Melatonin là gì

Thuật ngữ Melatonin không phải là một từ quá xa lạ, đặc biệt là với những người đang gặp và điều trị chứng mất ngủ. Vậy bạn đã thực sự biết Melatonin là gì chưa? Cùng dinhnghia.com.vn tìm hiểu về khái niệm, công dụng và những điều cần lưu ý xoay quanh melatonin trong bài viết ngay sau đây nhé!

Melatonin là gì?

Melatonin là một loại hormone trong cơ thể được não bộ sản xuất và giải phóng giữ vai trò điều hòa giấc ngủQuá trình hình thành và điều tiết lượng hormone Melatonin của não thay đổi tương ứng với từng khoảng thời gian trong ngày.

Cụ thể, lượng Melatonin trong cơ thể sẽ tăng cao khi trời tối, đưa bạn vào trạng thái cần được ngủ và khi trời sáng, lượng Melatonin sẽ giảm xuống, giúp bạn tỉnh táo làm việc. Càng về già, sự sản xuất Melatonin trong cơ thể càng giảm, đó là lý do vì sao người lớn tuổi thường ngủ ít hơn và hay mắc chứng mất ngủ ở tuổi trung niên.

Chóng mặt vì cơ thể thiếu melatonin
Chóng mặt vì cơ thể thiếu melatonin

Ngoài cơ chế tự sản xuất Melatonin của não bộ, ngày nay hormone này còn được điều chế trong phòng thí nghiệm để cho ra các dạng viên uống hoặc viên nang, là một loại thực phẩm chức năng bổ sung khá phổ biến giúp hỗ trợ cải thiện hiện tượng mất ngủ.

Uống Melatonin có hại không?

Vậy việc sử dụng “hormone nhân tạo” Melatonin để bổ sung cho cơ thể có gây tác hại gì không? Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ an toàn của chất bổ sung Melatonin là gần như tuyệt đối khi sản phẩm không ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Tuy nhiên, một số giả thuyết được đặt ra rằng việc chủ động bổ sung Melatonin thông qua các dạng thực phẩm chức năng có thể gây ra tình trạng “lười biếng” của não bộ và cản trở cơ chế sản sinh Melatonin tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên cho tới nay, giải thiết này vẫn chưa được chứng minh và chưa ghi nhận trường hợp nào.

Một số tác dụng phụ nhẹ phổ biến trong nhiều quá trình điều trị bằng thuốc cũng như giả dược có kết hợp với sử dụng Melatonin là chóng mặt, nhức đầubuồn nôn.

Melatonin có thể gây lười biếng cho não bộ
Melatonin có thể gây lười biếng cho não bộ

Vậy, tạm thời có thể kết luận rằng việc sử dụng Melatonin không có hại ngay cả khi sử dụng với liều lượng cao. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn cần thêm nhiều thời gian để tiến hành thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn về độ an toàn của Melatonin khi sử dụng liên tục trong thời gian dài, nhất là đối với trẻ em.

Công dụng của thuốc Melatonin là gì?

Melatonin phát huy công dụng trong vai trò điều tiết chứng rối loạn hormone thông qua các trường hợp sau:

  • Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học: hiện tượng nhịp điệu sinh học ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành bị đảo lộn có thể được cải thiện nhờ sử dụng Melatonin.
  • Giai đoạn ngủ muộn (rối loạn giấc ngủ giai đoạn ngủ-thức muộn): hiện tượng giấc ngủ bị trễ ít nhất hai giờ sơ với thông thường, tức là bạn đi ngủ muộn hơn và thức dậy muộn hơn khiến lịch trình cả ngày bị chậm. Việc sử dụng Melatonin giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng và nhanh chóng hơn, giảm thời gian trì hoãn giấc ngủ.
  • Mất ngủ: hiện tượng trằn trọc khó đi vào giấc ngủ và mất nhiều thời gian để ngủ được có thể được cải thiện nhờ sử dụng Melatonin, đặc biệt là ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tác động của loại hormone này không được thể hiện ràng đối với chất lượng giấc ngủ và tổng thời gian ngủ.
  • Hội chứng rối loạn cơ thể do thay đổi múi giờ: hiện tượng cơ thể bị mệt mỏi khi phải cố thích nghi với múi giờ mới đột ngột được chứng minh là có thể được cải thiện nhờ Melatonin.
Melatonin giúp cải thiện giấc ngủ
Melatonin giúp cải thiện giấc ngủ
  • Rối loạn giấc ngủ ở người làm việc theo ca: Việc sử dụng Melatonin có để đem đến tác dụng tạm thờitức khắc nhưng hiệu quả về việc cải thiện chất lượngthời lượng giấc ngủ ban ngày ở những người có yêu cầu thời gian làm việc đặc thù, trái với thời gian làm việc hành chính “làm ngày – nghỉ đêm” truyền thống không rõ ràng.
  • Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em: Đối với trẻ em bị một số khiếm khuyết gây rối loạn giấc ngủ thường được khuyến cáo hình thànhduy trì những thói quen tốt trước khi đi ngủ bên cạnh việc dùng Melatonin để hỗ trợ điều trị. 
  • Ở những người mắc bệnh Alzheimer: họ thường có biểu hiện bồn chồn và có dấu hiệu hay bị nhầm lẫn vào buổi chiều tối. Việc sử dụng Melatonin như một phương pháp giúp giảm thiểu các triệu chứng này đã được chứng minh có hiệu quả, tuy nhiên chưa ghi nhận được khả năng cải thiện nhận thức chủ động của người bệnh.
Cải thiện tinh thần bằng Melatonin
Cải thiện tinh thần bằng Melatonin

Tác dụng phụ của Melatonin

Melatonin nếu được uống với liều lượng phù hợp thường không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên đối với một số thể trạng nhạy cảm, Melatonin có thể gây ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ

Một số trường hợp hiếm hoi khác ghi nhận cảm giác trầm cảm kéo dài trong thời gian ngắn, cơ thể bị run nhẹ, trong người khó chịu và có cảm giác lo lắng nhẹ, cơ bụng bị chuột rút, tình trạng lẫn, thiếu tỉnh táo hoặc mất phương hướng như một vài tác dụng phụ của Melatonin.

Uống melatonin quá liều gây trầm cảm kéo dài
Uống melatonin quá liều gây trầm cảm kéo dài

Người mắc bệnh tự miễn không được phép sử dụng Melatonin nếu không có sự yêu cầu của bác sĩ chuyên môn. Sau khi uống ít nhất 5 giờ đồng hồ, người sử dụng Melatonin mới được phép lái xe hoặc vận hành máy móc, tránh những tai nạn không đáng có do buồn ngủ hoặc thiếu tỉnh táo bởi tác dụng của Melatonin.

Liều lượng sử dụng Melatonin

Trước khi quyết định sử dụng, bạn nên đọc kỹ các thông tin được cung cấp trên sản phẩm và các khuyến cáo y khoa. Tuy nhiên, đôi khi việc tự tìm hiểu là chưa đủ. Hãy liên hệ ngay đến bác và nhờ sự trợ giúp của y khoa nếu phát hiện những chuyển biến xấu hay triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc nhé!

Đối với người lớn

Melatonin có thể gây lười biếng cho não bộ
Liều lượng melatonin ở người lớn
  • Đối với rối loạn nhịp sinh học:

Khi người trưởng thành bị rối loạn nhịp điệu sinh học, Melatonin là giải pháp được đề xuất để cải thiện thông qua phương pháp uống trước lúc đi ngủ với liều lượng phù hợp khoảng 3 – 6 mg.

  • Đối với rối loạn giấc ngủ do thuốc điều trị huyết áp:

Trong vòng tối đa 4 tuần với 2.5 mg mỗi ngày, Melatonin có thể giúp cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ bị gây ra do ảnh hưởng của thuốc điều trị huyết áp.

  • Đối với hội chứng rối loạn giấc ngủ giấc ngủ trì hoãn:

Người trưởng thành mắc hội chứng Delayed Sleep Phase Disorder-DSP có thể tự điều trị tại nhà trong thời gian tối đa 9 tháng bằng cách sử dụng Melatonin với liều lượng 0,3 – 5 mg mỗi ngày.

  • Đối với chứng mất ngủ nguyên phát:

2 – 3 mg mỗi ngày kéo dài trong khoảng thời gian dài nhất 29 tuần là mức liều lượng Melatonin phù hợp và an toàn đối với người lớn mắc chứng mất ngủ nguyên phát.

  • Đối với chứng mất ngủ thứ phát:

Ở người trưởng thành mắc chứng mất ngủ thứ phát, liều lượng Melatonin có thể dao động từ 2 mng – 12 mg trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, khuyến cáo chỉ nên sử dụng tối đa 4 tuần đối với hội chứng này.

Sau khi đã tự cân bằng và điều trị các chứng rối loạn giấc ngủ bằng Melatonin với liều lượng và thời gian tối đa cho phép, nếu bạn ghi nhận những chuyển biến tiêu cực, hãy lập tức liên hệ bác và tìm đến sự trợ giúp kịp thời của y khoa.

Đối với trẻ em

Liều lượng melatonin ở trẻ em
Liều lượng melatonin ở trẻ em
  • Đối với rối loạn nhịp sinh học:

Tương tự như ở người lớn, Melatonin cũng được đề xuất giúp cải thiện chứng rối loạn nhịp sinh học ở trẻ em nhưng với liều lượng ít hơn. 

Nên cho trẻ uống 2 – 3 mg Melatonin trước lúc ngủ trong 1 – 2 tuần đầu. Nếu chưa nhận thấy được sự cải thiện tích cực, liều lượng có thể được tăng lên 4 – 6 mg và mức tối đa cho một lần dùng với trẻ em là 10 mg.

  • Đối với hội chứng rối loạn giấc ngủ giấc ngủ trì hoãn:

Nên cho trẻ uống 1 – 6 mg Melatonin trước khi đi ngủ để điều chỉnh chứng rối loạn giấc ngủ trì hoãn của trẻ với thời gian tối đa được sử dụng là 1 tháng.

  • Đối với chứng mất ngủ nguyên phát:

Trẻ mắc chứng mất ngủ nguyên phát nên được dùng Melatonin với mức liều lượng phù hợp tương đương với cân nặng của từng trẻ, cụ thể là 0,05-0,15 mg/kg trong tối đa 4 tuần.

  • Đối với chứng mất ngủ thứ phát:

Cũng với thời hạn tối đa 4 tuần, trẻ mắc chứng mất ngủ thứ phát được khuyến cáo sử dụng Melatonin mỗi ngày trước khi đi ngủ với liều lượng 6 – 9 mg.

Những lưu ý trước khi sử dụng Melatonin

Dù độ an toàn của Melatonin đối với cả người trường thành và trẻ em đều đã được chứng minh, bạn cũng cần nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác chuyên khoa trước khi quyết định và bắt đầu sử dụng Melatonin như một phương pháp hỗ trợ điều chỉnh chứng rối loạn giấc ngủ nếu bạn thuộc một trong số các trường hợp sau:

  • Có tiền sử bị dị ứng với melatonin.
  • Là phụ nữ đang mang thai.
  • Bệnh nhân tiểu đường.
  • Người mắc chứng trầm cảm.
Phụ nữ mang thai đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng Melatonin
Phụ nữ mang thai đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng Melatonin
  • Người mắc phải các bệnh lý về rối loạn đông máu.
  • Người thường xuyên bị tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp.
  • Bệnh nhân mắc chứng động kinh hoặc các chứng rối loạn co giật khác.
  • Nếu bạn đang đồng thời sử dụng các loại thuốc khác có tác dụng ngăn ngừa đào thải quá trình ghép nội tạng.
Những đối tượng có tiền sử bệnh huyết áp cần đặc biệt lưu ý
Cẩn trọng với người cao huyết áp

Bài viết trên đã chung cấp thông tin về metalonin là gì cũng như công dụng và liều lượng của metalonin được khuyến cáo cho từng trường hợp và đối tượng khác nhau. Mong đây sẽ là những kiến thức y khoa bổ ích mà dinhnghia đem lại để đồng hành cùng bạn trên con đường chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người thân yêu nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *