là những món trẻ có thể nhai hoặc mút bằng miệng.
- Không đưa đồ nhựa vào lò vi sóng: Hãy hâm nóng thức ăn bằng các vật dụng làm bằng thuỷ tinh hoặc sứ.

Tóm lại, bài viết đã cung cấp thông tin về câu hỏi BPA là gì. Loại chất hoá học này tiềm ẩn tác hại nghiêm trọng. Nếu bạn muốn hướng tới kiểm soát mức BPA thì hãy ăn thực phẩm tươi sạch. Bạn sẽ tự động hạn chế tiếp tiếp xúc với chất BPA. Đồng thời, bảo vệ môi trường khỏi rác thải nhựa.
Xem thêm:
- Nhựa lúa mạch là gì? Ưu nhược điểm, lợi ích cần biết
- Nhựa TPE là gì? Nó dùng để làm gì và có an toàn không?
- TPU là gì? Đặc điểm và ứng dụng nhựa TPU trong thời trang. Ưu và nhược điểm gì?