Bệnh sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh

Sức khỏeBệnh sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh

Ngày đăng:

Bệnh sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính được gây ra bởi siêu vi khuẩn Dengue. Vậy bệnh sốt xuất huyết là gì, nguyên nhân gây bệnh đến từ đâu, triệu chứng và cách phòng bệnh ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của DINHNGHIA nhé!

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết do một loại siêu vi trùng tên Dengue gây ra, được xem là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Khi bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt, căn bệnh này sẽ lây truyền từ người này sang người khác. Trẻ em thường mắc bệnh sốt xuất huyết hơn so với người lớn.

Người bị bệnh sốt xuất huyết thường đau nhức ở cơ thể, đặc biệt là ở các cơ và các khớp. Sốt xuất huyết nhẹ có thể  xuất hiện tình trạng phát ban, sốt cao, nặng thì có thể gây chảy máu, huyết áp đột ngột giảm và dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.

Sốt xuất huyết do một loại siêu vi trùng tên Dengue gây ra
Sốt xuất huyết do một loại siêu vi trùng tên Dengue gây ra

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết bao gồm các loại virus Dengue (chi Flavivirus, họ Flaviviridae), muỗi vằn (Aedes aegypti) – vật trung gian truyền bệnh, bằng cách đốt (chích) vào da nó sẽ đưa virus gây bệnh vào máu người.

Virus Dengue gồm 4 chủng huyết thanh khác nhau, theo thứ tự DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Người bị nhiễm một chủng virus sẽ có khả năng tạo miễn dịch với chủng đó suốt đời, tuy nhiên họ vẫn có khả năng mắc các chủng khác. Do đó, những người sống ở khu vực có dịch Dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều lần trong đời do bị nhiễm các chủng virus khác.

Muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày và chỉ muỗi cái mới có thể đốt con người để truyền bệnh. Virus Dengue sẽ ở trong cơ thể của muỗi Aedes khoảng từ 8 đến 11 ngày và nếu muỗi Aedes chích bạn thì virus sẽ được lan truyền.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết bao gồm các loại virus Dengue và muỗi vằn Aedes aegypti
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết bao gồm các loại virus Dengue và muỗi vằn Aedes aegypti

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Dấu hiệu sốt xuất huyết nhẹ

Triệu chứng này thường xảy ra ở người lần đầu tiên mắc bệnh vì cơ thể chưa tạo ra miễn dịch đối với virus Dengue. Đây là mức độ có các triệu chứng điển hình và không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt và kéo dài trong khoảng 4 – 7 ngày kể từ khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Các triệu chứng cảnh báo về bệnh như:

  • Sốt cao, lên đến 40,5 độ C.
  • Đau đầu nghiêm trọng.
  • Đau phía sau mắt.
  • Đau khớp và cơ.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Phát ban.

Các ban do sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể khoảng 3 – 4 ngày sau khi bắt đầu sốt và dần giảm sau 1 – 2 ngày. Người mắc bệnh có thể tái phát các ban một lần nữa vào ngày tiếp đó.

Các triệu chứng cảnh báo nhiễm bệnh sốt xuất huyết thường gặp ở người bị lần đầu tiên
Các triệu chứng cảnh báo nhiễm bệnh sốt xuất huyết thường gặp ở người bị lần đầu tiên

Biểu hiện sốt xuất huyết nặng

Ở cấp độ này, các triệu chứng sốt xuất huyết gồm tất cả các dấu hiệu của cấp độ nhẹ cộng với tổn thương đến mạch máu và mạch bạch huyết. Bạn sẽ gặp tình trạng chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, xuất hiện các vết bầm tím.

Cấp độ bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và cần phải được điều trị khẩn cấp, trong một số trường hợp có thể gây ra tử vong.

Các triệu chứng cảnh báo nhiễm bệnh sốt xuất huyết nặng
Các triệu chứng cảnh báo nhiễm bệnh sốt xuất huyết nặng

Hội chứng sốc sốt xuất huyết

Mức độ này được xem là nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết. Sốc sốt xuất huyết Dengue bao gồm tất cả các triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ cùng các triệu chứng chảy máu và hiện tượng huyết tương thoát khỏi mạch máu. Dẫn tới tình trạng chảy máu nhiều trong và ngoài cơ thể, làm cho huyết áp xuống thấp.

Loại bệnh này thường xảy ra ở lần nhiễm trùng sau, khi người lớn hoặc trẻ em đã có miễn dịch tự nhiên (do từng mắc bệnh) hoặc miễn dịch thụ động (do mẹ truyền). Bệnh thường phát triển nhanh chóng, biểu hiện nặng đột ngột sau khoảng 2-5 ngày (giai đoạn hạ sốt).

Sốc sốt xuất huyết thường ảnh hưởng nhiều đến trẻ em, nhưng tỷ lệ mắc ở người lớn thấp hơn. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể tiếp tục phát triển và gây suy đa cơ quan, dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Đây là mức độ nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết
Đây là mức độ nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết phổ biến ở đâu?

Sốt xuất huyết hiện nay được xem là một vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu. WHO đã đánh giá đây là một căn bệnh do vật trung gian truyền bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh ốt xuất huyết không ngừng lan rộng ra các quốc gia. Tính đến hiện tại, căn bệnh này đã lưu hành trên 100 quốc gia với hàng trăm triệu ca mắc bệnh trên toàn thế giới mỗi năm. Tình trạng số người mắc bệnh tính theo năm vẫn không ngừng tăng lên.

Sự xuất hiện của dịch sốt xuất huyết phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết khí hậu, lượng mưa. Thường dịch bùng phát mạnh vào khoảng thời gian trong và sau mùa mưa ở các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới. Cụ thể như châu Phi, Châu Úc, Đông Nam Á, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Ấn Độ, khu vực Caribe và Tây Nam Thái Bình Dương.

Bệnh thường bùng phát mạnh vào khoảng thời gian trong và ngay sau mùa mưa
Bệnh thường bùng phát mạnh vào khoảng thời gian trong và ngay sau mùa mưa

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một căn bệnh mà ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, những người có hệ miễn dịch yếu và người có bệnh lý nền thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn người khỏe mạnh. Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết như:

  • Nguy cơ tiếp xúc với virus gây Dengue sẽ tăng khi sinh sống hoặc đi du lịch ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ cao như Đông Nam Á, các đảo Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh, vùng Caribê.
  • Người đã từng mắc bệnh sốt xuất huyết trước đó khi nhiễm lại sẽ có nguy cơ mắc bệnh nặng và nguy hiểm hơn.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người lớn.
  • Phụ nữ và người da trắng.
Sốt xuất huyết là một căn bệnh mà ai cũng có nguy cơ mắc bệnh
Sốt xuất huyết là một căn bệnh mà ai cũng có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh sốt xuất huyết lây lan như thế nào?

Lây bệnh do bị muỗi vằn Aedes aegypti đốt

Đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết là thông qua muỗi vằn Aedes aegypti – vật trung gian truyền bệnh. Khi muỗi này hút máu của người bị sốt xuất huyết hoặc người mang virus Dengue nhưng không có triệu chứng. Sau đó đốt người khỏe mạnh, virus sẽ được chuyển sang cơ thể người khỏe mạnh và gây ra bệnh.

Đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết là thông qua muỗi vằn Aedes aegypti
Đường lây truyền phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết là thông qua muỗi vằn Aedes aegypti

Lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm

So với lây qua đường muỗi vằn đốt, đường lây truyền này ít phổ biến hơn. Người lành có nguy cơ cao mắc bệnh nếu lấy máu của người mang virus Dengue hoặc người mắc bệnh sốt xuất huyết và truyền cho người lành. Hoặc khi người lành và người bệnh cùng sử dụng một ống tiêm.

So với lây qua đường muỗi vằn đốt, đường lây truyền này ít phổ biến hơn
So với lây qua đường muỗi vằn đốt, đường lây truyền này ít phổ biến hơn

Các đường lây truyền ít gặp

Các đường lây truyền khác ít gặp hơn có thể kể đến:

  • Lây truyền tại bệnh viện: Virus Dengue lây truyền thông qua các chế phẩm máu, phơi nhiễm với tổn thương do kim tiêm, tổn thương ở niêm mạc. Người hiến tặng máu không có triệu chứng cũng có thể mang virus Dengue trong máu.
  • Lây truyền dọc: Phụ nữ mang virus Dengue trong máu (mắc bệnh trước khi sinh con trong vòng 10 ngày) có thể lây truyền virus này cho con khi sinh ra. Sốt xuất huyết có thể biểu hiện ở trẻ sơ sinh lúc bé được 4 – 11 ngày tuổi.
Các đường lây truyền khác ít gặp hơn như lây truyền dọc, lây truyền tại bệnh viện
Các đường lây truyền khác ít gặp hơn như lây truyền dọc, lây truyền tại bệnh viện

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

Việc xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh sốt xuất huyết là rất cần thiết để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp:

  • Giai đoạn điều trị tại nhà: Khi phát hiện biểu hiện sốt từ 2 – 7 ngày, người bệnh có thể điều trị ở nhà bằng cách bù nước cho người bệnh.
  • Giai đoạn nhập viện thời gian ngắn (12 – 24 giờ):Bệnh nhân cần được đưa vào viện ngay khi đã bù nước không hiệu quả và xuất hiện các điểm xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc.
  • Giai đoạn nhập viện thời gian dài (> 24 giờ): Bệnh nhân cần nhập viện điều trị ngay khi cơ thể có biểu hiện như chân tay lạnh, mạch yếu, sốt li bì, viêm họng, khó thở…

Phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng vì sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị. Khi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn ở cấp độ nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà hoặc nếu cần thiết hãy đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm.

Xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp
Xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Các cách phòng ngừa sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, môi trường sống xung quanh.
  • Không nên trữ nước trong nhà để tránh tạo điều kiện cho muỗi phát sinh.
  • Tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, dùng vợt muỗi hay phun thuốc diệt muỗi.
  • Phát quang bụi rậm và mắc màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt.
Cách phòng ngừa sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ hiệu
Cách phòng ngừa sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ nhỏ hiệu

Xem thêm:

  • Pneumonia là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng của bệnh Pneumonia
  • Amidan là gì? Thành phần cấu tạo và Vai trò của Amidan
  • Các đặc điểm và Cấu tạo của trùng kiết lị, So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét

Qua bài viết trên, DINHNGHIA đã mang đến cho bạn thông tin chi tiết về bệnh sốt xuất huyết. Bạn thấy thông tin này có bổ ích hay không? Chia sẻ cho DINHNGHIA biết với nhé!

Xem nhiều

Bài tin liên quan

POB là gì? Ý nghĩa của POB trong nhiều lĩnh vực

Bạn thấy rất nhiều người sử dụng thuật ngữ...

Pềct là gì? Rếpct là gì trong từ điển ngôn ngữ của GenZ

Thời gian vừa qua, khi lướt các trang mạng...

Lẻmon là gì? Vì sao lẻmon lại viral trong ngôn ngữ của GenZ

Thời gian vừa qua, thuật ngữ "lemỏn" nổi lên...

Fe là gì? Ngân hàng, thẻ tính dụng Fe là gì?

Khi sử dụng mạng xã hội cũng như giao...