Liệu bạn đã biết được khái niệm bệnh parkinson là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh này chưa. Nếu chưa biết thì nhất định phải xem bài viết này của DINHNGHIA.COM.VN để trang bị cho mình những kiến thức quan trọng về căn bệnh này và có những phương pháp bảo vệ bản thân hợp lý nhé!
Nội dung bài viết
Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson là một bệnh về thần kinh, xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa gây mất kiểm soát vận động cơ bắp. Bệnh nhân mắc bệnh này thường đi lại khó khăn, cử động chân chạp, chân tay bị run cứng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, sẽ làm ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh và làm thiếu hụt dopamine.

Nguyên nhân gây bệnh
Khoảng 10% bệnh nhân có tiền sử gia đình đã từng mắc Parkinson. Tuy nhiên đây cũng chỉ là 1 trong nhiều nguyên nhân gây ra bệnh. Hiện chưa có nghiên cứu chính xác về vấn đề này.
Nhưng có một số nguyên nhân được đưa ra là do tuổi tác (lớn tuổi), do di truyền, do yếu tố môi trường, thậm chí có thể là do virus…

Triệu chứng bệnh Parkinson
Ở giai đoạn sớm: Bệnh nhân mắc Parkinson thường hay cảm thấy mệt mỏi, đau cơ, khó khăn khi thực hiện một số động tác đơn giản (như mang giày, tra chìa khóa,…), rối loạn chữ viết (chữ viết nhỏ dần), táo bón, trầm cảm, kéo lê một chân, bị bong vảy da ở vùng mặt và đầu gối.

Sau đó, khi bệnh trở nặng thì người bệnh sẽ có 3 biểu hiện rõ ràng sau:
+ Run ở phần ngọn chi, môi, lưỡi: Tần số và mức độ sẽ tăng dần qua mỗi năm, khi ngủ không run. Tuy nhiên có một vài ca sẽ không bị run.
+ Phần cơ bị cứng: Đây là một trong các triệu chứng nổi bật nhất, chân tay bị cứng ở, đi lại khó, khi sờ nắn cảm thấy cơ bị cứng.
+ Giảm vận động: Nét mặt, cử chỉ của chân tay không linh hoạt. Khuôn mặt ít biểu cảm, ít chớp mắt.
Một số triệu chứng phổ biến khác nữa là: Cảm giác bức rức, đứng ngồi không yên, đầu ngón tay (chân) tím tái, hạ huyết áp tư thế, trầm cảm lo âu (khoảng 35 đến 40%). Một số ít nặng hơn thì có thể gặp hoang tưởng, trí tuệ giảm sút.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh
Người cao tuổi từ 60 trở lên có nhiều nguy cơ mắc bệnh này. Còn nếu xét về giới tính thì nam giới có khả năng mắc bệnh Parkinson cao hơn so với nữ giới.

Phương pháp điều trị bệnh Parkinson
Điều trị bằng thuốc
Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc để ức chế sự phát triển của bệnh nhưng chưa có thuốc để trị khỏi bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc phổ biến nhất là levodopa/carbidopa, kết hợp với một số loại khác như amantadine, thuốc chủ vận dopamin, thuốc ức chế MAO-B,….
Liều lượng thuốc sẽ tăng dần sau một thời gian sử dụng. Đặc biệt, với bệnh này, bệnh nhân không thể bị cắt thuốc đột ngột. Nếu muốn thay thế thì cần chuyển đổi từ từ.
Thường những thuốc điều trị bệnh này có khá nhiều tác dụng phụ, phổ biến như khô mắt, khô miệng, buồn ngủ, nhịp tim nhanh, dị ứng,… hoặc mạnh hơn có thể bị áo giác, lú lẫn.

Phẫu thuật
Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật chỉ được sử dụng nếu bệnh nhân uống thuốc không hiệu quả hoặc gặp nhiều phản ứng phụ.
Kích thích não sâu: Phương pháp này thích hợp với những bệnh nhân có rối loạn vận động do sử dụng levodopa quá nhiều. Tùy theo tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ kích thích não ở những khu vực khác nhau để mang đến hiệu quả tối ưu nhất.

Phẫu thuật cắt tổn thương: Giúp kiểm soát triệu chứng run ở những bệnh nhân Parkinson. Tuy nhiên, phẫu thuật dễ dẫn đến nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn như liên quan đến ăn uống, vận động,.. nên cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện phương pháp này.

Phục hồi chức năng
Bệnh nhân Parkinson cần tăng cường nhiều bài tập vận động, hoạt động hàng ngày để tăng cường thể lực cũng như tập luyện các cơ.
Đồng thời, các bài tập này có thể giúp các bệnh nhân giảm các triệu chứng của bệnh táo bón hoặc khó tiêu.

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân Parkinson
- Những bệnh nhân Parkinson khi đến giai đoạn cuối cần được giúp đỡ trong nhiều sinh hoạt bình thường hàng ngày. Cố gắng nhẫn nại, kiên nhẫn, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc các tổ chức xã hội.
- Hầu hết bệnh nhân parkinson đều sẽ bị mất khả năng ăn uống vào giai đoạn cuối. Vì vậy, nên đưa bệnh nhân để nhà dưỡng lão hoặc bệnh viện để được chăm sóc tốt và an toàn nhất nhé!
- Trước khi bệnh nhân parkinson mất khả năng hoạt động hoàn toàn, họ nên thành lập di chúc y khoa thể hiện mong muốn cuối đời của mình.

Xem thêm:
- Melanin là gì? Lợi hay hại? Cách kiểm soát sắc tố melanin
- Bệnh mù màu là gì? Có chữa được không? Nguyên nhân, triệu chứng và ảnh hưởng từ bệnh
- Bệnh Alzheimer là gì? Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
Trên đây là những kiến thức quan trọng, cơ bản về bệnh Parkinson mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh này, hiểu đúng về định nghĩa bệnh Parkinson là gì? và có những phương pháp để chữa trị hoặc chăm sóc người bệnh thích hợp.