Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Cách xây dựng chế độ ăn dặm kiểu Nhật?

Mẹ và béĂn dặm kiểu Nhật là gì? Cách xây dựng chế độ ăn...

Ngày đăng:

0
(0)

Cứ mỗi khi tới giai đoạn ăn dặm của con là các mẹ lại bắt đầu suy nghĩ không biết cho con ăn dặm thế nào. Các bà mẹ trẻ ơi, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một kiểu ăn dặm được nhiều mẹ chuộng nhất hiện nay. Để biết ăn dặm kiểu Nhật là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé!

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Định nghĩa

Ăn dặm kiểu Nhật được biết đến theo cách cho con ăn của người Nhật. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là chế biến các món ăn riêng biệt nhau, được bày hết lên bàn ăn để bé lựa chọn món ăn yêu thích.

Việc cho bé tự lựa chọn món ăn giúp bé yêu thích mỗi bữa ăn, giúp bữa ăn mỗi ngày của bé là một niềm vui, hỗ trợ tiêu hóa tốt cho bé.

Ăn dặm kiểu Nhật giúp các bé lựa chọn được món ăn mình yêu thích
Ăn dặm kiểu Nhật giúp các bé lựa chọn được món ăn mình yêu thích

Lợi ích – Học kỹ năng nhai

  • Việc cho bé ăn dặm kiểu Nhật giúp bé hình thành tính độc lập, bé tự quyết định món mình muốn ăn, hoặc món mình không thích.
  • Bé sẽ cảm thấy vui vẻ nếu bạn cho bé chọn món mình thích, để mỗi bữa ăn của bé giống như bé được chơi với thức ăn, bé sẽ không cảm thấy nhàm chán.
  • Bé được cầm, nắm, nếm, nhai, nhả, từ đó kích thích vị giác của bé.
Cầm nắm được thức ăn và nhai chúng giúp bé cảm thấy vui vẻ
Cầm nắm được thức ăn và nhai chúng giúp bé cảm thấy vui vẻ

Khi nào có thể tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật?

Thời điểm thích hợp nhất cho bé ăn dặm là từ 5 – 6 tháng tuổi. Nhưng để bé có thể ăn dặm kiểu Nhật thì bé của bạn cũng cần đạt những mốc phát triển sau:

  • Bé tự ngồi vững trên ghế được. Để đảm bảo an toàn và giúp bé dễ ăn, hãy chọn ghế ăn dặm cho bé.
  • Cổ của bé đã cứng, có thể ngồi thẳng trên ghế ăn (có thể lót thêm gối phía sau lưng bé).
  • Khi đưa thìa vào miệng, bé không dùng lưỡi đẩy thìa ra.
Khi bé ngồi vững trên ghế thì có thể cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Khi bé ngồi vững trên ghế thì có thể cho bé ăn dặm kiểu Nhật

Cách xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn tuổi

Giai đoạn nuốt chửng (từ 5 – 6 tháng tuổi)

  • Giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, các mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ngày để em tập làm quen, kết hợp bú sữa mẹ như bình thường.
  • Mẹ cho bé ăn thử 1 thìa nhỏ 5 ml cháo (đã rây 7 – 8 lần cho nhuyễn mịn). Sau từ 2 đến 3 ngày, tăng lên thìa to hơn.
  • Mẹ hấp nhừ lê, táo hay cà rốt rồi cắt thành thanh dài, đưa cho bé cầm nhai.
  • Sau 1 tháng bé tập ăn, các mẹ có thể tăng lên 2 bữa/ngày theo đúng thời gian quy định.

Lưu ý: Bạn không nêm gia vị cho bé trong giai đoạn này.

Các loại thực phẩm bé dùng trong giai đoạn này thường là: cháo loãng rây mịn, ruột bánh mì, khoai tây, khoai lang, cà rốt, chuối, bí đỏ, rau chân vịt, táo, lê.

Rây nhuyễn mịn rau củ quả cho bé ăn
Rây nhuyễn mịn rau củ quả cho bé ăn

Giai đoạn nhai trệu trạo (từ 7 – 8 tháng tuổi)

  • Bé có thể ăn 2 bữa/ngày (nên cho bé ăn sáng, tối).
  • Giai đoạn này mẹ từ từ bổ sung thêm chất đạm cho bé như: thịt ức gà, cá, gan, thịt heo, lòng đỏ trứng.
  • Tùy vào mỗi bé có sức ăn khác nhau, mẹ rây thức ăn với độ mịn loãng khác nhau phù hợp với bé nhà mình.

Về lượng thức ăn mỗi bữa của bé:

  • Tinh bột (50 – 80 gram): cháo loãng, bánh mì, khoai lang, khoai tây.
  • Chất đạm: 10 – 15 gram cá, thịt, 30 – 40 gram đậu hũ, 1/3 lòng đỏ trứng.
  • Rau củ quả (20 – 30 gram).
  • Các bé có thể bổ sung thêm váng sữa, phô mai tươi phù hợp với tháng tuổi.
Giai đoạn nhai trệu trạo của bé
Giai đoạn nhai trệu trạo của bé

Giai đoạn nhai tóp tép (từ 9 – 11 tháng tuổi)

  • Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa/ngày.
  • Các mẹ tăng dần độ thô của thức ăn cho bé làm quen để bé dùng nướu nhai.

Lượng thức ăn mỗi bữa của bé:

  • Tinh bột: Bé ăn cháo trắng nguyên hạt 90 gram, bạn có thể tập cho bé ăn 80 gram cơm nát.
  • Chất đạm: 10 – 15 gram cá, thịt, 45 gram đậu hũ, 1/3 trứng.
  • Rau củ quả (40 gram).
  • Ngoài ra, bé có thể ăn thêm 80 gram váng sữa, phô mai tươi.
  • Nêm ít gia vị: nước tương, nước mắm một lượng nhỏ vô thức ăn cho bé.
  • Đừng quên bổ sung thêm dầu gấc, dầu óc chó vô thực đơn cho bé nhé. Có thể cho trực tiếp vô cháo hoặc nêm lúc nấu cho bé đều được.
Giai đoạn này mẹ nên bổ sung đầy đủ thịt, cá, trứng cho con nhé
Giai đoạn này mẹ nên bổ sung đầy đủ thịt, cá, trứng cho con nhé

Giai đoạn nhai thành thạo (từ 12 tháng đến 18 tháng)

  • Giai đoạn này vẫn giữ chế độ ăn ngày 3 bữa cho bé, nên tập cho bé ngồi ăn chung bữa ăn cùng gia đình.
  • Tăng dần độ cứng của thức ăn cho bé nhai phù hợp với từng bé.

Lượng thức ăn mỗi bữa của bé:

  • Tinh bột: cơm nát 90 gram, cơm trắng 80 gram.
  • Rau củ quả (40 – 50 gram).
  • Chất đạm 15 – 20 gram cá thịt, đậu hũ 50 – 55 gram, 1 quả trứng.
  • 100 gram váng sữa, phô mai tươi.
Bé có thể nhai thành thạo cơm
Bé có thể nhai thành thạo cơm

Những điểm mẹ cần lưu ý khi lần đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật

  • Tuyệt đối cho bé ngồi khi ăn, không được nằm, vì bé tập nhai tư thế phù hợp nhất là ngồi thẳng, tránh cho bé bị hóc thức ăn.
  • Nên áp dụng kỷ luật bàn ăn cho bé, mỗi bữa ăn bé chỉ được ăn trong 30 phút. Sau đó, mẹ sẽ dọn cất không cho bé ăn nữa, để bé tập trung trong khi ăn, không ngồi nghịch thức ăn, nếu không ăn sẽ bị mẹ dọn cất.
  • Mẹ cho bé ăn riêng từng món để kích thích vị giác của trẻ, rồi quan sát để hiểu thêm sở thích ăn uống của con mình.
  • Khi cho bé thử một loại thức ăn nào mới, mẹ nên lặp lại 2 – 3 ngày để xem phản ứng của trẻ với thức ăn đó như thế nào.
  • Nguyên liệu chính của phương pháp này chủ yếu là rau củ quả và thực phẩm ít đạm.
Mẹ tuyệt đối phải cho bé ngồi trên ghế ăn để tránh cho bé bị hóc thức ăn
Mẹ tuyệt đối phải cho bé ngồi trên ghế ăn để tránh cho bé bị hóc thức ăn

Xem thêm:

Từ những chia sẻ ở trên giúp các mẹ trả lời được câu hỏi ăn dặm kiểu Nhật là gì? Với bản năng của một người mẹ, tin rằng các mẹ sẽ lựa chọn cho con mình phương pháp ăn dặm phù hợp nhất. Nếu thấy bài viết hay, cùng chia sẻ cho các mẹ khác nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá 0

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Hãy để lại bình luận

Xem nhiều

Bài tin liên quan

1C bằng bao nhiêu µC? Quy đổi từ Microcoulomb sang Coulomb

Khi nhắc đến đơn vị đo điện tích thì...

1 kN bằng bao nhiêu N? Chuyển đổi Kilonewton sang Newton

Bạn đã từng nghe về đơn vị đo lực...

1kg bằng bao nhiêu hg, mg, µg, lb? Cách quy đổi khối lượng nhanh

Kg là đơn vị được ứng dụng nhiều trong...

1 dag bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ Đềcagam sang Gam

Trên thực tế, đơn vị đo khối lượng decagram...