Ngày nay, sự tiện ích và hữu dụng của thẻ tín dụng khiến chiếc thẻ này được sử dụng phổ biến cực kỳ rộng rãi và đặc biệt được ưa chuộng. Còn gì tuyệt vời hơn khi sở hữu một chiếc thẻ cho phép bạn có thể chi tiêu trước ngay cả khi “tiền chưa về” phải không nào! cùng dinhnghia tìm hiểu những kiến thức cơ bản về thẻ tín dụng, đặc biệt là cách sử dụng hợp lý nhất của thẻ tín dụng là gì nhé!
Nội dung bài viết
Thẻ tín dụng là gì?
Các đơn vị tài chính hoặc tổ chức tín dụng chính là nơi sẽ cho những chiếc thẻ tín dụng ra đời và cấp cho người dùng.
Quyền lợi của chủ sở hữu chiếc thẻ này chính là thẻ tín dụng cho phép tiến hành thực hiện các giao dịch trong một hạn mức tín dụng nhất định ngay cả khi chủ thẻ không sở hữu số tiền để thanh toán giao dịch. Chủ thẻ sau đó sẽ thanh toán lại cho ngân hàng “khoản mượn” của thẻ tín dụng sau.

Thẻ tín dụng ngày nay được ưa chuộng sử dụng rộng rãi bởi nhu cầu mua bán, giao dịch ngày càng diễn ra thường xuyên hơn. Có trong tay một chiếc thẻ có thể giúp mình thanh toán bất cứ lúc nào thì đúng là tuyệt vời. Một số thông tin người dùng thẻ tín dụng cần đặc biệt chú ý:
- Hạn mức thẻ tín dụng: Tuỳ thuộc vào năng lực tài chính của người dùng tại thời điểm mở thẻ, bạn sẽ được cấp cho chiếc thẻ tín dụng với hạn mức tối đa tương đương với số tiền tối đa mà chủ thẻ được phép “ứng trước”.
- Bảng sao kê thẻ tín dụng: Cuối kỳ sao kê, ngân hàng sẽ gửi về cho chủ thẻ bản hoá đơn có ghi nhận lại cụ thể tất cả các giao dịch, số dư nợ còn lại của thẻ tín dụng, ngày đến hạn cũng như số tiền tối thiểu cần thanh toán.
- Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng: Thông thường, con số này sẽ nằm ở khoảng 5% tổng số dư nợ. Nếu không tiến hành thanh toán tối thiểu trước ngày hết hạn thanh toán, người dùng sẽ bị tính phí phạt hoặc tệ hơn là danh sách nợ xấu.
- Lãi suất thẻ tín dụng: Được tính dựa trên số dư nợ còn lại của khách hàng (sau khi hết thời gian miễn lãi). 2 hệ số này tỉ lệ thuận với nhau, tức là bạn nên thanh toán dư nợ càng sớm càng tốt, bởi số tiền dư nợ càng nhiều thì số tiền lãi càng lớn.
Phân loại thẻ tín dụng
Việc phân loại thẻ tín dụng được dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Ở mỗi tiêu chí, thẻ cũng được phân thành nhiều loại phù hợp với từng nhóm khách hàng. Cùng điểm danh một số loại thẻ tín dụng phổ biến sau đây:
- Phân loại theo hạng thẻ: Hạng chuẩn, hạng vàng, hạng bạch kim là 3 phân hạng hiện tại của thẻ tín dụng, đều mang những điều kiện và hạn mức tín dụng thẻ khác nhau.
- Phân loại theo chủ thể sử dụng: Các tổ chức, doanh nghiệp thường sẽ được cấp thẻ tín dụng doanh nghiệp và thẻ tín dụng cá nhân sẽ là loại thẻ được cấp cho từng cá nhân đơn lẻ.
- Phân loại theo phạm vi sử dụng: Nếu người mở thẻ chỉ có nhu cầu chi tiêu trong nước thì sẽ tiến hành mở thẻ tín dụng nội địa. Với phạm vi sử dụng quốc tế, thẻ tín dụng quốc tế có thể cho phép chủ thẻ thực hiện chi tiêu tại nhiều quốc gia khác.
- Phân loại theo mục đích sử dụng: Dựa vào các loại thẻ có hình thức phân loại thẻ theo mục đích sử dụng của chủ thẻ này, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được sản phẩm thẻ tín dụng phù hợp.

Chức năng của thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng mang lại nhiều chức năng tiện ích và hỗ trợ cuộc sống người dùng trôi chảy hơn, tiện lợi hơn. Một số lý do khiến thẻ tín dụng được đông đảo người dùng ưa chuộng.
Thanh toán chậm
Trong cuộc sống, đôi khi không phải lúc nào “tiền cũng sẵn túi”. Sẽ cực kì phù hợp và thuận lợi khi sử dụng thẻ tín dụng để thực hiện các chi tiêu cần thiết như: mua sắm, thanh toán hóa đơn, đặt vé máy bay,… khi bạn không có sẵn tiền.

45 ngày không lãi là tiêu chí phổ biến ở đa số các ngân hàng để khách hàng có thêm thời gian để cân đối tài chính và thanh toán lại cho ngân hàng mà không phải chịu lãi suất.
Chức năng thanh toán chậm của thẻ tín dụng giúp người dùng đỡ phải chịu sức ép, áp lực về kinh tế nhưng bạn nên chú ý thu xếp ít nhất là thanh toán tối thiểu sau 45 ngày “trả trước” để không bị ngân hàng tính lãi suất trên phần dư nợ với mức tương đương như lãi suất cho vay nhé.
Rút tiền mặt
Không chỉ các giao dịch số hoá, chuyển khoản mà ngay cả những giao dịch cần tiền mặt, bạn cũng có thể sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt tại máy ATM với hạn mức tối đa bạn có thể thực hiện rút tiền mặt, đặc biệt phí rút tiền mặt cũng khá ưu đãi nên bạn không phải lo lắng đâu nhé.

Trả góp
Hiện nay khá phổ biến hình thức mua trả góp để phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng. Sở hữu thẻ tín dụng có thể giúp bạn vẫn thực hiện được nhiều dự định trong cuộc sống mà không phải chịu áp lực tài chính quá lớn với mức lãi suất trả góp được áp dụng là 0%.

Lợi ích khi dùng thẻ tín dụng
Cùng điểm qua những lợi ích khiến thẻ tín dụng không ngẫu nhiên mà lại “được lòng” nhiều người sử dụng như thế nhé!
- Tiện lợi: Nếu việc quản lý chi tiêu với một mớ tiền mặt lộn xộn khiến bạn đau đầu và luôn trong tình trạng thấp thỏm không biết giữ tiền như thế nào. Giờ đây, tất cả những gì bạn cần quản lý là một chiếc thẻ nhỏ gọn, tiện lợi và an toàn.
- Linh hoạt trong chi tiêu: Trong hạn mức nhất định cùng 45 ngày không lãi, chỉ với chiếc thẻ tín dung, bạn vừa có thể hoàn thành dự định của mình, vừa có thể sắp xếp để hoàn trả ngân hàng khoản dư nợ mà không bị mất lãi.

- Đơn giản hoá việc theo dõi chi tiêu và thanh toán: Bảng sao kê của ngân hàng với đầy đủ thông tin chi tiết về mỗi giao dịch như: số tiền, thời gian, địa điểm,… Sau mỗi kỳ thẻ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý và theo dõi chi tiêu của mình một cách chính xác.
- An toàn và bảo mật cao: Với thẻ tín dụng được cài đặt mật khẩu bảo mật, nếu chẳng may làm mất thẻ, bạn có thể thông báo ngay cho ngân hàng phát hành để được hỗ trợ khóa thẻ hoặc tự khóa thẻ thông qua ứng dụng của ngân hàng.

- Hưởng nhiều ưu đãi từ các chương trình khuyến mãi: hoàn tiền, tích lũy điểm thưởng hay các chương trình giảm giá tại trung tâm mua sắm, cửa hàng mà ngân hàng liên kết chính là những “khoản lời” bạn được thừa hưởng từ thẻ tín dụng.
Điều kiện đăng ký thẻ tín dụng
Như đã đề cập ở trên, tuỳ thuộc vào đối tượng đăng ký mở thẻ là cá nhân hay doanh nghiệp, ngân hàng đều có những điều kiện và chính sách mở thẻ riêng cho từng chủ thể.
Điều kiện đăng ký đối với khách hàng cá nhân

Nếu người có nhu cầu mở thẻ là một cá nhân đơn lẻ, mở thẻ để phục vụ cho các mục đích chi tiêu cá nhân, thì người mở thẻ cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối tượng: công dân mang quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.
- Độ tuổi: từ đủ 18 trở lên và dưới 60 tuổi.
- Giấy tờ yêu cầu: CMND/CCCD/hộ chiếu (còn hạn) khi làm thẻ (bắt buộc).
- Tài chính: Có thu nhập ổn định để cam kết khả năng thanh toán.
- Uy tín: Có điểm tín dụng tốt thông qua các giao dịch đúng hạn.
- Tối kỵ: đặc biệt người mở thẻ không được nằm trong danh sách 5 nhóm nợ xấu tín dụng của ngân hàng theo quy định.
Điều kiện đăng ký đối với khách hàng doanh nghiệp
Nếu người có nhu cầu mở thẻ là một cá nhân, đại diện cho doanh nghiệp, mở thẻ để phục vụ cho các khoản chi tiêu chung dưới danh nghĩa doanh nghiệp, thì người mở thẻ cần đảm bảo đáp ứng các điều kiện khác nhau, tương ứng với yêu cầu của mỗi ngân hàng chọn đăng ký mở thẻ.
Thông thường các ngân hàng đều muốn đảm bảo tính cạnh tranh nên sẽ không công khai điều kiện làm thẻ cụ thể cho doanh nghiệp mà bạn phải trực tiếp liên hệ để được tư vấn cụ thể.
Nhưng nhìn chung, các điều kiện cơ bản thường nhằm chứng minh cho ngân hàng phát hành thẻ tín dụng thấy khả năng đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp, bao gồm:
- Là doanh nghiệp đã thành lập và đi vào hoạt động trong một thời gian không qúa ngắn.
- Doanh thu tốt trong khoảng thời gian gần thời điểm đăng kí cấp thẻ tín dụng.
- Không có nợ xấu.
- Tình hình kinh doanh có lãi.
- Dòng tiền lưu động cao.
- …

Một vài điều cần lưu ý khi mở thẻ tín dụng
Tuy nhiên, dù tiện lợi là thế, sức “hấp dẫn” và sự quá tiện của thẻ tín dụng đôi khi cũng là điều mà bạn cần chú ý.
Những khoản chi tiêu “cám dỗ”
Với khả năng trả chậm của thẻ tín dụng, việc quá lạm dụng vào chiếc thẻ này sẽ khiến bạn đôi khi mất kiểm soát và chi tiêu vô độ mà thiếu đi sự cân nhắc giữa “cần” và muốn”.

Bạn nên có một vài quy tắc đơn giản cho bản thân về chi tiêu như: mức chi tiêu tối đa mỗi tháng, chỉ sử dụng thẻ cho các trường hợp khẩn cấp, chỉ dùng thẻ để chi tiêu cho những món đồ có giá trị lớn.
Thói quen thanh toán
Bạn chỉ cần cân nhắc chọn thẻ tín dụng có phí thường niên thấp nhất nếu đã có kế hoạch thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ hàng tháng, vấn đề lãi suất sẽ không phải là mối bận tâm.

Tuy nhiên nếu bạn sẵn sàng chấp nhận có số dư với dự định không thanh toán toàn bộ dư nợ mỗi tháng, loại thẻ có mức lãi suất thấp nhất có thể là những gì bạn nên cân nhắc lựa chọn. Tuy nhiên, việc mang một khoản nợ dài hạn trên thẻ tín dụng là điều không nên đâu nhé!
Phí và lệ phí
Phí thường niên, phí vượt hạn mức hay phí trả trễ là các khoản phí bạn cần lưu ý. Việc phải chịu các khoản phí phạt khi sử dụng “lố” hạn mức hay phí thanh toán trễ hẹn có thể ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng và cơ hội vay tín dụng mới của bạn trong tương lai.
Lưu ý rằng nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng quốc tế hay mua sắm các dịch vụ hoặc hàng hóa được bán bằng ngoại tệ, có khả năng bạn sẽ phải chịu phí chuyển đổi ngoại tệ.
Lãi suất thẻ (Annual Percentage Rate – APR)
Cách ngân hàng xác định chi phí vay tiền trong một năm đó là thông qua lãi suất thẻ. Bạn có thể nhìn vào lãi suất thẻ để biết mức lãi bạn có thể phải trả cho ngân hàng trong trường hợp bạn không thanh toán hết dư nợ trên thẻ.

Thông qua bài viết trên, dinhnghia đã cùng bạn giải đáp “thẻ tín dụng là gì” và những khái niệm đặc biệt có thể bạn cần lưu ý xoay quanh chiếc thẻ tín dụng. Mong rằng đây là những thông tin hữu ích cho việc mở thẻ cũng như sử dụng thẻ tín dụng của bạn để đem lại hiệu quả cao nhất nhé!