Axit Folic là gì? Bổ sung Axit Folic cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Sức khỏeAxit Folic là gì? Bổ sung Axit Folic cho bà bầu bao...

Ngày đăng:

Cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất để tăng cường sức khỏe, trong đó đặc biệt phải kể đến là Axit Folic. Vậy cụ thể Axit Folic là gì? Cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu rõ về nó nhé!

Axit Folic là gì?

Axit folic (Folate) được biết đến là vitamin B9, chúng có trong 13 vitamin cần được cung cấp cho cơ thể hằng ngày. Bên cạnh đó, axit folic góp phần tạo ra hồng cầu cũng như có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA.

Điều này có nghĩa là axit folic liên quan đến quá trình phân chia, nhân đôi tế bào. Khi cơ thể thiếu axit folic dẫn đến các bệnh lý thiếu máu hồng cầu. Hơn hết khi không cung cấp đủ axit folic cơ thể dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi.

Axit folic
Axit folic

Axit folic có tác dụng gì?

Tác dụng của axit folic đối với mẹ bầu

  • Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh:

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ nên bổ sung Axit Folic để ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng ở não và tủy sống, ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến thai kỳ, bao gồm tiền sản giật.

Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh
  • Phòng tránh bệnh thiếu máu:

Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các tế bào máu cho cơ thể, vì vậy cần bổ sung đầy đủ Axit Folic cho mẹ bầu và thai nhi để ngăn ngừa chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dưỡng bào thai, các bệnh về tim mạch,…

Phòng tránh bệnh thiếu máu
Phòng tránh bệnh thiếu máu
  • Giảm nguy cơ ung thư:

Axit Folic có thể giảm một tỷ lệ nhỏ nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch,…

Giảm nguy cơ ung thư
Giảm nguy cơ ung thư
  • Ngăn ngừa một số bệnh lý khác:

Axit Folic liên quan đến việc điều trị một số bệnh lý như: bệnh tiểu đường, chứng mất trí, tình trạng viêm nhiễm, đau thần kinh, đau cơ bắp, AIDS, bệnh bạch biến,…

Tác dụng của Axit Folic đối với trẻ em

  • Khả năng ngôn ngữ của trẻ:

Axit Folic đem lại nhiều lợi ích cho mẹ và thai nhi bởi nó giảm nguy cơ trẻ phát triển chậm ngôn ngữ, tác động đến sự phát triển trí não và phòng tránh khỏi những nguy cơ khuyết tật ống thần kinh.

  • Sức khỏe trẻ nhỏ:

Chất này giúp ngăn chặn những dị tật bẩm sinh về não, tủy sống, ống thần kinh,…

Cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ
Cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ

Bổ sung axit folic cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ có nhu cầu axit folic tăng gấp 4 lần so với trước khi mang thai. Chính vì vậy các bác sĩ luôn khuyến cáo các mẹ phải bổ sung đầy đủ 400 mcg axit folic trong ngày vào giai đoạn muốn thụ thai và ba tháng đầu của thai kỳ.

Tuy nhiên từ tháng thứ 4 đến tháng 9 của thai kỳ các mẹ phải tăng liều lượng lên 600 mcg axit folic cho cơ thể vào mỗi ngày. Cuối cùng trong quá trình cho con bú thì 500 mcg chính là lượng axit folic cần thiết.

Lượng axit folic cần thiết cho mẹ bầu
Lượng axit folic cần thiết cho mẹ bầu

Bà bầu uống thừa axit folic có sao không?

Axit folic với liều dùng dưới 1000 mcg mỗi ngày sẽ không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên khi dùng axit folic liều cao trong thời gian dài cơ thể bạn sẽ gặp các tình trạng như: chuột rút bụng, tiêu chảy, buồn nôn,… cũng như dị ứng.

Axit folic có gây tác dụng phụ cho mẹ bầu không
Axit folic có gây tác dụng phụ cho mẹ bầu không

Axit Folic có trong thực phẩm nào?

Bông cải xanh súp lơ, bắp cải

Loại thực phẩm này vừa dễ tiêu hóa mà lại có hàm lượng axit folic cao. Chúng rất phù hợp để bạn bổ sung dinh dưỡng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày. Bởi chỉ với một bát con các loại cải như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ bạn đã cung cấp 50 mcg axit folic.

Bông cải xanh súp lơ, bắp cải
Bông cải xanh súp lơ, bắp cải

Bí đao

Ngoài các dưỡng chất như vitamin B6, kali, fiber,… thì bí đao còn rất giàu axit folic. Do đó chỉ cần sử dụng 1 bát bí dao bạn đã cung cấp đến 15% nhu cầu axit folic cho cơ thể.

Bí đao
Bí đao

Nấm

Nấm được biết đến là thực phẩm chứa hàm lượng axit folic cao. Bên cạnh đó, nó còn chứa các vitamin, axit amin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và kháng sinh tự nhiên. Do đó chúng rất tốt cho phụ nữ đang mang thai.

Bên cạnh đó nấm còn có tác dụng giảm mỡ máu, ngăn ngừa ung thư vú ở phái nữ và ung thư tuyền liệt tuyến ở đàn ông. Tuy nhiên, bạn phải chế biến và lựa chọn nguồn nấm ăn được để tránh nhiễm độc.

Nấm
Nấm

Đậu và các loại cây họ đậu

Các loại hạt như đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu nành, đậu ván, đậu Lima… chứa nhiều axit folic. Chính vì vậy bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm này khi mang thai. Để cung cấp thêm axit folic cho cơ thể hơn thế nữa, các loại đậu rất an toàn cho người già.

Đậu và các loại cây họ đậu
Đậu và các loại cây họ đậu

Nhóm thực phẩm dạng hạt tăng cường

Sử dụng ngũ cốc giúp cung cấp axit folic cần thiết cho cơ thể. Hơn hết, nhóm thực phẩm này rất an toàn cho người già và phụ nữ mang thai.

Nhóm thực phẩm dạng hạt tăng cường
Nhóm thực phẩm dạng hạt tăng cường

Hoa quả và nước ép trái cây

Các loại bưởi, cam, chuối, chanh, dưa hấu, cà chua, quả mọng,… rất giàu axit folic. Vì vậy bạn nên bổ sung chúng bằng cách ăn trực tiếp hoặc ép nước uống trong ngày.

Hoa quả và nước ép trái cây
Hoa quả và nước ép trái cây

Rau diếp, xà lách

Không chỉ chứa axit folic mà rau diếp cá, xà lách còn giàu dưỡng chất như protein, vitamin K, A, C, mangan, magie, canxi, sắt, kali, chất xơ và kẽm. Đặc biệt, chúng không có cholesterol nên chúng giúp giảm đột quỵ cũng như các vấn đề tim mạch và cao huyết áp.

Đây là loại siêu thực phẩm dành cho người lớn tuổi. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên sử dụng rau trồng hữu cơ.

Rau diếp, xà lách
Rau diếp, xà lách

Khi nào nên bổ sung Axit Folic và cách sử dụng hiệu quả

Axit Folic cần nạp vào cơ thể hàng ngày, kể cả trẻ em hay người lớn, đặc biệt là phụ nữ có thai đều cần Axit Folic cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.

Để sử dụng Axit Folic một cách hiệu quả, đối với các loại thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, để hấp thu tốt nhất nên uống thuốc vào thời gian nghỉ giữa 2 bữa ăn.

Liều lượng dinh dưỡng khuyến nghị (RDA) cho trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên như sau:

  • Sơ sinh đến 6 tháng: 65 mcg DFE
  • 7 – 12 tháng: 80 mcg DFE
  • 1 – 3 tuổi: 150 mcg DFE
  • 4 – 8 tuổi: 200 mcg DFE
  • 9 – 13 tuổi: 300 mcg DFE
  • 14 – 18 tuổi: 400 mcg DFE
  • Người trưởng thành: 400 mcg DFE
  • Phụ nữ có thai: 600 mcg DFE
Phụ nữ mang thai nên bổ sung đầy đủ axit folic
Phụ nữ mang thai nên bổ sung đầy đủ axit folic

Những lưu ý khi bổ sung axit folic cho mẹ bầu

  • Axit folic là vitamin có thể tan trong nước nên dễ bị phân hủy khi chế biến.
  • Không chỉ phụ nữ mang thai mà những bình thường cũng nên bổ sung axit folic mỗi ngày.
  • Nếu bạn gặp các vấn đề thiếu máu ác tính, thận,.. thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Khi sử dụng vitamin tổng hợp bổ sung B9 thì không nên dùng với nước trà, cà phê, rượu, một số loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
  • Dùng axit folic giữa 2 bữa ăn và nên dùng chung với thức uống có vitamin C.
  • Nếu bạn gặp các triệu chứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng mặt, khó thở, chóng mặt,… thì dừng sử dụng axit folic và đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Phải bổ sung axit folic trước khi mang thai 3 tháng và trong suốt quá trình mang thai.
Những lưu ý khi bổ sung axit folic cho mẹ bầu
Những lưu ý khi bổ sung axit folic cho mẹ bầu

Xem thêm

Axit Folic là một loại vitamin không thể thiếu đối với sức khỏe của chúng ta, hãy bổ sung chúng thông qua các bữa ăn hàng ngày nhé. DINHNGHIA đã đem lại đầy đủ nhất về Axit Folic là gì mong sẽ giúp các bạn hiểu thêm về loại dưỡng chất này.

Xem nhiều

Bài tin liên quan

Lời bài hát Mì thanh long Caty – hot trend MXH TikTok

Những ngày gần đây, mạng xã hội TikTok nổi...

Lần đầu tiên trái thanh long là gì? Vì sao lại viral đến vậy?

Trong những ngày gần đây, cộng đồng mạng đang...

Cách quy đổi cm sang mm. 1cm bằng bao nhiêu mm?

Centimet (cm) và Milimet (mm) là hai đơn vị...

Biến dị tổ hợp là gì? Nguyên nhân, ý nghĩa của biến dị tổ hợp

Bạn có đang thắc mắc thế nào là biến...